Sáng tạo kỹ thuật góp phần xây dựng nông thôn mới

Thứ bảy - 24/10/2015 01:14 74 0
Qua các Hội thi Sáng tạo kỹ thuật của tỉnh Quảng Trị, thời gian qua đã có nhiều công trình, giải pháp sáng tạo kỹ thuật áp dụng hiệu quả vào sản xuất và đời sống, góp phần tích cực vào thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) tại các địa phương.

Qua các Hội thi Sáng tạo kỹ thuật của tỉnh Quảng Trị, thời gian qua đã có nhiều công trình, giải pháp sáng tạo kỹ thuật áp dụng hiệu quả vào sản xuất và đời sống, góp phần tích cực vào thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) tại các địa phương.

Nhằm đẩy mạnh phong trào “Chung sức xây dựng NTM”, bắt đầu từ Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh lần thứ V (2012- 2013), Ban tổ chức (BTC) hội thi đã vận động các tầng lớp nhân dân tham gia hoạt động sáng tạo kỹ thuật trong lĩnh vực nông nghiệp và xây dựng NTM. Qua đó, hội thi đã thu hút nhiều giải pháp dự thi có nội dung liên quan đến xây dựng NTM như: tổ chức triển khai công tác quy hoạch và thực hiện các đề án xây dựng NTM, xây dựng cơ bản, quản lý đất đai; các giải pháp ứng dụng, nhân rộng các tiến bộ khoa học và công nghệ để tạo ra những mô hình, sản phẩm có hiệu quả cao, quy mô lớn...

Nhiều giải pháp đã được BTC đánh giá cao về hiệu quả thực tế, được ứng dụng và nhân rộng tại nhiều địa phương trong tỉnh. Tiêu biểu như mô hình câu lạc bộ (CLB) nuôi bò thâm canh tại thôn Bắc Bình, xã Cam Tuyền (Cam Lộ), một nghiên cứu về xây dựng mô hình chuyển đổi đất trồng màu truyền thống sang trồng cỏ nuôi bò thâm canh của Trường Đại học Nông lâm Huế đã đem lại hiệu quả kinh tế cao tại thôn Bắc Bình, nâng cao thu nhập cho người dân và góp phần hiệu quả vào việc xây dựng NTM tại địa phương.


Chuyển giao phương pháp diệt chuột bằng bẫy bán nguyệt không dùng mồi cho nông dân

Thôn Bắc Bình có 97 hộ với 420 nhân khẩu, tổng diện tích đất tự nhiên là 45,3 ha, trong đó có 43,3 ha đất canh tác nông nghiệp. Tháng 1/2013, CLB chăn nuôi bò thâm canh đã thành lập với 20 hộ dân tham gia, 3,5 ha đất trồng ngô, lạc của vùng Rào Lấp được chuyển hoàn toàn sang trồng cỏ nuôi bò. Sau hơn 1 năm CLB đi vào hoạt động, diện tích trồng cỏ đã tăng lên 4,8 ha, đến tháng 4/2014, tổng diện tích trồng cỏ toàn thôn đã đạt 5,5 ha, tăng gần gấp đôi so với diện tích ban đầu.

Đặc biệt, một số hộ ngoài CLB lúc đầu còn hoài nghi về hiệu quả của mô hình đã tự giác chuyển đổi từ đất màu sang trồng cỏ. Trên cơ sở nguồn thức ăn sẵn có, cùng với các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ KHKT, người dân trên địa bàn thôn Bắc Bình đã thay đổi nhận thức về chăn nuôi. Đã có 14 hộ tự giác cải tạo chuồng nuôi bò, 9 hộ khác đầu tư xây mới chuồng trại kiên cố theo đúng yêu cầu kỹ thuật, những hộ khác chưa có điều kiện cải tạo chuồng trại cũng đã nâng cấp chuồng nuôi bằng việc xây thêm máng ăn, máng uống.

Đến nay, số bò trong thôn Bắc Bình đã tăng lên 171 con, tăng 48,7% so với trước khi chưa thành lập CLB, đa số các hộ nuôi đều chuyển từ hình thức chăn thả quảng canh sang nuôi bò nhốt chuồng. Trước đây, cây màu được xem là cây trồng chủ lực của địa phương, chiếm đến 77,8% diện tích đất sản xuất nông nghiệp, ước tính lãi ròng trên một sào đất màu tốt nhất (sản xuất 3 vụ/năm) đạt gần 1 triệu đồng/năm. Cũng trên diện tích đó, khi trồng cỏ chăn nuôi bò, lợi nhuận đã tăng gấp 4,2 lần, đạt 3,9 triệu đồng/sào/năm. Đây chính là cơ sở để mô hình có sức lan tỏa và phát triển bền vững ở thôn Bắc Bình và một số địa phương lân cận. Mô hình là kết quả của quá trình tự nguyện tổ chức lại sản xuất và áp dụng khoa học công nghệ của cộng đồng thôn dưới sự hướng dẫn của các nhà khoa học.

Nhờ hiệu quả về kinh tế, người dân thôn Bắc Bình đã thay đổi cách thức sản xuất, thay đổi tư duy trong việc áp dụng kỹ thuật để chuyển đổi phương thức, tập quán sản xuất truyền thống sang hướng sản xuất mới nhằm đem lại lợi nhuận cao nhất trên một đơn vị diện tích. Nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống cho người dân là mục tiêu cơ bản mà chương trình xây dựng NTM hướng đến. Mô hình CLB chăn nuôi bò thâm canh ở thôn Bắc Bình đã làm được điều đó.

Từ hiệu quả của các công trình, giải pháp sáng tạo kỹ thuật đối với quá trình thực hiện chương trình xây dựng NTM, Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh đã ký hợp đồng chuyển giao cho các địa phương trong tỉnh đưa vào áp dụng. Chẳng hạn như năm 2014, Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh đã tổ chức tập huấn và chuyển giao phương pháp diệt chuột bằng bẫy bán nguyệt không dùng mồi cho 8 xã thí điểm xây dựng NTM của tỉnh. Đến nay, toàn tỉnh đã có trên 60.000 chiếc bẫy chuột không dùng mồi được nông dân sử dụng, bẫy được trên 200.000 con chuột, góp phần bảo vệ mùa màng, tăng năng suất lúa trên địa bàn toàn tỉnh. Gần đây nhất, tại hội thảo “Sáng tạo kỹ thuật phục vụ xây dựng NTM”, Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh đã ký hợp đồng chuyển giao kết quả sáng tạo kỹ thuật về phương pháp sử dụng vi khuẩn đối kháng phòng trừ bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu; ứng dụng giải pháp sáng tạo kỹ thuật bếp tiết kiệm nhiên liệu và thân thiện với môi trường; xây dựng HTX chăn nuôi bò thâm canh cho các địa phương trong tỉnh, qua đó giúp các xã thực hiện có hiệu quả các tiêu chí trong chương trình xây dựng NTM.

Baoquangtri.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Liên kết Website
Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
Chính phủ Nước CHXHCNVN
https://quochoi.vn/
Báo Nhân dân
Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật
Cổng Thông tin điện tử Tỉnh ủy Quảng Trị
Báo Quảng Trị
Đài PT-TH tỉnh
Trang Thông tin điện tử UBND tỉnh
Trang tin điện tử Bộ Nông nghiệp&PTNT
Hội Nông dân Việt Nam
Báo điện tử Dân việt
Sở Nông nghiệp &PTNT
Sở khoa học công nghệ tỉnh Quảng Trị
Sở lao động TB&XH tỉnh Quảng Trị
Cổng thông tin điện tử pháp điển
Thăm dò ý kiến

Bạn nghĩ sao về sự thay đổi giao diện mới của trang web Hội Nông dân Quảng Trị so với phiên bản cũ?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập172
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm167
  • Hôm nay18,301
  • Tháng hiện tại310,720
  • Tổng lượt truy cập2,189,098
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây