Chuyển đổi cơ cấu cây trồng đem lại hiệu quả bước đầu

Thứ tư - 08/12/2021 01:51 131 0
Năm 2021, mặc dù trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, thách thức do thiên tai, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, tác động tiêu cực của COVID-19 lên toàn bộ đời sống, sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp, đặc biệt là đứt gãy chuỗi cung ứng và sản xuất, gián đoạn thị trường tiêu thụ nông sản, nhưng một trong những điểm sáng của ngành nông nghiệp Quảng Trị rất đáng ghi nhận đó là quá trình tái cơ cấu trên lĩnh vực trồng trọt vẫn được tiến hành đúng tiến độ và đem lại hiệu quả thiết thực.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng đem lại hiệu quả bước đầu

Năm 2021, mặc dù trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, thách thức do thiên tai, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, tác động tiêu cực của COVID-19 lên toàn bộ đời sống, sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp, đặc biệt là đứt gãy chuỗi cung ứng và sản xuất, gián đoạn thị trường tiêu thụ nông sản, nhưng một trong những điểm sáng của ngành nông nghiệp Quảng Trị rất đáng ghi nhận đó là quá trình tái cơ cấu trên lĩnh vực trồng trọt vẫn được tiến hành đúng tiến độ và đem lại hiệu quả thiết thực.




Vườn tiêu mang lại hiệu quả kinh tế cao của nông dân ở thị trấn Hồ Xá, huyện Vĩnh Linh. Ảnh: NN

Có thể khẳng định, từ năm 2017, bằng Nghị quyết số 03/2017/NQHĐND về chính sách hỗ trợ phát triển một số cây trồng, con nuôi tạo sản phẩm chủ lực có lợi thế cạnh tranh trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2025 đã có tác động rất quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh theo hướng hiện đại, bền vững.

Cũng nhờ Nghị quyết số 03/2017/NQHĐND, việc xác định 6 cây 2 con chủ lực trên địa bàn tỉnh đã định hình, việc tái cơ cấu trên lĩnh vực trồng trọt đã có nhiều thuận lợi hơn trước. Tỉnh đã tổ chức lại sản xuất theo hướng tập trung, chuyên canh, ứng dụng khoa học công nghệ, từng bước hình thành vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch, canh tác tự nhiên gắn với liên kết bền vững theo chuỗi giá trị. Đối với chính sách hỗ trợ ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất cánh đồng lớn, lúa hữu cơ, sạch, có liên kết, từ năm 2018 - 2020 đã thực hiện được 1.500 ha lúa chất lượng cao, dự kiến đến hết năm 2021 có thêm 500 ha.

Trong 3 năm (2018 - 2020), toàn tỉnh tổ chức sản xuất hơn 112.300 ha lúa chất lượng cao, chiếm hơn 72% tổng diện tích gieo trồng lúa của cả giai đoạn, trong đó diện tích lúa sản xuất theo hướng hữu cơ 1.200 ha, lúa canh tác tự nhiên hơn 300 ha, diện tích lúa sản xuất theo cánh đồng lớn hơn 25.000 ha. Hiện trên địa bàn tỉnh đã có hơn 39.000 ha lúa chất lượng cao, lúa đặc sản theo hướng hữu cơ, sạch, có liên kết. Mô hình sản xuất nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu với diện tích gần 5.000 ha đã mang lại hiệu quả kinh tế gấp 1,2 - 1,5 lần so với sản xuất truyền thống, giảm đáng kể phát thải khí nhà kính nhờ áp dụng quy trình canh tác tiên tiến.

Tỉnh cũng đã áp dụng chính sách hỗ trợ thí điểm chương trình tái canh cây cà phê đạt gần 500 ha trong giai đoạn 2017-2020. Cây hồ tiêu cũng được quan tâm đầu tư để đạt diện tích 2.520 ha, trong đó có gần 95 ha hồ tiêu ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm, sản xuất hồ tiêu theo tiêu chuẩn hữu cơ, VietGAP gần 200 ha.

Việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng còn thể hiện rõ nét ở diện tích đất lúa kém hiệu quả đã được chuyển sang cây trồng khác đem lại giá trị kinh tế cao hơn như cây dưa hấu, mè đen, đậu xanh với diện tích chuyển đổi trong 4 năm qua (2017 - 2020) đạt hơn 722 ha. Chuyển đổi đất trồng rừng kém hiệu quả, đất cát hoang hóa sang trồng dứa với diện tích 146 ha, trồng chanh leo hơn 80 ha.

Trên diện tích chuyển đổi, giá trị thu nhập mang lại cho người sản xuất tăng từ 12 - 14 triệu đồng/ha, đặc biệt các diện tích chuyển đổi trên đất trồng rừng sang trồng cây dược liệu, cây ăn quả có hiệu quả cao hơn từ 3 - 4 lần so với trồng rừng. Trong phương án số 1629/PA-UBND ngày 29/4/2021 của UBND tỉnh về tổ chức sản xuất ứng phó với thiên tai, dịch bệnh và nâng cao giá trị gia tăng trong vụ hè thu và thu đông năm 2021, đặt ra mục tiêu chuyển đổi 378,24 ha đất lúa thiếu nước sang sản xuất cây trồng cạn, trong đó sang trồng ngô 40,6 ha, đậu các loại 215,34 ha, rau màu các loại 16,5 ha, dưa hấu trên 100 ha.

Việc tái cơ cấu trên lĩnh vực trồng trọt còn thể hiện ở việc phát triển mạnh những loại cây có lợi thế về nhu cầu thị trường và giá trị kinh tế cao như cây ăn quả, cây dược liệu. Nhiều vùng cây ăn quả và dược liệu đã hình thành như bưởi da xanh, bơ 034, chanh leo, ổi lê Đài Loan, sầu riêng, cà gai leo, chè vằng, sâm Bố Chính… tập trung ở các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ với diện tích cây ăn quả và cây dược liệu toàn tỉnh hơn 7.480 ha.

Các địa phương cũng đã hình thành nhiều mô hình, vùng sản xuất liên kết với các doanh nghiệp gắn với ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản trên địa bàn (như lúa hữu cơ, tiêu hữu cơ, chanh leo, dược liệu, dưa lưới…). Nhờ tăng cường mối liên kết 4 nhà, 6 nhà trong sản xuất nông nghiệp, nhiều mô hình liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp đã bước đầu phát huy hiệu quả như gạo hữu cơ, chanh leo, cây dược liệu, dứa nguyên liệu, hồ tiêu hữu cơ…

Việc chỉ đạo ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ với quy mô ngày càng tăng như công nghệ tưới tiết kiệm, thủy canh, nhà lưới, nhà màng, canh tác theo tiêu chuẩn 4C, UTZ, canh tác hữu cơ, canh tác tự nhiên... Những nỗ lực này đem lại kết quả là năng suất, sản lượng, giá trị nhiều loại cây trồng tăng qua các năm. Giá trị sản xuất trên 1 ha không ngừng tăng lên, đến nay đã đạt hơn 60 triệu đồng/ha.

Trong định hướng tái cơ cấu trên lĩnh vực trồng trọt của tỉnh đến năm 2025 sẽ ổn định diện tích trồng lúa 47.300 ha, đảm bảo trên 95% diện tích được sử dụng giống xác nhận, giống ngắn ngày. Diện tích gieo trồng lúa chất lượng cao bình quân hằng năm đạt trên 80% tổng diện tích gieo trồng lúa. Phấn đấu đến năm 2025 có trên 1.000 ha lúa hữu cơ canh tác tự nhiên. Ổn định diện tích sắn nguyên liệu 10.500 ha. Cây hồ tiêu ổn định diện tích 2.700 ha và tập trung phát triển, canh tác hồ tiêu theo quy trình chỉ dẫn địa lý hồ tiêu Quảng Trị, đạt các tiêu chuẩn hữu cơ, an toàn thực phẩm 300 ha. Ổn định diện tích cây cà phê 5.000 ha.

Chú trọng phát triển cà phê hữu cơ, sinh thái, có chứng nhận theo các tiêu chuẩn chất lượng cao (4C, Rain Forest và các chứng nhận khác) đạt 1.000 ha. Diện tích cây cao su trên 20.000 ha, sản lượng đạt từ 20.000 - 25.00 tấn. Mở rộng diện tích cây ăn quả và cây dược liệu lên 11.000 ha. Tập trung quy hoạch phát triển ít nhất 4 vùng, khu vực sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và nông nghiệp hữu cơ theo các đối tượng chủ lực tại các vùng sản xuất của tỉnh gồm 1 vùng lúa, 1 vùng hồ tiêu, 1 vùng cà phê, 1 vùng cây ăn quả, cây dược liệu. Chú trọng nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm thông qua việc sản xuất đảm bảo các tiêu chuẩn chứng nhận hữu cơ, an toàn thực phẩm./.

Baoquangtri.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Liên kết Website
Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
Chính phủ Nước CHXHCNVN
https://quochoi.vn/
Báo Nhân dân
Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật
Cổng Thông tin điện tử Tỉnh ủy Quảng Trị
Báo Quảng Trị
Đài PT-TH tỉnh
Trang Thông tin điện tử UBND tỉnh
Trang tin điện tử Bộ Nông nghiệp&PTNT
Hội Nông dân Việt Nam
Báo điện tử Dân việt
Sở Nông nghiệp &PTNT
Sở khoa học công nghệ tỉnh Quảng Trị
Sở lao động TB&XH tỉnh Quảng Trị
Cổng thông tin điện tử pháp điển
Thăm dò ý kiến

Bạn nghĩ sao về sự thay đổi giao diện mới của trang web Hội Nông dân Quảng Trị so với phiên bản cũ?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập54
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm49
  • Hôm nay11,669
  • Tháng hiện tại275,613
  • Tổng lượt truy cập2,705,887
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây