Khoa học kỹ thuật

Tăng cường phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi


Ngày cập nhật: 19/12/2022 2:28:16 CH

Hiện nay, thời tiết trên địa bàn tỉnh đang có rét đậm, rét hại, nhiệt độ xuống thấp 16oC, ở vùng núi có nơi nhiệt độ xuống dưới 15oC, kèm với mưa phùn làm cho mức độ rét càng tăng thêm. Thời tiết rét đậm, rét hại gây bất lợi cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là các loại vật nuôi. Để chủ động tăng cường phòng, chống đói, rét cho vật nuôi, tránh vật nuôi bị chết do đói, rét, nông dân trong tỉnh cần thực hiện tốt các biện pháp sau trong thời gian nhiệt độ xuống thấp.

Úm phòng, chống rét cho gà mới nở - Ảnh: T.A.M

Nông dân chú ý gia cố, che chắn chuồng trại đảm bảo đủ ấm, không bị gió lùa, mưa tạt, giúp nền chuồng luôn khô ráo, sạch sẽ. Hạn chế rửa chuồng mà thay vào đó là sử dụng chất độn chuồng và thường xuyên thay chất độn chuồng để giữ ấm cho vật nuôi.

Những ngày rét đậm, rét hại, nền nhiệt độ xuống quá thấp, thực hiện đốt củi, trấu, mùn cưa sát khu vực chuồng trại để giữ ấm cho vật nuôi, nhất là vật nuôi mới sinh theo mẹ và mới tách mẹ. Đối với trâu bò thì có thể đắp trên thân chúng những loại bao gai, bao dứa, chăn… để hạn chế rét.

Không chăn thả trâu, bò trong những ngày nhiệt độ từ 15o C trở xuống, nuôi nhốt tại chuồng và cho ăn đủ no với lượng thức ăn của 1 con trâu, bò trưởng thành là khoảng 10% khối lượng cơ thể thức ăn thô, xanh và 1% khối lượng cơ thể thức ăn tinh.

Những ngày thời tiết có nhiệt độ từ 16 - 190 C hạn chế chăn thả trâu bò, cho ăn tại chuồng hoặc cho trâu, bò đi ăn ở đồng cỏ muộn và về sớm. Để tăng cường sức đề kháng và khả năng chịu rét cho trâu, bò, vào những ngày rét đậm, cho chúng uống nước ấm có pha thêm muối ăn với lượng 5 gam/100 kg thể trọng/ngày.

Vào mùa đông, thời tiết rét cũng hạn chế khả năng sinh trưởng của các loại cỏ nên lượng thức ăn xanh khan hiếm, vì vậy, cần dự trữ rơm và các phụ phẩm nông nghiệp khác ngay sau khi thu hoạch để ủ chua cho trâu bò ăn về mùa đông khi thời tiết rét.

Thức ăn đã ủ chua cho trâu, bò ăn với lượng 5 - 6 kg/con/ngày, ngoài ra, cho ăn thêm cỏ xanh, rơm. Chú ý bổ sung các loại vitamin A, D, E, Bcomplex C, chất điện giải… để tăng sức đề kháng, giúp cho trâu, bò phòng, chống dịch bệnh tốt hơn. Chú ý tăng cường chăm sóc gia súc non.

Đối với lợn, cần cho ăn đầy đủ và nhiều chủng loại thức ăn đảm bảo dưỡng chất cho lợn, chú ý cho lợn uống nước ấm có bổ sung thêm muối ăn với lượng 0,1g/kg thể trọng/ngày. Thức ăn cần bổ sung đậu tương, tôm, cua, cá… là những thức ăn giàu chất đạm trong khẩu phần ăn.

Bổ sung các loại vitamin A, D, E, Bcomplex C, chất điện giải… để tăng sức đề kháng cho lợn, giúp phòng, chống dịch bệnh tốt hơn. Đối với lợn con mới sinh sản cần sưởi ấm cho lợn con, đảm bảo nhiệt độ trong chuồng úm 32 - 330 C.

Đối với gia cầm cũng cần phải chú ý phòng, chống rét, nhất là gia cầm mới nở, không thả ra vườn khi trời rét, mưa phùn. Đối với gia cầm con cần úm với nhiệt độ 33 - 340 C. Cho gia cầm ăn đầy đủ lượng thức ăn, đảm bảo dưỡng chất, không cho gia cầm ăn thức ăn ẩm mốc… Bổ sung các loại vitamin và khoáng chất để tăng sức đề kháng của gia cầm, giúp phòng, chống dịch bệnh tốt hơn.

Vào lúc thời tiết rét đậm, rét hại thì gia súc, gia cầm giảm sức đề kháng do phải chống chọi với giá rét, đây là lúc các loại bệnh tật dễ phát sinh và gây bệnh trên đàn vật nuôi. Vì vậy, nông dân cần chủ động phòng bệnh cho các loại vật nuôi bằng tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin theo đúng lịch tiêm phòng để tăng khả năng miễn dịch cho vật nuôi.

Ngoài ra, nông dân cũng có thể sử dụng một số kháng sinh được phép sử dụng trong hoạt động thú y để trộn vào thức ăn hoặc nước uống cho gia súc, gia cầm nhằm giúp gia súc, gia cầm phòng một số bệnh thường gặp khi thời tiết thay đổi đột ngột như: tiêu chảy, tụ huyết trùng…

Về mùa đông, nhất là những lúc nhiệt độ xuống thấp, bà con cần thường xuyên theo dõi sức khỏe của đàn vật nuôi và có chế độ chăm sóc và điều trị kịp thời khi con vật ốm. Phát hiện sớm khi vật nuôi bị một số bệnh và tiến hành tách riêng vật nuôi bị ốm để tránh lây lan cho cả đàn.

Một số bệnh nguy hiểm thường xảy ra trên vật nuôi vào mùa đông như: tai xanh, lở mồm long móng, cúm gia cầm… Khi gia súc, gia cầm xuất hiện bệnh phải báo ngay cho chính quyền địa phương và cán bộ thú y biết để xử lý kịp thời, không bán chạy đàn vật nuôi khi mới chớm bệnh, không di chuyển đàn vật nuôi và không vứt xác vật nuôi bị chết do bệnh.

Khí hậu thời tiết của tỉnh có đặc điểm mưa rét thường kèm theo mưa dầm làm cho mức độ rét càng tăng hơn. Vì vậy, bà con cần chú ý không chăn thả gia súc, gia cầm trong thời gian xảy ra các hình thái thời tiết như vậy, tránh gây thiệt hại vì gia súc, gia cầm dễ bị chết, bệnh do rét.

Các hộ chăn nuôi cần thực hiện tốt các biện pháp trên để nâng cao sức đề kháng của đàn vật nuôi, hạn chế dịch bệnh xảy ra, đảm bảo đủ lượng gia súc, gia cầm cung cấp nhu cầu thịt cho thị trường trong các dịp lễ cuối năm và tết Nguyên đán sắp cận kề.

Trần Anh Minh 

Lần xem: 35  Quay lại!

CÁC TIN KHÁC
Đẩy mạnh khôi phục đàn lợn bằng phương thức chăn nuôi an toàn sinh học theo hướng hữu cơ (22/2/2023)
Tăng cường phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi (19/12/2022)
Sức bật từ chương trình OCOP (16/12/2022)
Thúc đẩy cơ giới hóa để gia tăng hiệu quả sản xuất lâm nghiệp (22/11/2022)
Hội nghị tuyên truyền, hướng dẫn canh tác lúa thân thiện với môi trường (22/8/2022)
Biện pháp phòng ngừa cho các loại cây trồng (21/7/2022)
Hội thảo đầu bờ mô hình canh tác lúa thân thiện với môi trường tại xã Gio Quang (16/5/2022)
Hiệu quả từ mô hình nuôi bồ câu Pháp (5/5/2022)
Tập trung phòng trừ sâu bệnh hại lúa (31/3/2022)
Đồng hành với nông dân trong chăm sóc, bảo vệ cây trồng (8/2/2022)
Hỗ trợ người mắc Covid-19 điều trị tại nhà (24/1/2022)
Hội Nông dân xã Hải Quế phối hợp xây dựng mô hình lúa hữu cơ (21/1/2022)
Nghiệm thu dự án KH&CN cấp tỉnh: “Nghiên cứu xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong nuôi cá chình lồng tại Quảng Trị” (8/12/2021)
Cam Lộ: 33 trang trại đạt tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và PTNT (26/10/2021)
7 nhóm thuốc điều trị ngoại trú cho F0 tại nhà (6/9/2021)
Dự báo sinh vật gây hại và đề xuất biện pháp chỉ đạo phòng trừ từ 16/7/2021-15/8/2021 (30/7/2021)
Quảng Trị tăng cường phòng chống cháy rừng (2/6/2021)
Khẩn trương phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa (4/3/2021)
Ứng dụng chế phẩm sinh học phục vụ sản xuất nông nghiệp (23/2/2021)
Tập trung chống úng, chống rét, phòng trừa sâu bệnh trên các loại cây trồng (20/1/2021)
Tăng cường công tác phòng dịch cho vật nuôi trong thời tiết giá rét (8/1/2021)
Hiệu quả từ phương pháp nuôi tôm 3 giai đoạn (31/12/2020)
Nông nghiệp hữu cơ- Xu hướng tất yếu nâng cao chất lượng nông sản (27/11/2020)
Phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi sau mùa mưa lũ (26/10/2020)
Triển khai các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh cúm gia cầm H5N6 (21/9/2020)
Gần 422 ha sắn nhiễm bệnh virus khảm lá (11/9/2020)
Hội Nông dân phường Đông Lương đưa giống lúa mới trồng thử nghiệm trên đồng đất khu phố Đại Áng (9/9/2020)
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi gà trên nền đệm lót sinh học (1/9/2020)
Tập huấn bồi dưỡng chuyên môn và hướng dẫn sử dụng phân bón (29/7/2020)
Biến rơm rạ thành phân hữu cơ phục vụ sản xuất nông nghiệp sạch (8/6/2020)
Copyright 2023 by ICTQT.VN