Nhiều giải pháp giúp hội viên nông dân Triệu Phong phát triển kinh tế

Thứ năm - 13/04/2023 05:36 306 0
Thời gian qua, Hội Nông dân huyện Triệu Phong triển khai nhiều giải pháp giúp hội viên phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới. Đến năm 2022, toàn huyện Triệu Phong có 4.806 hộ đạt danh hiệu sản xuất- kinh doanh (SX-KD) giỏi các cấp, trong đó có 14 hộ đạt danh hiệu cấp trung ương, 146 hộ đạt cấp tỉnh. Các hộ SX-KD giỏi đều có mức thu nhập hàng chục triệu đồng đến hàng trăm triệu đồng/năm, có hộ thu nhập đạt hàng tỉ đồng/năm. Đời sống của nông dân ổn định, thu nhập bình quân năm 2022 đạt 63,4 triệu đồng/người, tăng 25,39 triệu đồng so với 5 năm trước đây. Từ phong trào giúp nhau phát triển kinh tế, giảm nghèo, bình quân mỗi năm huyện giảm từ 120- 150 hộ nghèo do nông dân là chủ hộ.
Nhiều giải pháp giúp hội viên nông dân Triệu Phong phát triển kinh tế

Thời gian qua, Hội Nông dân huyện Triệu Phong triển khai nhiều giải pháp giúp hội viên phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới. Đến năm 2022, toàn huyện Triệu Phong có 4.806 hộ đạt danh hiệu sản xuất- kinh doanh (SX-KD) giỏi các cấp, trong đó có 14 hộ đạt danh hiệu cấp trung ương, 146 hộ đạt cấp tỉnh. Các hộ SX-KD giỏi đều có mức thu nhập hàng chục triệu đồng đến hàng trăm triệu đồng/năm, có hộ thu nhập đạt hàng tỉ đồng/năm. Đời sống của nông dân ổn định, thu nhập bình quân năm 2022 đạt 63,4 triệu đồng/người, tăng 25,39 triệu đồng so với 5 năm trước đây. Từ phong trào giúp nhau phát triển kinh tế, giảm nghèo, bình quân mỗi năm huyện giảm từ 120- 150 hộ nghèo do nông dân là chủ hộ.

Hội Nông dân huyện Triệu Phong tuyên dương nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi giai đoạn 2015 - 2020 -Ảnh: HND

Nét nổi bật nhất là từ phong trào thi đua SX-KD giỏi đã xuất hiện nhiều nông dân năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào SX-KD đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Nhiều nông dân tìm tòi đưa vào thử nghiệm và nhân rộng các loại cây, con mới để phá thế độc canh, chuyển đổi ngành nghề như mô hình nông nghiệp kết hợp dịch vụ của ông Trần Quang Hòa (xã Triệu Hòa); mô hình chăn nuôi lợn liên kết, ứng dụng công nghệ mới của ông Lê Đình Vững (xã Triệu Trạch); mô hình chăn nuôi vịt đẻ, vịt thịt kết hợp với lò ấp vịt của ông Nguyễn Hữu Phương (xã Triệu Tài); mô hình chăn nuôi bò nhốt, nuôi gà, trồng cây có múi ở xã Triệu Thượng, Triệu Ái; mô hình nuôi trồng thuỷ sản kết hợp kinh doanh thức ăn, thuốc thủy sản của ông Trần Bình Tuyên (xã Triệu Lăng)...

Để hỗ trợ nông dân phát triển SXKD, hằng năm UBND huyện cấp ngân sách cho quỹ hỗ trợ nông dân. Đến nay, tổng nguồn vốn quỹ hỗ trợ nông dân cấp huyện lên đến 1.808 triệu đồng cho 40 hộ vay để thực hiện 40 mô hình sản xuất. 100% cơ sở hội tổ chức hoạt động hỗ trợ vốn cho hội viên, nông dân thông qua ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội, tín chấp qua Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT huyện với tổng nguồn vốn lên đến hàng trăm tỉ đồng với gần 10.000 lượt hộ vay. Các cấp hội đã phối hợp tạo điều kiện cho nông dân mua 20 máy nông nghiệp theo hình thức trả chậm, cung ứng 13,6 tấn thuốc bảo vệ thực vật, 26,9 tấn giống các loại, 754,8 tấn phân bón.

Cùng với đó, 5 năm qua, Hội Nông dân huyện phối hợp với Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân tỉnh, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên huyện và các tổ chức liên quan tổ chức 99 lớp với 2.844 hội viên học các nghề về xây dựng, sửa chữa, vận hành máy nông cụ, trồng rau sạch, trồng ném, chăn nuôi thú y.

Bình quân mỗi năm đào tạo được 568 lao động, vận động từ 50 - 80 con em của hội viên nông dân tham gia xuất khẩu lao động. Nhờ áp dụng kiến thức từ đào tạo nghề, nhiều hội viên đã xây dựng được mô hình kinh tế gắn với giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động địa phương.

Trong lĩnh vực phi nông nghiệp, sau khi được đào tạo nghề, có trên 70% lao động tìm được việc làm, hơn 85% lao động đã vận dụng vào việc làm ở địa phương. Đối với lĩnh vực nông nghiệp, có trên 95% lao động ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào SX-KD để nâng cao năng suất, tăng thu nhập và giúp nhiều nông dân khác cùng khởi nghiệp phát triển kinh tế.

Ban Thường vụ Hội Nông dân huyện chỉ đạo cơ sở hội vận động nông dân xây dựng mô hình phát triển sản xuất gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

Trong đó, chú trọng khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của từng địa phương, phát triển mô hình sản phẩm theo đề án phát triển một số cây trồng, con nuôi chủ lực có lợi thế cạnh tranh trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025 của tỉnh và huyện.

Tổ chức xây dựng mô hình kinh tế theo vùng như mô hình lúa hữu cơ tại các xã: Triệu Trung, Triệu Tài, Triệu Thuận; mô hình trồng cây ăn quả, chăn nuôi bò lai sinh sản, phát triển kinh tế gò đồi ở các xã: Triệu Thượng, Triệu Ái; mô hình chăn nuôi gà an toàn tại các xã: Triệu Sơn, Triệu Trạch; mô hình nuôi tôm hai giai đoạn tại các xã: Triệu Vân, Triệu Lăng, Triệu An.

Thực hiện Nghị quyết số 04 ngày 29/7/2011 của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (khóa V) về đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động và hướng dẫn phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2011- 2020, các cấp hội đã vận động, hướng dẫn nông dân tham gia nhiều loại hình kinh tế tập thể trên các lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Đến nay, toàn huyện có 79 hợp tác xã và 13 tổ hợp tác kinh doanh dịch vụ trong lĩnh vực sản xuất nông- lâm- ngư nghiệp.

Để góp phần thực hiện thành công mục tiêu xây dựng nông thôn mới tại địa phương, Ban Thường vụ Hội Nông dân huyện chỉ đạo 100% cơ sở hội đăng ký ít nhất 1 tiêu chí về chung sức xây dựng nông thôn mới và đã có 100% cán bộ, hội viên tham gia thực hiện hiệu quả. 5 năm qua, các cấp hội nông dân đã đóng góp 21.485 ngày công, 26.919 triệu đồng, tự nguyện hiến 96.118m2 đất để xây dựng đường giao thông, công trình phúc lợi.

Công tác vận động hội viên, nông dân tích cực trong việc giải phóng mặt bằng để xây dựng công trình, dự án trọng điểm đạt được nhiều kết quả quan trọng. Đến nay, 100% cơ sở hội đã triển khai cho 92/92 chi hội tham gia thực hiện mô hình bảo vệ môi trường nông thôn, 90% số hộ hội viên tham gia thu gom rác thải; thực hiện tốt “Đoạn đường tự quản” và các hoạt động khác làm thay đổi bộ mặt nông thôn.

Trong thời gian tới, Hội Nông dân huyện Triệu Phong tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả phong trào nông dân thi đua SX-KD giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững. Theo đó, hằng năm có từ 60% số hộ nông dân đăng ký phấn đấu đạt danh hiệu SX-KD giỏi các cấp; giúp đỡ từ 2,5 - 3% số hộ nông dân thoát nghèo.

Phối hợp dạy nghề cho 300- 350 lao động nông thôn, phấn đấu đạt tỉ lệ lao động có việc làm sau đào tạo 70% trở lên. Mỗi cơ sở hội hỗ trợ xây dựng 1 mô hình phát triển kinh tế; vận động, tư vấn, hướng dẫn xây dựng 1 mô hình kinh tế tập thể hoạt động có hiệu quả…

Xuân Vinh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Liên kết Website
Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
Chính phủ Nước CHXHCNVN
https://quochoi.vn/
Báo Nhân dân
Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật
Cổng Thông tin điện tử Tỉnh ủy Quảng Trị
Báo Quảng Trị
Đài PT-TH tỉnh
Trang Thông tin điện tử UBND tỉnh
Trang tin điện tử Bộ Nông nghiệp&PTNT
Hội Nông dân Việt Nam
Báo điện tử Dân việt
Sở Nông nghiệp &PTNT
Sở khoa học công nghệ tỉnh Quảng Trị
Sở lao động TB&XH tỉnh Quảng Trị
Cổng thông tin điện tử pháp điển
Thăm dò ý kiến

Bạn nghĩ sao về sự thay đổi giao diện mới của trang web Hội Nông dân Quảng Trị so với phiên bản cũ?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập61
  • Máy chủ tìm kiếm20
  • Khách viếng thăm41
  • Hôm nay18,878
  • Tháng hiện tại424,717
  • Tổng lượt truy cập2,917,528
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây