Bệnh cúm gia cầm và biện pháp phòng chống

Thứ năm - 14/01/2016 04:21 87 0
Hiện nay, theo quy định, khi phát hiện bệnh cúm gia cầm của một cơ sở chăn nuôi thì toàn bộ số gia cầm của cơ sở đó phải bị tiêu huỷ và tiêu độc, không điều trị.

Hiện nay, theo quy định, khi phát hiện bệnh cúm gia cầm của một cơ sở chăn nuôi thì toàn bộ số gia cầm của cơ sở đó phải bị tiêu huỷ và tiêu độc, không điều trị.

    1. Nguyên nhân, đặc điểm chung của bệnh

    Do vi-rút Influenza A gây nên bệnh truyền nhiễm cấp tính, rất nguy hiểm.

    Lây lan nhanh, mạnh, xảy ra ở tất cả các loại gia cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng, chim ở mọi lứa tuổi.

    Nếu vi-rút có độc lực cao, bệnh gây chết nhiều gia cầm, tỷ lệ chết tới 100%.

    Nếu vi-rút có độc lực thấp, bệnh gây tỉ lệ gà ốm cao, tỉ lệ chết thấp.

    Bệnh lây sang người.

    Bệnh xảy ra quanh năm, thường phát vào lúc chuyển mùa từ Thu sang Đông và vào mùa Đông.

    Thuỷ cầm (ngan, vịt) là nơi tàng trữ vi-rút cúm gây bệnh cho gà và con người.

    2. Đường lây lan

    Lây chủ yếu qua đường hô hấp, đường tiêu hoá.

    Do tiếp xúc giữa gà ốm và gà khỏe.

    Do bụi, gió và không khí có mầm bệnh.

    Do phương tiện vận chuyển, thức ăn, nước uống nhiễm mầm bệnh.

    Do dụng cụ chăn nuôi thú y nhiễm mầm bệnh.

    Do công nhân chăn nuôi, khách thăm quan đến từ vùng có bệnh.

    Do tiếp xúc với thuỷ cầm, chim hoang dã mang mầm bệnh.

    Do vận chuyển gia cầm từ nơi này đến nới khác chưa có kiểm định thú y.

    3. Triệu chứng (biểu hiện bên ngoài)

    Gà bị bệnh cúm gia cầm có biểu hiệnxuất huyết mào, mắt, tích
    Chân gà xuất huyết do nhiễm bệnh cúm gia cầm

    Gia cầm bệnh đột ngột sốt cao, thân nhiệt lên tới 44 – 45 oC.

    Ho khẹc, thở khó, khi thở phải há miệng.

    Chảy nước mắt, nước mũi và dãi dớt liên tục.

    Mào, tích và hàm dưới sưng, tích nước, xuất huyết đỏ từng đám.

    Kết mạc mắt sưng, xuất huyết; ở thuỷ cầm có hiện tượng kéo màng mắt trắng.

    Ỉa chảy nặng, phân xám vàng, xám xanh, đôi khi có máu, mùi tanh.

    Da tím tái và xuất huyết ở dưới da, đặc biệt là da chân.

    Đi lại loạng choạng, xiêu vẹo, run rẩy, đứng túm tụm vào một chỗ.

    Có thể gặp triệu chứng thần kinh: co giật, liệt;

    Gà đẻ giảm đẻ hoặc ngừng hẳn nhưng vỏ trứng không bị mất màu.

    Tỷ lệ gà mắc bệnh rất cao.

    Tỷ lệ chết có thể rất cao (100% đàn), có thể thấp tuỳ theo độc lực của mầm bệnh.

    Xuất huyết từng đám dưới da chân

    4. Bệnh tích (biểu hiện bên trong)

    Mũi bị viêm, xuất huyết và tịt lại.

    Mào và tích đỏ thẫm, có tích nước.

    Các phủ tạng: phổi, tim, gan, lách, thận, buồng trứng… đều bị xuất huyết và viêm hoại tử.

    Đặc biệt màng treo ruột, mỡ bụng xuất huyết khác với tất cả bệnh khác.

    Tuyến tuỵ sưng to, có các vạch vàng, đỏ xen kẽ.

    Niêm mạc dạ dày tuyến, hậu môn, túi huyệt và các tổ chức dưới da, tổ chức cơ đều bị xuất huyết, đỏ thẫm từng mảng.

    5. Biện pháp phòng chống

    5.1. Phòng bệnh

    Chỉ chọn mua gà ở những cơ sở giống tốt, đảm bảo không có bệnh.

    Chỉ chọn mua gà khoẻ mạnh, không nhốt chung gà mới mua về với gà khoẻ đang nuôi, cần cách ly nuôi riêng trong vòng 10 ngày.

    Vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại thường xuyên.

    Đảm bảo chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi luôn luôn sạch và khô ráo.

    Thức ăn, nước uống sạch sẽ.

    Hạn chế người ra vào khu vực chăn nuôi.

    Có biện pháp ngăn ngừa, không cho gà tiếp xúc với thuỷ cầm, bồ câu, chim trời (không nuôi chung gà với các loại gia cầm và gia súc khác).

    Thường xuyên thải loại những gia cầm ốm, yếu ra khỏi đàn.

    Thường xuyên sát trùng chuồng gà và khu vực thả gà.

    Tiêm vắcxin phòng bệnh theo hướng dẫn của cơ quan thú y.

    5.2. Khi có dịch bệnh xảy ra

    Báo ngay cho cán bộ thú y cơ sở khi thấy gà có hiện tượng ốm, chết.

    Không bán chạy gà ốm, không ăn thịt gia cầm trong đàn bị bệnh, không vứt xác chết bừa bãi.

    Bao vây ổ dịch, tiêu huỷ toàn bộ gia cầm chết, mắc bệnh và gia cầm khác trong đàn, bằng cách đốt hoặc đào hố chôn sâu với chất sát trùng hoặc vôi bột theo quy định của thú y.

    Vệ sinh, tiêu độc ổ dịch theo hướng dẫn của cán bộ thú y.

    Lưu ý: Hiện nay, theo quy định, khi phát hiện bệnh cúm gia cầm của một cơ sở chăn nuôi thì toàn bộ số gia cầm của cơ sở đó phải bị tiêu huỷ và tiêu độc, không điều trị vì:

    - Tất cả các loại kháng sinh và hoá dược hiện đang sử dụng đều không có tác dụng với bệnh cúm gia cầm.

    - Vi-rút cúm gia cầm lây lan rất nhanh, gây nguy hiểm cho tất cả các loài gia cầm, nhiều loài chim và cả cho người.

    khuyennongvn.gov.vn

    Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

    Click để đánh giá bài viết
    Liên kết Website
    Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
    Chính phủ Nước CHXHCNVN
    https://quochoi.vn/
    Báo Nhân dân
    Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật
    Cổng Thông tin điện tử Tỉnh ủy Quảng Trị
    Báo Quảng Trị
    Đài PT-TH tỉnh
    Trang Thông tin điện tử UBND tỉnh
    Trang tin điện tử Bộ Nông nghiệp&PTNT
    Hội Nông dân Việt Nam
    Báo điện tử Dân việt
    Sở Nông nghiệp &PTNT
    Sở khoa học công nghệ tỉnh Quảng Trị
    Sở lao động TB&XH tỉnh Quảng Trị
    Cổng thông tin điện tử pháp điển
    Thăm dò ý kiến

    Bạn nghĩ sao về sự thay đổi giao diện mới của trang web Hội Nông dân Quảng Trị so với phiên bản cũ?

    Thống kê truy cập
    • Đang truy cập151
    • Máy chủ tìm kiếm5
    • Khách viếng thăm146
    • Hôm nay18,779
    • Tháng hiện tại312,352
    • Tổng lượt truy cập2,190,730
    Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây