Đẩy mạnh liên kết sản xuất theo chuỗi

Chủ nhật - 08/11/2020 20:29 98 0
Thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, những năm qua, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện ngày càng nhiều các vùng sản xuất chuyên canh tập trung, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm nông sản nhằm nâng cao giá trị các sản phẩm nông sản chủ lực của địa phương một cách bền vững.
Đẩy mạnh liên kết sản xuất theo chuỗi

Thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, những năm qua, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện ngày càng nhiều các vùng sản xuất chuyên canh tập trung, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm nông sản nhằm nâng cao giá trị các sản phẩm nông sản chủ lực của địa phương một cách bền vững.


Mô hình trồng chanh leo liên kết với Công ty Cổ phần Nafood Tây Bắc của anh Hồ Văn Sáu ở tại thôn Đại Độ, xã Hướng Phùng

Bằng những giải pháp đồng bộ, ngành nông nghiệp đã tập trung phát triển các sản phẩm nông sản chủ lực, có lợi thế cạnh tranh của tỉnh như: Lúa chất lượng cao, cà phê, hồ tiêu, cao su, cây ăn quả và cây dược liệu, con tôm, bò... gắn với liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; trong đó các Hợp tác xã, tổ hợp tác là đầu mối và là hạt nhân kết nối giữa nông dân với Doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển sản xuất nông sản trên địa bàn. Nhiều mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị đã được triển khai mang lại hiệu quả tích cực như liên kết với Tập Đoàn Đại Nam, Nhà máy sản xuất phân bón Obi – Ong biển/Công ty CP Nông sản hữu cơ Quảng Trị sản xuất lúa hữu cơ với quy mô 200 ha/năm; liên kết với Tập đoàn Nafoods Tây Bắc triển khai vùng sản xuất Chanh leo xuất khẩu tại Hướng Hóa và các địa phương khác, dự kiến cuối năm 2020 đạt hơn 60 ha; thiết lập chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm cà phê chất lượng cao với Công ty Giải pháp cà phê Việt (Shin Coffee), Chuỗi cà phê Hội An Roastery với sản lượng 70 tấn tại Hướng Hóa; liên kết với Tập đoàn Quế Lâm sản xuất gạo hữu cơ; Khu du lịch sinh thái Hồng Công sản xuất và tiêu thụ chuối Già lùn Nam Mỹ theo hướng an toàn thực phẩm với quy mô bước đầu là 2 ha; Công ty Organics More sản xuất và bao tiêu sản phẩm hồ tiêu hữu cơ với quy mô hơn 60 ha...

Trao đổi với chúng tôi khi đang chăm sóc vườn chanh leo đang vào thời kì thu hoạch, anh Hồ Văn Sáu ở tại thôn Đại Độ, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa cho biết: Những năm trước đây, kinh tế của gia đình anh chủ yếu dựa vào cây cà phê. Tuy nhiên do cây cà phê ngày càng già cỗi nên năng suất thu hoạch không cao. Qua tìm hiểu anh đã mạnh dạn đăng kí trồng thử nghiệm cây chanh leo do Công ty CP Nafoods Tây Bắc hỗ trợ trên diện tích 0,5 ha. Theo đó, phía Công ty chịu trách nhiệm cung cấp cây giống, phân bón và bao tiêu toàn bộ sản phẩm; các hộ thực hiện mô hình cam kết tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật của Công ty. Chỉ sau chưa đầy 6 tháng trồng và chăm sóc, cây chanh leo đã bắt đầu cho thu hoạch. Với 0,5 ha chanh leo, bình quân mỗi vụ anh thu được gần 15 tấn. Chanh loại 1 nhập cho Công ty CP Nafoods Tây Bắc từ 15.000 – 25.000 đồng/kg, loại 2 và loại 3 khoảng 10.000 đồng/kg, loại thấp nhất cũng được 4.000 đồng/kg. Ước tính doanh thu mỗi năm từ vườn chanh leo hơn 150 triệu đồng. Trừ chi phí anh thu lãi từ 70 – 80 triệu đồng.

Cũng tại huyện Hướng Hóa, cơ sở sản xuất cà phê Ta Lư, xã Tân Hợp đã đứng ra liên kết với các hộ nông dân trên địa bàn xã Hướng Phùng đầu tư sản xuất cà phê sạch. Chị Nông Thị Hanh, chủ cơ sở sản xuất cà phê Ta Lư cho biết, cà phê Khe Sanh có chất lượng tốt, thơm ngon, tuy nhiên do thiếu đầu tư, không tuân thủ quy trình chăm sóc, bà con nông dân khi thu hoạch thường tuốt cả quả xanh lẫn cành, lá, sau khi thu hoạch đem ngâm nước để tăng khối lượng… làm giảm chất lượng hạt cà phê. Nhằm nâng cao chất lượng hạt cà phê, xây dựng thương hiệu cà phê sạch, từ năm 2010 chị quyết định bắt tay vào liên kết với 60 hộ nông dân với quy mô 1 ha/hộ đầu tư sản xuất theo đúng quy trình cà phê sạch của Hội Cà phê Khe Sanh như: không dùng thuốc diệt cỏ, thuốc BVTV hóa học phải có thời gian cách ly tối thiểu 2 tháng trước khi thu hoạch, hạn chế dùng phân bón hóa học, chỉ thu hái những quả chín đỏ… nhằm tạo ra sản phẩm cà phê sạch ngay từ khâu thực hiện các biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái đến chế biến. Đồng thời, cam kết thu mua toàn bộ sản phẩm với giá cao hơn giá thị trường. Theo chị Hanh, hiện nay, bình quân mỗi vụ chị thu mua khoảng 100 tấn quả tươi và sản xuất được khoảng 20 tấn cà phê thóc. Đầu tư máy móc, thiết bị để rang xay cà phê nhân, cà phê bột cung cấp cho các doanh nghiệp, các chuỗi cửa hàng cà phê lớn ở Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh… với giá từ 200.000đ – 300.000 đồng/kg.

Tuy nhiên, theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Trần Thanh Hiền, mặc dù có những chuyển biến tích cực, song thực tế liên kết sản xuất nông nghiệp hiện vẫn còn nhiều bất cập. Các mối liên kết giữa doanh nghiệp với Hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT), hộ nông dân vẫn chưa chặt chẽ như mong muốn, chưa gắn kết được lợi ích và trách nhiệm của các bên. Đôi khi còn diễn ra tình trạng doanh nghiệp và nông dân phá vỡ hợp đồng khi có sự biến động về giá cả, thị trường tiêu thụ, không thanh toán tiền đúng thời hạn; hiện tượng được mùa - rớt giá, được giá - mất mùa vẫn còn xảy ra… Trong khi hợp đồng bao tiêu nông sản thể hiện tính pháp lý thấp, chưa có chế tài cụ thể nên khó xử lý. Ngoài ra, tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, thiếu vốn, đặc biệt là năng lực quản lý kinh tế hộ, kinh tế tập thể của nông dân, các THT, HTX hạn chế, ảnh hưởng lớn đến mô hình liên kết. Số lượng doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh còn ít, số doanh nghiệp tham gia liên kết còn hạn chế. Trong thời gian tới, ngành Nông nghiệp phối hợp với Hội Nông dân các cấp tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, chuyển giao khoa học kỹ thuật về các mô hình sản xuất, các gương sản xuất điển hình, các sản phẩm nông sản nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, mô hình sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị. Chủ động liên kết, kêu gọi, tạo điều kiện thuận lơi cho các Tập đoàn, Doanh nghiệp lớn đến đầu tư và sản xuất nông nghiêp, đặc biệt là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như: Tập Đoàn Sumimoto (Nhật Bản), Tập đoàn FLC, Hacom Holdings... Đồng thời, đẩy mạnh công tác quy hoạch, tổ chức lại sản xuất theo hướng tập trung, chuyên canh, sản xuất hàng hóa, xây dựng cánh đồng lớn nhằm ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật, gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ và xây dựng thương hiệu sản phẩm; hoàn thiện hạ tầng cơ sở và các công trình phụ trợ thúc đẩy phát triển sản xuất quy mô lớn; cũng như nghiên cứu, bổ sung, chỉnh sửa, ban hành các chính sách mới, phù hợp, thu hút liên doanh, liên kết trong sản xuất./.

Bài & ảnh: An Khang

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Liên kết Website
Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
Chính phủ Nước CHXHCNVN
https://quochoi.vn/
Báo Nhân dân
Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật
Cổng Thông tin điện tử Tỉnh ủy Quảng Trị
Báo Quảng Trị
Đài PT-TH tỉnh
Trang Thông tin điện tử UBND tỉnh
Trang tin điện tử Bộ Nông nghiệp&PTNT
Hội Nông dân Việt Nam
Báo điện tử Dân việt
Sở Nông nghiệp &PTNT
Sở khoa học công nghệ tỉnh Quảng Trị
Sở lao động TB&XH tỉnh Quảng Trị
Cổng thông tin điện tử pháp điển
Thăm dò ý kiến

Bạn nghĩ sao về sự thay đổi giao diện mới của trang web Hội Nông dân Quảng Trị so với phiên bản cũ?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập67
  • Máy chủ tìm kiếm13
  • Khách viếng thăm54
  • Hôm nay35,526
  • Tháng hiện tại256,346
  • Tổng lượt truy cập1,550,685
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây