Tăng hiệu quả kinh tế nhờ chuyển đổi cây trồng vật nuôi

Thứ tư - 17/03/2021 21:23 208 0
Phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, nhiều hộ gia đình tại thị trấn Bến Quan, huyện Vĩnh Linh đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng các mô hình kinh tế tổng hợp mang lại hiệu quả cao. Một trong những điển hình về phát triển kinh tế hiệu quả tại thị trấn Bến Quan là ông Nguyễn Đăng Khoa ở Khóm 4.
Tăng hiệu quả kinh tế nhờ chuyển đổi cây trồng vật nuôi

Phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, nhiều hộ gia đình tại thị trấn Bến Quan, huyện Vĩnh Linh đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng các mô hình kinh tế tổng hợp mang lại hiệu quả cao. Một trong những điển hình về phát triển kinh tế hiệu quả tại thị trấn Bến Quan là ông Nguyễn Đăng Khoa ở Khóm 4.

Chăn nuôi gà mang lại thu nhập cao cho gia đình ông Nguyễn Đăng Khoa -Ảnh: T.L​

Là người gắn bó với nghề nông lâu năm, ông Khoa nhận thấy nông dân trên địa bàn lâu nay chỉ độc canh cây cao su, hồ tiêu. Tuy là cây trồng truyền thống nhưng thời gian gần đây chịu ảnh hưởng nhiều của thiên tai và biến động thị trường khiến thu nhập của người dân giảm đáng kể. Sau một thời gian tìm hiểu, nghiên cứu về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đến đầu năm 2019, ông Khoa đã chuyển đổi gần 2 ha diện tích trồng cao su kém hiệu quả sang xây dựng trang trại nuôi gà có liên kết với doanh nghiệp và trồng cam Vân Du. Đến nay, mô hình kinh tế tổng hợp đã đem lại cho gia đình ông Khoa thu nhập hơn 200 triệu đồng mỗi năm.

Dẫn chúng tôi tham quan mô hình kinh tế tổng hợp, ông Khoa cho biết: “Diện tích đất này trước đây gia đình tôi trồng cao su và các loại cây ăn quả nhưng hiệu quả kinh tế thấp do giá cả bấp bênh, thiên tai khắc nghiệt. Qua tìm hiểu mô hình liên kết nuôi gà với doanh nghiệp, tôi đã vay vốn đầu tư xây dựng chuồng trại diện tích khoảng 1.500 m2 với kinh phí trên 350 triệu đồng để liên kết với Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam chăn nuôi gà thương phẩm. Khác với cách thức chăn nuôi truyền thống trước đây, khi liên kết với doanh nghiệp, chuồng trại nuôi gà phải được xây dựng theo quy mô bài bản, tuân thủ quy trình kỹ thuật khắt khe theo các tiêu chuẩn mà công ty đưa ra. Phía người chăn nuôi sẽ đầu tư về quỹ đất, xây dựng chuồng trại và công chăm sóc, còn doanh nghiệp đầu tư toàn bộ con giống, thức ăn, thuốc thú y và bao tiêu đầu ra sản phẩm. Bắt đầu nuôi gà từ tháng 3/2019, mỗi lứa từ 5.000 - 6.000 con, mỗi năm 3-4 lứa, sau khi trừ chí phí, tôi lãi ròng khoảng 50 triệu đồng/lứa”. Cũng theo ông Khoa, khi bắt tay vào chăn nuôi gà theo quy mô lớn, khó khăn nhất mà ông gặp phải chính là quá trình chăm sóc.

Đối với nuôi theo hình thức này, để có lợi nhuận cao, việc chăm sóc, cho ăn hằng ngày đóng vai trò rất quan trọng, đảm bảo lượng thức ăn vừa đủ để gà phát triển, nếu ăn quá nhiều sẽ tăng chi phí chăn nuôi. Việc điều chỉnh hệ thống điện chiếu sáng phù hợp cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của đàn gà, đảm bảo sau khi ăn gà hạn chế vận động, giúp con nuôi phát triển nhanh. Vốn quen với hình thức chăn nuôi truyền thống nên khi bắt tay vào nuôi công nghiệp, ông Khoa gặp nhiều bỡ ngỡ, khó khăn. Tuy nhiên, càng khó khăn càng kích thích ông hăng say học hỏi, vừa làm vừa rút kinh nghiệm để ngày càng hoàn thiện mình và chăn nuôi hiệu quả hơn.

Bên cạnh chăn nuôi gà, ông Khoa còn tiên phong cải tạo vườn để trồng thử nghiệm gần 1 ha cam Vân Du. Sau 2 năm trồng và chăm sóc, đến nay vườn cam đã cho lứa quả bói đầu tiên, dự kiến đến năm thứ 3, toàn bộ diện tích cam sẽ cho thu hoạch với năng suất bước đầu ước đạt 4 tấn/ha. “Tận dụng nguồn phân thải ra từ trang trại chăn nuôi gà, tôi sử dụng để bón cho cam và toàn bộ diện tích cao su hiện có của gia đình. Nhờ đó các loại cây trồng sinh trưởng và phát triển rất tốt. Đây chính là một lợi ích kép mà mô hình kinh tế tổng hợp đem lại”, ông Khoa cho biết thêm.

Chia sẻ về dự định của mình, ông Khoa cho hay: “Sắp tới, tôi sẽ tiếp tục mở rộng quy mô chăn nuôi gà. Đối với cây cam, đây hoàn toàn là cây trồng mới ở thị trấn Bến Quan nên vừa trồng tôi vừa rút kinh nghiệm, nếu đầu ra ổn định tôi sẽ tiếp tục chuyển đổi dần từ một số diện tích trồng cao su kém hiệu quả sang trồng cam với quy mô lớn hơn”.

Với quyết tâm cao, luôn năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, ông Nguyễn Đăng Khoa đã xây dựng thành công mô hình phát triển kinh tế tổng hợp với thu nhập khá cao. Mô hình này đã phát huy được vai trò của người nông dân trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt, góp phần định hình những cây trồng, con nuôi chủ lực của địa phương. Đồng thời, từ mô hình kinh tế của ông Khoa cũng góp phần nhân rộng phong trào nông dân làm kinh tế giỏi tại thị trấn Bến Quan, là một điển hình để các hội viên, nông dân khác học tập và làm theo.

Thanh Lê (baoquangtri.vn)


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Liên kết Website
Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
Chính phủ Nước CHXHCNVN
https://quochoi.vn/
Báo Nhân dân
Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật
Cổng Thông tin điện tử Tỉnh ủy Quảng Trị
Báo Quảng Trị
Đài PT-TH tỉnh
Trang Thông tin điện tử UBND tỉnh
Trang tin điện tử Bộ Nông nghiệp&PTNT
Hội Nông dân Việt Nam
Báo điện tử Dân việt
Sở Nông nghiệp &PTNT
Sở khoa học công nghệ tỉnh Quảng Trị
Sở lao động TB&XH tỉnh Quảng Trị
Cổng thông tin điện tử pháp điển
Thăm dò ý kiến

Bạn nghĩ sao về sự thay đổi giao diện mới của trang web Hội Nông dân Quảng Trị so với phiên bản cũ?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập72
  • Máy chủ tìm kiếm10
  • Khách viếng thăm62
  • Hôm nay16,542
  • Tháng hiện tại87,680
  • Tổng lượt truy cập2,580,491
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây