Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 11, khóa XVII

Thứ năm - 23/03/2023 21:38 141 0
Ngày 21/3, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 tổ chức hội nghị lần thứ 11 để bàn và thông qua Quy hoạch tỉnh Quảng Trị thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh); các chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển KT - XH và bảo đảm QP - AN vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết 26); 3 chương trình hành động thực hiện các nghị quyết của Hội nghị Trung ương 6, khóa XIII (Nghị quyết 27, 28, 29) về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị; về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 11, khóa XVII

Ngày 21/3, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 tổ chức hội nghị lần thứ 11 để bàn và thông qua Quy hoạch tỉnh Quảng Trị thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh); các chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển KT - XH và bảo đảm QP - AN vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết 26); 3 chương trình hành động thực hiện các nghị quyết của Hội nghị Trung ương 6, khóa XIII (Nghị quyết 27, 28, 29) về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị; về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

UVTƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Lê Quang Tùng; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Hưng chủ trì hội nghị. Đại diện các vụ địa phương tại Đà Nẵng và các ban đảng trung ương; các ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh tham dự hội nghị.


Các đại biểu tham dự hội nghị - Ảnh: T.T

Đóng góp ý kiến xây dựng đề án Quy hoạch tỉnh

Phát biểu khai mạc hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Lê Quang Tùng nhấn mạnh, xây dựng Quy hoạch tỉnh là nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã được xác định trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII. Với tầm quan trọng đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức nhiều cuộc họp cho ý kiến từ giai đoạn đầu kỳ đến giữa kỳ, cuối kỳ, chỉ đạo cụ thể các nội dung liên quan đến định hướng phát triển của tỉnh và các nội dung cụ thể trong dự thảo đề án quy hoạch.

Bí thư Tỉnh ủy Lê Quang Tùng trao bằng khen của BTV Tỉnh ủy cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng Đảng năm 2022 - Ảnh: T.T

Theo Bí thư Tỉnh ủy, nội dung của dự thảo Quy hoạch tỉnh đã xác định định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực và việc phân bố, tổ chức không gian các hoạt động KT - XH, QP - AN và bảo vệ môi trường. Tập trung nhận định, đánh giá tình hình phát triển và tổ chức không gian phát triển của tỉnh, các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo việc lập và tổ chức thực hiện quy hoạch tỉnh, những mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu cần phấn đấu để đạt được, các định hướng lớn về phát triển và phân bố không gian phát triển các ngành, lĩnh vực chủ yếu.

Định hướng tổ chức không gian theo vùng, định hướng phát triển hệ thống đô thị, nông thôn, phát triển kinh tế biển, phát triển hệ thống cửa khẩu biên giới của tỉnh, định hướng phát triển của các địa phương... Quy hoạch chỉ ra được tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh, từ đó có giải pháp phù hợp để phát huy tối đa các nguồn lực.

Tại hội nghị, các đại biểu tập trung nghiên cứu, thảo luận, đề xuất, góp ý sâu các nội dung quy hoạch, nhất là quan điểm, định hướng, mục tiêu, các kịch bản, trụ cột, các hướng đột phá, các ngành trọng điểm phát triển... Tham gia sâu hơn quan điểm thực hiện quy hoạch, những động lực, đột phá trong tăng trưởng, lựa chọn thứ tự ưu tiên đột phá phát triển.

Theo các đại biểu, quy hoạch cần bổ sung thêm nội dung phát huy hiệu quả tiềm năng liên kết nội vùng, ngoài việc ưu tiên những nơi thuận lợi để phát triển trước thì cũng cần chú trọng đến địa bàn khó khăn để thu hẹp khoảng cách vùng. Phát triển kinh tế phải dựa trên định hướng công nghiệp - dịch vụ, sau đó xác định các trụ cột chính.

Một số địa phương đề xuất cần quy hoạch cụm công nghiệp chế biến thủy hải sản ở Gio Linh để phục vụ phát triển kinh tế biển; quy hoạch tuyến đường trục kết nối trung tâm huyện Triệu Phong từ cầu An Mô về xã Triệu Trạch như cửa ngõ thông ra các xã vùng biển; đưa vào quy hoạch tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo ở địa bàn miền núi, quy hoạch xây dựng nhà máy xử lý rác thải, rà soát kỹ quỹ đất dành cho QP - AN phù hợp trên địa bàn huyện Cam Lộ. Đồng thời tỉnh cần xác định nguồn lực để thực hiện hiệu quả quy hoạch...

Hội nghị cũng dành nhiều thời gian thảo luận, đóng góp ý kiến đối với Chương trình Nghị quyết 26; Chương trình hành động thực hiện các nghị quyết 27, 28, 29 của Hội nghị Trung ương 6, khóa XIII về nhà nước pháp quyền, về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Xây dựng Quảng Trị trở thành tỉnh công nghiệp - dịch vụ

Để việc xây dựng Quy hoạch tỉnh đảm bảo chất lượng và tính khả thi cao, đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu, hội nghị thống nhất Quy hoạch tỉnh phải bám sát nhiệm vụ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; bám sát Quy hoạch tổng thể quốc gia, Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; đồng thời, bám sát định hướng của Nghị quyết 26, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và các nghị quyết của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển các ngành, lĩnh vực KT - XH trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, Bí thư Tỉnh ủy Lê Quang Tùng nhấn mạnh: “Việc hoàn thiện Quy hoạch tỉnh phải đảm bảo nguyên tắc: Không gian phát triển phải được tổ chức khoa học, hiệu quả, thống nhất trên phạm vi toàn tỉnh, đảm bảo sự đồng bộ và phát huy hiệu quả tiềm năng liên kết vùng cả ở hai trục Đông - Tây và Nam - Bắc. Huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh. Phát triển có trọng tâm, trọng điểm, khai thác hiệu quả các điều kiện thuận lợi về tự nhiên, kết cấu hạ tầng KT - XH, nguồn nhân lực chất lượng cao và các tiềm năng, lợi thế khác để hình thành và phát triển các cụm động lực, các hành lang kinh tế, tạo hiệu ứng lan tỏa thúc đẩy kinh tế cả tỉnh phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững”.

Hội nghị nhất trí cao với các nội dung quy hoạch đã xác định, đó là: Phát triển kinh tế dựa trên các trụ cột chính là công nghiệp - xây dựng, nông nghiệp và du lịch - dịch vụ. Trong đó nông nghiệp tiếp tục là “bệ đỡ” của nền kinh tế, công nghiệp năng lượng là hướng đột phá và du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn. Xác định mục tiêu tổng quát là xây dựng tỉnh Quảng Trị trở thành một tỉnh công nghiệp - dịch vụ, mạnh về kinh tế cửa khẩu gắn với kinh tế biển; là một trong những trung tâm năng lượng sạch của vùng, có trình độ phát triển thuộc nhóm tỉnh khá của cả nước, là điểm kết nối và là cửa ngõ ra biển của các nước trên Hành lang kinh tế Đông - Tây; là nơi các giá trị văn hóa, lịch sử và hệ sinh thái biển, đảo, rừng được bảo tồn và phát huy; đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân không ngừng được nâng cao, QP - AN và chủ quyền biển, đảo được bảo đảm vững chắc; các tổ chức đảng, hệ thống chính trị vững mạnh, khối đại đoàn kết toàn dân được tăng cường.

Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu Ban cán sự đảng UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo xây dựng Quy hoạch tỉnh tiếp thu ý kiến của các đại biểu, hoàn thiện quy hoạch để trình HĐND tỉnh trước khi trình hội đồng thẩm định trung ương và cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt quy hoạch, tổ chức triển khai thực hiện.

Thống nhất ban hành chương trình hành động thực hiện các nghị quyết của Trung ương

Về chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 26, hội nghị đã xác định: Chương trình hành động lần này phải bám sát Nghị quyết số 26, phát huy ưu thế điểm đầu qua Việt Nam trên Hành lang kinh tế Đông - Tây để xây dựng Quảng Trị thành trung tâm logistics của vùng, kết nối giao thương hàng hóa toàn vùng ra khu vực, thế giới và ngược lại thông qua tuyến Quốc lộ 9 và tuyến đường 15D kết nối cảng Mỹ Thủy đến Cửa khẩu quốc tế La Lay, Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo. Mở rộng hợp tác kinh tế, kinh tế đối ngoại tạo mối liên kết phát triển với các tỉnh miền Trung, các nước trên Hành lang kinh tế Đông - Tây. Xây dựng tỉnh Quảng Trị cơ bản là một tỉnh công nghiệp - dịch vụ mạnh về kinh tế cửa khẩu và kinh tế biển; là một trong những trung tâm năng lượng sạch của vùng, có trình độ phát triển thuộc nhóm tỉnh khá của cả nước vào năm 2030. Các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Nghị quyết số 26 cơ bản phù hợp, thống nhất và đồng bộ với các nội dung của Quy hoạch tỉnh.

Ký kết trách nhiệm của đại diện tập thể lãnh đạo và người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương với Ban Thường vụ Tỉnh ủy năm 2023 - Ảnh: T.T

Bí thư Tỉnh ủy Lê Quang Tùng khái quát lại các giải pháp hội nghị đã đồng tình để triển khai thực hiện Nghị quyết 26 là: Cần tăng cường công tác tuyên truyền, quán triệt nhằm tạo sự đồng thuận, thống nhất nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên và Nhân dân về phát triển KT - XH của tỉnh gắn với liên kết, phát triển vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ. Đẩy mạnh phát triển liên kết vùng, thúc đẩy kinh tế cửa khẩu và kinh tế biển phát triển gắn với Hành lang kinh tế Đông - Tây; tập trung phát triển mạnh hệ thống đô thị, kết cấu hạ tầng KT - XH, nhất là hạ tầng giao thông. Cùng với phát triển kinh tế, quan tâm phát triển toàn diện văn hóa, xã hội, giữ vững QP - AN và chăm lo công tác xây dựng Đảng vững mạnh.

Hội nghị cũng đã thống nhất cao với việc ban hành các chương trình hành động để triển khai các nghị quyết 27, 28, 29 của trung ương. Trong đó, đối với Nghị quyết 27, hội nghị yêu cầu cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo đảm quyền làm chủ của Nhân dân, thượng tôn Hiến pháp và pháp luật. Tiếp tục đổi mới tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh, HĐND các cấp, UBND các cấp; xây dựng nền tư pháp chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Đối với Nghị quyết 28, hội nghị đề xuất tập trung vào các giải pháp: Kịp thời khắc phục hạn chế trong phương thức lãnh đạo của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, cấp ủy các cấp. Phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong các cơ quan của hệ thống chính trị, gắn với xây dựng, áp dụng các tiêu chí, chỉ số đánh giá hiệu quả, chất lượng tổ chức, hoạt động của các địa phương, cơ quan, đơn vị...

Đối với Nghị quyết 29, hội nghị thống nhất cần kịp thời triển khai cụ thể hóa các thể chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở địa phương. Xây dựng và phát triển nền công nghiệp của tỉnh vững mạnh. Đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; tiếp tục cơ cấu lại ngành dịch vụ dựa trên nền tảng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển; tập trung đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ. Phát huy giá trị văn hóa, bản lĩnh, trí tuệ con người Việt Nam, con người Quảng Trị trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; thực hiện tốt công tác bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh...

Bí thư Tỉnh ủy Lê Quang Tùng đề nghị: “Để thực hiện có hiệu quả các chương trình hành động, kết luận của hội nghị Tỉnh ủy, mỗi ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và các đại biểu dự hội nghị trên cương vị công tác của mình, tiếp tục phát huy tốt hơn nữa vai trò, trách nhiệm người đứng đầu, gương mẫu cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương, đơn vị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo sớm cụ thể hóa các nhiệm vụ được giao phù hợp tình hình địa phương, đơn vị. Đồng thời, tập trung sơ kết giữa nhiệm kỳ, bổ sung nhiệm vụ trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, phát huy tốt các phong trào thi đua để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2023, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025”.

Tại hội nghị, Tỉnh ủy cũng đã chứng kiến việc ký kết trách nhiệm của đại diện tập thể lãnh đạo và người đứng đầu 61 cơ quan, đơn vị, địa phương với Ban Thường vụ Tỉnh ủy năm 2023. Ban Thường vụ Tỉnh ủy tặng bằng khen cho 22 tập thể và 28 cá nhân có thành tích xuất trong công tác xây dựng Đảng năm 2022. Tặng cờ thi đua xuất sắc cho Công ty TNHH Thương mại số 1 - Đảng bộ Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh đạt tiêu chuẩn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tiêu biểu 5 năm liền 2018 -2022; tặng bằng khen cho 7 tập thể và 58 cá nhân đạt tiêu chuẩn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tiêu biểu 5 năm liền 2018 -2022.

Theo Baoquangtri.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Liên kết Website
Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
Chính phủ Nước CHXHCNVN
https://quochoi.vn/
Báo Nhân dân
Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật
Cổng Thông tin điện tử Tỉnh ủy Quảng Trị
Báo Quảng Trị
Đài PT-TH tỉnh
Trang Thông tin điện tử UBND tỉnh
Trang tin điện tử Bộ Nông nghiệp&PTNT
Hội Nông dân Việt Nam
Báo điện tử Dân việt
Sở Nông nghiệp &PTNT
Sở khoa học công nghệ tỉnh Quảng Trị
Sở lao động TB&XH tỉnh Quảng Trị
Cổng thông tin điện tử pháp điển
Thăm dò ý kiến

Bạn nghĩ sao về sự thay đổi giao diện mới của trang web Hội Nông dân Quảng Trị so với phiên bản cũ?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập91
  • Máy chủ tìm kiếm16
  • Khách viếng thăm75
  • Hôm nay13,384
  • Tháng hiện tại206,678
  • Tổng lượt truy cập1,501,017
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây