Con người của "Lao động, tình thương và lẽ phải"

Thứ sáu - 08/04/2022 04:34 130 0
Sinh thời, đồng chí Lê Duẩn thường nói: “Con người sống là phải có lao động, có tình thương và lẽ phải. Đó là đạo lý cuộc sống”. Ước mong của đồng chí là xây dựng thành công một xã hội xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, Nhân dân no đủ, trong đó con người giàu tình thương yêu đối với nhau.
Con người của

Sinh thời, đồng chí Lê Duẩn thường nói: “Con người sống là phải có lao động, có tình thương và lẽ phải. Đó là đạo lý cuộc sống”. Ước mong của đồng chí là xây dựng thành công một xã hội xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, Nhân dân no đủ, trong đó con người giàu tình thương yêu đối với nhau.

Đồng chí Lê Duẩn và chị Lê, người đã nuôi và chăm sóc đồng chí trong những năm đầu chống Mỹ - Ảnh: T.L

Vì vậy, trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, đồng chí Lê Duẩn luôn coi việc xây dựng và phát triển văn hóa và con người là nhiệm vụ trọng yếu. Cuộc cách mạng tư tưởng và văn hóa phải nhằm xây dựng cho mỗi người có nhân sinh quan mới, phù hợp với điều kiện kinh tế mới, quan hệ sản xuất mới. Đó là nhân sinh quan xã hội chủ nghĩa. Đồng chí cho rằng: Con người ta không chỉ sống với miếng cơm và manh áo, mà còn có đời sống tình cảm, đời sống văn hóa, những cái đó gắn liền với lịch sử và truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Đồng chí dành nhiều thời gian nghiên cứu về con người, văn hóa, lịch sử Việt Nam, truyền thống dân tộc Việt Nam. Qua đó, đồng chí khái quát một trong những phẩm chất tốt đẹp nhất của con người Việt Nam là: “Thương nước, thương nhà, thương người, thương mình”.

Nói đến xây dựng, bồi dưỡng tình cảm cho con người, đồng chí Lê Duẩn nhấn mạnh trước hết đến giáo dục lòng nhân ái. Vì theo đồng chí: “lòng thương người là đạo lý của cuộc sống, là đạo lý làm người”, “cái gốc của đạo đức, của lý luận là lòng nhân ái”. Sức mạnh của người cách mạng là ở lý tưởng của mình, đồng thời còn ở khát vọng về tình thương đối với đồng bào mình, nghĩa là yêu nước phải gắn với thương dân, phải có tình thương và trách nhiệm với dân. Đối với thanh niên, đồng chí Lê Duẩn yêu cầu phải rèn luyện lối sống nhân nghĩa, biết trọng tình thương và lẽ phải. Nói chuyện với các đảng viên trong ngành giáo dục, đồng chí Lê Duẩn nhắc nhở: Muốn dạy học sinh nên người, thì các thầy cô phải thực sự yêu con người, “càng yêu người bao nhiêu, càng yêu nghề bấy nhiêu”…

Những điều tâm huyết đồng chí Lê Duẩn nói về con người - tình thương và trách nhiệm cũng là những điều đã được đồng chí thể hiện nhất quán trong cuộc sống của mình. Về trí tuệ, đồng chí từng được mệnh danh là “ngọn đèn hai trăm nến”. Về tình cảm, đồng chí là một người nhân ái, cởi mở, dễ gần. Đối với Nhân dân, với con người nói chung, đồng chí có sự thông cảm, thương yêu, hòa hợp, có sức thuyết phục và động viên rất lớn. Đối với cán bộ giúp việc, đồng chí có sự gắn bó, chăm sóc tận tình như đối với người thân trong gia đình.

Trong công việc, đồng chí là người quyết đoán, mạnh mẽ. Nhưng trong đời thường, đồng chí lại là người sống rất tình cảm, dễ xúc động trước những hoàn cảnh khó khăn, mất mát của đồng chí, đồng bào. Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, đồng chí Lê Duẩn nhận nhiệm vụ trở về Nam Bộ. Dọc đường từ Quảng Ngãi vào Bình Định, đồng bào phấn khởi chào đón, nhiệt liệt hoan hô đoàn. Nhiều người giơ hai ngón tay như muốn nói trong vòng hai năm nữa nước nhà sẽ thống nhất. Nhìn đồng bào hồ hởi vui mừng, đồng chí Lê Duẩn bỗng trào nước mắt, không sao cầm lòng được. Vì đồng chí biết sau hai năm nữa chưa thể có tổng tuyển cử, nghĩa là biết đồng bào sẽ còn phải tiếp tục sống trong cảnh kìm kẹp dã man, khủng bố tàn bạo của kẻ thù nhiều năm nữa…

Trong những năm tháng cùng cả dân tộc tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, trái tim đồng chí Lê Duẩn luôn nung nấu một điều: Làm sao mau chóng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, để cho đồng bào ta đỡ mất mát, khổ đau. Tình cảm ấy đã ngày đêm chi phối suy nghĩ và việc làm của đồng chí. Đối với đồng chí, giải phóng miền Nam là mệnh lệnh của trái tim, là tâm huyết, là máu thịt, là lời thề thiêng liêng mà đồng chí đã thay mặt toàn Đảng, toàn dân ta nghẹn ngào, xúc động hứa trước anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại trong Lễ tang của Người năm 1969.

Trưa ngày 30/4/1975 lịch sử, khi Đài phát thanh đưa tin quân đội ta đã chiếm được dinh Độc lập, chính quyền Sài Gòn đã đầu hàng không điều kiện, miền Nam đã được hoàn toàn giải phóng, đồng chí lặng lẽ ngồi trong phòng riêng, dòng nước mắt chảy dài trên má, nhưng khuôn mặt vẫn nở nụ cười tột cùng hạnh phúc.

Sau ngày chiến thắng, đồng chí Lê Duẩn nhiều lần trở lại miền Nam, thăm các gia đình cơ sở đã từng nuôi giấu, bảo vệ đồng chí ở Cà Mau, Rạch Giá, Bến Tre, trong nội thành Sài Gòn… vào những thời điểm khó khăn nhất. Đồng chí nói: “Lúc đó ai dám nuôi giấu cán bộ cách mạng là chấp nhận một sự hy sinh to lớn nếu bị địch phát hiện. Bây giờ thành công rồi, chúng ta phải nhớ ơn những gia đình dám sống chết với cách mạng”…

Năm 1976, đồng chí về thăm quê hương Quảng Trị sau nhiều năm xa cách. Đồng chí đến thăm từng nhà, bắt tay các cụ già, ôm hôn các cháu nhỏ. Đồng chí xúc động, không cầm được nước mắt trước cảnh nhà cửa đổ nát, ruộng vườn đồng khô cỏ cháy, làng mạc bị tàn phá tiêu điều… Đồng chí cảm thấy đau buồn trước những hy sinh mất mát của đồng bào trong kháng chiến, nay đã được giải phóng mà vẫn chưa đủ cơm ăn, áo mặc. Đồng chí động viên Nhân dân đoàn kết thương yêu nhau vượt qua mọi khó khăn để vươn lên, xây dựng cuộc sống ấm no hơn.

Sinh thời, đồng chí Lê Duẩn có nhiều khát vọng cao cả, muốn làm nhiều điều tốt hơn nữa cho nước, cho dân, cho sự nghiệp cách mạng của Đảng. Cho đến những giây phút cuối cùng trên giường bệnh, đồng chí vẫn thể hiện là một con người trung thực, sáng suốt, đầy bản lĩnh cách mạng và dạt dào tình cảm, luôn hướng về lẽ phải, tình thương và trách nhiệm…

Baoquangtri.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Liên kết Website
Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
Chính phủ Nước CHXHCNVN
https://quochoi.vn/
Báo Nhân dân
Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật
Cổng Thông tin điện tử Tỉnh ủy Quảng Trị
Báo Quảng Trị
Đài PT-TH tỉnh
Trang Thông tin điện tử UBND tỉnh
Trang tin điện tử Bộ Nông nghiệp&PTNT
Hội Nông dân Việt Nam
Báo điện tử Dân việt
Sở Nông nghiệp &PTNT
Sở khoa học công nghệ tỉnh Quảng Trị
Sở lao động TB&XH tỉnh Quảng Trị
Cổng thông tin điện tử pháp điển
Thăm dò ý kiến

Bạn nghĩ sao về sự thay đổi giao diện mới của trang web Hội Nông dân Quảng Trị so với phiên bản cũ?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập61
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm55
  • Hôm nay21,366
  • Tháng hiện tại364,294
  • Tổng lượt truy cập1,658,633
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây