Nâng cao vai trò chủ thể của nông dân trong xây dựng nông thôn mới

Thứ tư - 09/10/2019 20:51 83 0
Trần Văn Bến, TUV, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm làm thay đổi bộ mặt của nông thôn cho phù hợp với thời kỳ công nghiệp hóa theo hướng hiện đại ở nông nghiệp, nông thôn. Nghị quyết số 26-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7 (khóa X) về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn” xác định: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trên cơ sở Nghị quyết số 05 của BCH TW Hội Nông dân Việt Nam (khoá V) về “Tham gia thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2020”; Quyết định số 2905/QĐ-UBND của Uỷ Ban nhân dân tỉnh Quảng Trị ngày 29/12/2011 về ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Phong trào thi đua “Quảng Trị chung sức xây dựng nông thôn mới”; Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh đã xây dựng kế hoạch, đưa ra các giải pháp nhằm phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong xây dựng nông thôn mới, đó là:
Nâng cao vai trò chủ thể của nông dân trong xây dựng nông thôn mới

Trần Văn Bến, TUV, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh

Xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm làm thay đổi bộ mặt của nông thôn cho phù hợp với thời kỳ công nghiệp hóa theo hướng hiện đại ở nông nghiệp, nông thôn. Nghị quyết số 26-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7 (khóa X) về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn” xác định: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trên cơ sở Nghị quyết số 05 của BCH TW Hội Nông dân Việt Nam (khoá V) về “Tham gia thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2020”; Quyết định số 2905/QĐ-UBND của Uỷ Ban nhân dân tỉnh Quảng Trị ngày 29/12/2011 về ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Phong trào thi đua “Quảng Trị chung sức xây dựng nông thôn mới”; Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh đã xây dựng kế hoạch, đưa ra các giải pháp nhằm phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong xây dựng nông thôn mới, đó là:


Hội Nông dân huyện Triệu Phong phát động ra quân xây dựng nông thôn mới tại xã Triệu Sơn, huyện Triệu Phong. Ảnh: Quốc Vương

Tập trung tuyên truyền vận động hội viên nông dân thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về xây dựng nông thôn mới, bằng nhiều hình thức phong phú đa dạng, tuyên truyền thông qua sinh hoạt chi, tổ Hội, câu lạc bộ, qua các hội thi: Tuyên truyền viên giỏi, Nhà nông đua tài, sân chơi “Vui cùng nhà nông”, “Người nông dân hiện đại”, qua Bản tin Nông dân và Trang Thông tin điện tử của Hội... Từ đó đã làm thay đổi nhận thức của hội viên, nông dân, khẳng định vai trò chủ thể của nông dân trong xây dựng nông thôn mới.

Hội đã tham mưu với cấp ủy, chính quyền các cấp đảm nhận một số phần việc, tiêu chí cụ thể như: Góp ý vào quy hoạch, xây dựng các loại hình tổ chức sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, bảo vệ môi trường, xây dựng hệ thống chính trị và giám sát trong quá trình tổ chức thực hiện. Đồng thời cán bộ chủ chốt các cấp Hội tham gia vào Ban chỉ đạo, Ban quản lý, Ban phát triển của thôn, đóng góp những ý kiến trong công tác quy hoạch nhất là quy hoạch vùng sản xuất, kế hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới.

Chủ động tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng, hội viên nông dân thực hiện tốt công việc chỉnh trang nông thôn mới, cải tạo vườn tạp, xây dựng vườn mẫu, làm vệ sinh đường làng. Trong những năm qua nông dân đã hiến trên 23.000 m2 đất, đóng góp 57,789 tỷ đồng, 832.443 ngày công; làm mới và sửa chữa 3.714 km đường giao thông, xây dựng 65 cổng làng. Xây dựng mô hình "Con đường nông dân tự quản"; nạo vét, nâng cấp 215 km kênh mương nội đồng, sửa chữa 20 cầu cống, bia di tích lịch sử…

Thực hiện chủ trương của tỉnh về tái cơ cấu nông nghiệp, Hội tích cực vận động nông dân dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất, đẩy mạnh cơ giới hóa, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; triển khai công tác hỗ trợ và dạy nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật, xây dựng và nhân rộng các mô hình kinh tế có hiệu quả, hình thành một số vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa, xây dựng nhãn hiệu hàng hóa nông sản với phương châm “Làm giàu cho mình, làm giàu cho quê hương” gắn với Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”. Các cấp Hội đã đứng ra tín chấp hỗ trợ vốn cho hội viên nông dân phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, hiện dư nợ 1.471,8 tỷ đồng. Trong đó, Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp: 19,3 tỷ đồng; tín chấp qua Ngân hàng CSXH: 809,8 tỷ đồng gồm 22.040 hộ tham gia; nguồn qua Ngân hàng Nông nghiệp: 653 tỷ đồng, cho 15 ngàn hộ vay vốn. Tích cực vận động hội viên, nông dân và các hộ sản xuất, kinh doanh giỏi ủng hộ Quỹ “Ngày vì người nghèo”, giúp đỡ 206.141 lượt hộ nông dân có hoàn cảnh khó khăn về giống, vốn, vật tư nông nghiệp, công lao động để giúp họ vươn lên thoát nghèo.

Hàng năm xây dựng trên 100 mô hình kinh tế trang trại, gia trại, mô hình kinh tế hộ điển hình như: Mô hình ứng dụng công nghệ sinh học trong nuôi trồng thủy sản tại Đông Giang, trồng nấm, rau màu cao cấp, hoa - cây cảnh ở TP Đông Hà; cải tạo vườn tiêu, trồng lạc ở Vĩnh Linh; trồng chuối sạch, tái canh cây cà phê ở Hướng Hóa; chăn nuôi bò đảm bảo vệ sinh môi trường, nuôi cá chình lồng, lúa chất lượng cao ở Gio Linh, Hải Lăng, Triệu Phong; trồng cây dược liệu, sắn dây tại Cam Lộ; xây dựng mô hình VAC, VACR kết hợp khai thác tiềm năng phát triển kinh tế hộ; trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc, khôi phục và bảo vệ môi trường sinh thái ở Đakrông. Đã có nhiều hộ gia đình ngư dân ở Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng mạnh dạn đầu tư hàng tỷ đồng đóng mới, nâng cấp tàu thuyền, mua sắm trang thiết bị, ngư lưới cụ phục vụ đánh bắt xa bờ gắn với việc bảo vệ chủ quyền biển đảo, đầu tư cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá, thu mua chế biến thủy, hải sản tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho hội viên nông dân.

Hội Nông dân các cấp tăng cường công tác dạy nghề, việc làm, xuất khẩu lao động: Phối hợp với Công ty TNHH MTV Máy kéo và máy nông nghiệp cung ứng cho nông dân 119 máy nông nghiệp các loại với trị giá trên 5 tỷ đồng được hỗ trợ lãi suất theo Quyết định 68 của Thủ tướng Chính phủ; đổi mới các hình thức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn, lập các trang trại, thành lập doanh nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở nông thôn, tổ chức dạy nghề mỗi năm trên 3.500 học viên, giới thiệu việc làm cho 1.500 lao động chuyển đổi nghề nghiệp, hàng trăm con em hội viên nông dân đi xuất khẩu lao động, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất, đời sống và bảo vệ môi trường cho trên 65.000 lượt hội viên, nông dân.

Từ đó, phong trào “Nông dân thi đua SXKD giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” phát triển mạnh mẽ cả chiều rộng và chiều sâu, có sức lan tỏa trong cán bộ hội viên nông dân, trong tất cả các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, tiểu thủ công nhiệp, ngành nghề dịch vụ… Khích lệ nông dân phát huy tinh thần lao động cần cù, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm thực hiện có hiệu quả các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Hàng năm có 60% hộ đăng ký, trên 50 % hộ nông dân đăng ký đạt danh hiệu hộ nông dân SXKD giỏi các cấp (năm 2018 có 28.673 hộ nông dân SXKD giỏi các cấp, trong đó: Cấp cơ sở 22.783 hộ, cấp huyện 5.040 hộ, cấp tỉnh 749 hộ, cấp trung ương 101 hộ); nhiều hộ nông dân có doanh thu từ 3 - 7 tỷ đồng/năm, thu nhập từ 500 triệu - 1 tỷ đồng/năm.

Bên cạnh đó, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh đã xây dựng kế hoạch tổ chức “Ngày thứ 7 tình nguyện vì nông thôn mới”, được đông đảo cán bộ nông dân và các cấp Hội trong toàn tỉnh hưởng ứng tham gia; đầu năm 2019, Hội Nông dân tỉnh đăng ký với UBND tỉnh về việc hỗ trợ góp phần giúp xã Triệu Nguyên phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020 và đã hỗ trợ 20 công trình vệ sinh cho 20 hộ nông dân ở xã Triệu Nguyên; phối hợp với Hội Nông dân huyện Đakrông tổ chức huy động cán bộ, hội viên nông dân tham gia “Ngày thứ 7 tình nguyện vì nông thôn mới”: Vệ sinh đường làng, ngõ xóm, phát quang, khơi thông cống rãnh ở 2 chi Hội thôn Na Nẫm và Lâm Xuân xã Triệu Nguyên.

Trong những năm qua, Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới đã được Hội Nông dân các cấp triển khai sâu rộng thực sự đi vào cuộc sống của người dân, được cán bộ, hội viên nông dân hưởng ứng tham gia tích cực ngày càng thể hiện vai trò chủ thể trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, trong xây dựng nông thôn mới. Để tiếp tục phát huy vai trò chủ thể của người nông dân trong xây dựng nông thôn mới, thời gian tới Hội Nông dân các cấp tập trung triển khai thực hiện những giải pháp cụ thể sau:

Thứ nhất, đẩy mạnh các hoạt động thông tin truyền thông, vận động để nâng cao hơn nữa nhận thức của hội viên, nông dân về vai trò chủ thể của mình trong xây dựng nông thôn mới, về mục tiêu và ý nghĩa của Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, hướng tới phát triển nông thôn toàn diện, bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của chính hội viên nông dân và người dân nông thôn. Tiếp tục tuyên truyền, tổ chức thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 20/4/2017 của Tỉnh ủy về đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp gắn với thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2025.

Thứ hai, các cấp Hội tiếp tục chủ động tham gia công tác quy hoạch và tham gia giám sát quá trình tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới theo quy hoạch, tích cực tham gia các chương trình phát triển kinh tế nông thôn, góp phần phát triển sản xuất, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo và phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn.

Thứ ba, đẩy mạnh công tác hỗ trợ cho nông dân, nâng cao dân trí cũng như chất lượng đời sống văn hóa - xã hội trên địa bàn nông thôn. Tích cực đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kiến thức cho hội viên, nông dân, nhất là những tiến bộ khoa học - kỹ thuật để người nông dân sản xuất, kinh doanh theo chuỗi giá trị, theo định hướng cây con chủ lực của địa phương.

Thứ tư, tiếp tục tổ chức và nâng cao chất lượng việc thực hiện Chỉ thị 05 về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; đẩy mạnh “Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”; “Nông dân Quảng Trị chung tay xây dựng nông thôn mới”; “Ngày thứ 7 tình nguyện vì nông thôn mới”, gắn với xây dựng người nông dân mới, có bản lĩnh chính trị, đóng vai trò làm chủ trong xây dựng nông thôn mới.

Thứ năm, các cấp Hội tiếp tục đổi mới nội dung phương thức hoạt động theo hướng tập trung các hoạt động hỗ trợ nông dân; đa dạng hóa công tác tuyên truyền, tập hợp thu hút hội viên, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh nhất là đối với cấp cơ sở, góp phần xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh./.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Liên kết Website
Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
Chính phủ Nước CHXHCNVN
https://quochoi.vn/
Báo Nhân dân
Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật
Cổng Thông tin điện tử Tỉnh ủy Quảng Trị
Báo Quảng Trị
Đài PT-TH tỉnh
Trang Thông tin điện tử UBND tỉnh
Trang tin điện tử Bộ Nông nghiệp&PTNT
Hội Nông dân Việt Nam
Báo điện tử Dân việt
Sở Nông nghiệp &PTNT
Sở khoa học công nghệ tỉnh Quảng Trị
Sở lao động TB&XH tỉnh Quảng Trị
Cổng thông tin điện tử pháp điển
Thăm dò ý kiến

Bạn nghĩ sao về sự thay đổi giao diện mới của trang web Hội Nông dân Quảng Trị so với phiên bản cũ?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập131
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm127
  • Hôm nay18,254
  • Tháng hiện tại310,673
  • Tổng lượt truy cập2,189,051
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây