Cần lấy lại địa vị, vai trò kinh tế của nông dân, nông thôn

Thứ hai - 25/01/2016 21:41 143 0
Tham luận tại phiên họp sáng nay 23-1, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Quốc Cường nhận định, không ít bộ, ngành và địa phương còn coi nông dân, nông nghiệp là "sân sau của công nghiệp, doanh nghiệp”. Địa vị, vai trò kinh tế của nông dân, nông thôn đang có biểu hiện giảm sút trong quá trình CNH - HĐH và đô thị hóa.

Tham luận tại phiên họp sáng nay 23-1, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Quốc Cường nhận định, không ít bộ, ngành và địa phương còn coi nông dân, nông nghiệp là "sân sau của công nghiệp, doanh nghiệp”. Địa vị, vai trò kinh tế của nông dân, nông thôn đang có biểu hiện giảm sút trong quá trình CNH - HĐH và đô thị hóa.


Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Quốc Cường

Theo Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam, bước vào thời kỳ CNH – HĐH, hội nhập và phát triển – vấn đề phát huy sức mạnh đoàn kết phải vừa kế thừa, vừa có bước phát triển mới về chất lượng, đó là nhằm “Tạo sinh lực mới cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc”. Trong đó, nông dân là lực lượng trọng yếu về: Kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, quốc phòng, an ninh và sự nghiệp CNH – HĐH - Đô thị hóa đất nước.

Tuy nhiên, đồng chí Nguyễn Quốc Cường khẳng định: So với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, yêu cầu xây dựng mẫu hình người nông dân mới, xây dựng giai cấp nông dân vững mạnh và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, vai trò, vị trí của nông dân, nông thôn đang cảnh báo có những nguy cơ. Việc đầu tư xã hội phát triển nông nghiệp giảm sút mạnh từ 32,4% của những năm 1989-1990 xuống còn 14,2% những năm 2005-2010 và chỉ còn 6,12% đến 6,06% những năm 2012 – 2014.

Cùng với khó khăn của tiêu thụ nông sản, sự giảm sút này đã làm cho kinh tế nông nghiệp chững lại, kéo theo là việc nông dân không được quyền “định giá nông sản”; thu nhập của nông dân cũng giảm, tạo ra tâm lý nông dân không muốn làm nông nghiệp. Khoa học kỹ thuật nông nghiệp nhìn chung vẫn khó “thâm nhập vào nông dân”, phần lớn lao động nông nghiệp trẻ tìm cách ly quê, ly nông. Cùng với đất sản xuất nông nghiệp vẫn nhỏ lẻ, manh mún, nông sản giá thành cao, chất lượng thấp,… dẫn đến khả năng hội nhập kinh tế thế giới của nông dân, của nông nghiệp Việt Nam chậm, tụt hậu xa hơn đối với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam nhận định: Quá trình Công nghiệp hóa, đô thị hóa trong 20 năm qua và những năm tới khả năng sẽ tiếp tục lấy đi đất sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là vùng đất 2 lúa, đất ven trục lộ giao thông, đất ven đô thị… Việc “đào tạo nghề cho lao động nông thôn” chất lượng thấp, môi trường nông thôn xuống cấp nghiêm trọng..., dẫn đến nông dân thiếu việc làm, nông thôn tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định. Nông dân đang mất dần năng lực sáng tạo văn hóa, bị cuốn theo lợi ích vật chất. Lối sống thực dụng “đèn nhà ai nhà nấy rạng”, "sống chết mặc bay", đua theo lợi ích trước mắt mà buông lỏng vệ sinh an toàn thực phẩm, bất chấp sức khỏe người tiêu dùng. Văn hóa truyền thống “tình làng, nghĩa xóm” bị suy giảm. Một bộ phận nông dân trẻ có lối sống đua đòi, hưởng thụ cao hơn lao động, xa dần văn hóa, nghệ thuật dân gian, lịch sử dân tộc và luôn mong muốn từ bỏ nguồn gốc “nông dân” của mình. Nông dân đang bị phân hóa giàu nghèo và xu thế ngày càng tăng.

Để đạt được mục tiêu “người nông dân là chủ thể của quá trình sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới”, thực hiện thành công CNH - HĐH, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam đã nêu trong Báo cáo chính trị tại Đại hội XII này, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Quốc Cường kiến nghị 8 nhóm giải pháp nhằm nâng cao vai trò của giai cấp nông dân trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc như sau:

Một là, vừa qua chúng ta đã tập trung nhiều cho phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, tới đây cần tiếp tục cụ thể hóa chương trình, nội dung trung hạn, dài hạn xây dựng giai cấp nông dân gắn liền với phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới theo nội dung Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 – BCH Trung ương Đảng (khóa X) về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn; trong đó trọng điểm là đến năm 2020, phải nâng mức thu nhập của nông dân lên gấp 2,5 lần so với năm 2008 và tăng dần vào những năm tiếp theo. Đây là nền tảng, là điều kiện tiên quyết để nâng cao dân sinh, dân trí, dân luật, dân chủ cho nông dân.

Hai là, đầu tư cho “Tam nông” phải duy trì đúng theo Nghị quyết Trung ương 7 (Khóa X), bảo đảm giai đoạn 5 năm sau gấp 2,5 lần 5 năm trước. Xin có lời giải cho câu hỏi: làm thế nào và bằng cách nào để nâng cao đầu tư xã hội cho "tam nông"? Cơ chế, chính sách, phân bổ nguồn lực nên tập trung vào các vấn đề then chốt mà người nông dân sản xuất nhỏ đang mong đợi, gồm:

Công nghiệp và phương tiện lưu giữ, bảo quản, chế biến nông sản sau thu hoạch.

Xây dựng thương hiệu, thông tin thị trường.

Hạ tầng cơ sở vật chất cho vùng miền theo quy hoạch sản xuất.

Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, khoa học kỹ thuật tiên tiến và liên kết sản xuất, tiêu thụ.

Ba là, trong tái cơ cấu nông nghiệp chú trọng rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng thể ngành, hàng sản xuất theo thế mạnh của vùng miền, địa phương và đặc điểm đất, sinh thái cây trồng vật nuôi gắn với phát triển công nghệ cao, công nghiệp chế biến, công nghiệp phụ trợ cho phù hợp. Nhà nước thống nhất quản lý, điều hành theo quy hoạch, kế hoạch.

Bốn là, tập trung giải quyết khó khăn, tạo sức bật cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn bằng 3 biện pháp mạnh, có tính đột phá gồm: Khoa học kỹ thuật; An toàn vệ sinh thực phẩm và cung cấp thông tin thị trường, giá cả; gắn liền với mở rộng, phát triển thị trường tiềm năng có giá trị sinh lời cao như: Châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật… hạn chế thị trường dễ tính, giá rẻ và bấp bênh.

Năm là, tổ chức lại sản xuất nông nghiệp bằng tăng cường liên kết, nâng qui mô, phát triển kinh tế hợp tác theo chuỗi giá trị sản phẩm, ngành hàng theo thế mạnh vùng, miền. Hướng trọng tâm nông sản vào xuất khẩu, có sức cạnh tranh cao. Gắn tổ chức sản xuất kinh tế hợp tác với đào tạo nghề cho nông dân, đặc biệt là nghề trồng trọt, chăn nuôi và chế biến nông sản.

Sáu là, mở rộng, nâng cao chất lượng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, có lộ trình thích hợp để nông dân tham gia và được hưởng lương hưu; đồng thời, đẩy mạnh và nâng cao chất lượng bền vững công cuộc xây dựng nông thôn mới giàu đẹp, văn minh, là chiếc nôi thân yêu, nuôi dưỡng tâm hồn đẹp, cao quý của người nông dân Việt Nam.

Bảy là, tập trung nguồn lực nâng cao chất lượng giáo dục, dạy nghề, đưa thông tin về cơ sở tới từng địa bàn dân cư; nâng cao chất lượng hoạt động của các trung tâm dạy nghề, coi trọng hình thức "nông dân dạy nông dân", làm tốt công tác tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý cho nông dân. Qua đó, để nông dân chủ động, tham gia nhiều hơn vào giám sát hoạt động đối với cán bộ, đảng viên, cơ quan công quyền và xây dựng chính sách pháp luật của nhà nước; tự tin bảo vệ quyền và nghĩa vụ, lợi ích của công dân theo Hiến pháp, pháp luật.

Tám là, Tổng kết lý luận gắn thực tiễn, đề ra các tiêu chí cụ thể và chỉ đạo xây dựng mẫu hình " người nông dân mới" trong thời kỳ CNH, HĐH với các tiêu chí "nhận thức mới, kiến thức mới, ý thức mới, văn hóa mới, quyết tâm mới để có đời sống cao hơn và để xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam vững mạnh, phù hợp với yêu cầu của tình hình mới./.

hoinongdan.org.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Liên kết Website
Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
Chính phủ Nước CHXHCNVN
https://quochoi.vn/
Báo Nhân dân
Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật
Cổng Thông tin điện tử Tỉnh ủy Quảng Trị
Báo Quảng Trị
Đài PT-TH tỉnh
Trang Thông tin điện tử UBND tỉnh
Trang tin điện tử Bộ Nông nghiệp&PTNT
Hội Nông dân Việt Nam
Báo điện tử Dân việt
Sở Nông nghiệp &PTNT
Sở khoa học công nghệ tỉnh Quảng Trị
Sở lao động TB&XH tỉnh Quảng Trị
Cổng thông tin điện tử pháp điển
Thăm dò ý kiến

Bạn nghĩ sao về sự thay đổi giao diện mới của trang web Hội Nông dân Quảng Trị so với phiên bản cũ?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập62
  • Máy chủ tìm kiếm23
  • Khách viếng thăm39
  • Hôm nay18,878
  • Tháng hiện tại423,890
  • Tổng lượt truy cập2,916,701
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây