CÁCH MẠNG THÁNG TÁM - MỞ ĐẦU TRÀO LƯU PHI THỰC DÂN HOÁ TRÊN TOÀN THẾ GIỚI

Thứ năm - 15/08/2024 23:40 78 0
Đầu thế kỷ XX chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn thứ hai trong lịch sử phát triển. Đó là sự ra đời của chủ nghĩa đế quốc mà V.I.Lênin khẳng định đó là “Giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản”. Là người đấu tranh chống lại các trào lưu tư tưởng phi mác xít của “phái hữu” và “phái giữa” trong Quốc tế Hai sau khi Ăngghen mất năm 1895, Lênin đã đấu tranh để vạch rõ bản chất của chủ nghĩa đế quốc. Theo Người, nó không phải là “Khai hoá văn minh” cho các dân tộc thuộc địa lạc hậu như một số lãnh tụ của Quốc tế Hai từng cổ suý mà nó là xâm lược, nô dịch, ăn bám, thối nát và với sự chống đối từ mọi phía. Lênin khẳng định nó tự làm suy yếu, tự nó đưa nó đến chỗ diệt vong.
Trước sự xâm lược của chủ nghĩa đế quốc đối với các dân tộc trên tư bản. Vấn đề đấu tranh chống lại sự xâm lược và ách áp bức bóc lột của chủ nghĩa đế quốc giải phóng dân tộc trở thành nhiệm vụ trọng tâm trong đời sống chính trị quốc tế đầu thế kỷ XX. Vận dụng quan điểm “cách mạng không ngừng” của Mác - Ăngghen vào tình hình cụ thể. V.I.Lênin đã khẳng định vấn đề dân tộc - thuộc địa là vấn đề sinh tử và là trung tâm của thời đại mới. Chính Người đã chủ động chuẩn bị và lãnh đạo công nông binh Nga biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng. Làm nên thắng lợi của cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười mở đầu kỷ nguyên mới, thời đại mới. Chính Người đã chuẩn bị và thành lập Quốc tế cộng sản (QTCS) - Tổ chức quốc tế của các Đảng Cộng sản có sự tham gia lần đầu tiên của các dân tộc thuộc địa. Người đã đề ra Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa, coi vấn đề đấu tranh giải phóng các dân tộc bị áp bức là trọng tâm của đời sống cộng sản quốc tế, là điều kiện được ghi trong Điều lệ để kết nạp các Đảng Cộng sản vào QTCS.
Giải phóng các dân tộc khỏi ách áp bức của chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân là nhiệm vụ hàng đầu của các Đảng Cộng sản toàn thế giới lãnh đạo quần chúng nhân dân các thuộc địa. Giải phóng các dân tộc khỏi ách thống trị thực dân là nhiệm vụ trọng tâm của thời đại mới.
Là người tiếp thu học thuyết Mác - Lênin, là người có thực tiễn hoạt động phong phú trong QTCS, từng khảo sát tại các nước tư bản đế quốc nhiều thuộc địa, lớn mạnh nhất đến các nước thuộc địa lạc hậu nhất, Hồ Chí Minh đã vận dụng lý luận và thực tiễn vào cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam.
Với những hoạt động không mệt mỏi trong 1/4 thế kỷ (từ năm 1920-1945) Hồ Chí Minh đã biến học thuyết Lênin trở thành hiện thực, điều mà trước đó Lênin vĩ đại đã bổ sung, sáng tạo biến học thuyết Mác - Ăngghen trở thành hiện thực thể hiện qua cách mạng Nga. Là người hiểu và trung thành trong đấu tranh bảo vệ và kiên trì tổ chức thực hiện tư tưởng của Lênin về vấn đề dân tộc thuộc địa, sau khi gia nhập gia đình cộng sản, Hồ Chí Minh đã thực hiện cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Người trực tiếp truyền bá chủ nghĩa Mác vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản - bộ tham mưu của giai cấp và dân tộc lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc. Người trực tiếp đề ra chiến lược, sách lược và phương thức tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc, tổ chức, lãnh đạo chuẩn bị xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, lãnh đạo chớp thời cơ một cách mau lẹ chính xác làm nên thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945.
Thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945 của Việt Nam là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc đi theo con đường Cách mạng Tháng Mười, nằm trong quỹ đạo của cách mạng vô sản. Đây là cuộc cách mạng do Đảng Cộng sản lãnh đạo, do đó, thành công của cách mạng là triệt để, là "đến nơi" như Hồ Chí Minh khẳng định. Cách mạng Tháng Tám là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới chứ không như các cuộc cách mạng dân chủ tư sản trước đây. Thắng lợi của cách mạng đã đập đổ ách thống trị thực dân hàng trăm năm, ách thống trị phong kiến hàng nghìn năm đưa dân tộc Việt Nam vào thời đại mới - thời đại đấu tranh cho hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội, thời đại độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội.
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám trở thành một hình mẫu cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, chiến thắng các thế lực xâm lược có thể có nhiều con đường giành thắng lợi, song cách mạng giải phóng dân tộc trên lập trường vô sản là cách mạng giải phóng triệt để nhất, tạo điều kiện cho sự phát triển ổn định, bền vững cho quá trình đi lên của mỗi quốc gia. Và do vậy thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam trong Cách mạng Tháng Tám đã đánh dấu sự mở đầu của trào lưu phi thực dân hoá trên phạm vi quốc tế. Lịch sử thế giới thế kỷ XX đã ghi nhận tầm vóc thời đại của Cách mạng Tháng Mười mở đầu thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH và Cách mạng Tháng Tám mở đầu trào lưu phi thực dân hoá trong trào lưu cách mạng giải phóng dân tộc toàn thế giới.
Sau Cách mạng Tháng Tám và tiếp tục con đường độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dân Việt Nam tiếp tục đi đầu trong việc đánh thắng, tiêu diệt chủ nghĩa thực dân cũ, đánh bại một bước nặng nề chủ nghĩa thực dân mới đã làm cho Việt Nam và Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc, chiến sĩ tiên phong trên mặt trận đấu tranh tiêu diệt chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân. Cách mạng Tháng Tám với ý nghĩa đó trở thành cuộc cách mạng mở đầu cho trào lưu phi thực dân hoá và biến lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc thế giới thế kỷ XX giành được toàn thắng. Đến nay không còn có nước nào không giành được độc lập dân tộc với những mức độ khác nhau. Chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân hoàn toàn bị tiêu diệt trong thế kỷ XX mà Cách mạng Tháng Tám là sự mở đầu trào lưu phi thực dân hoá, mở đầu thời đại Hồ Chí Minh./.
Nguồn: Internet

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Liên kết Website
Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
Chính phủ Nước CHXHCNVN
https://quochoi.vn/
Báo Nhân dân
Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật
Cổng Thông tin điện tử Tỉnh ủy Quảng Trị
Báo Quảng Trị
Đài PT-TH tỉnh
Trang Thông tin điện tử UBND tỉnh
Trang tin điện tử Bộ Nông nghiệp&PTNT
Hội Nông dân Việt Nam
Báo điện tử Dân việt
Sở Nông nghiệp &PTNT
Sở khoa học công nghệ tỉnh Quảng Trị
Sở lao động TB&XH tỉnh Quảng Trị
Cổng thông tin điện tử pháp điển
Thăm dò ý kiến

Bạn nghĩ sao về sự thay đổi giao diện mới của trang web Hội Nông dân Quảng Trị so với phiên bản cũ?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập75
  • Máy chủ tìm kiếm22
  • Khách viếng thăm53
  • Hôm nay21,366
  • Tháng hiện tại364,542
  • Tổng lượt truy cập1,658,881
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây