Đồng hành cùng hội viên nông dân xây dựng mô hình phát triển kinh tế

Thứ hai - 07/06/2021 22:57 112 0
Những năm gần đây, Hội Nông dân các cấp đã tập trung hỗ trợ hội viên xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình phát triển kinh tế thành công, góp phần giúp hội viên nông dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế, xã hội.
Đồng hành cùng hội viên nông dân xây dựng mô hình phát triển kinh tế

Những năm gần đây, Hội Nông dân các cấp đã tập trung hỗ trợ hội viên xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình phát triển kinh tế thành công, góp phần giúp hội viên nông dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế, xã hội.




Mô hình cá chình lồng được vay vốn Quỹ hỗ trợ nông dân mang lại hiệu quả kinh tế cao ở xã Phong Bình, huyện Gio Linh


Các cấp Hội đã phối hợp với các cơ quan, ban ngành liên quan, các công ty, doanh nghiệp chung tay cùng hỗ trợ cho hội viên nông dân phát triển sản xuất đã tổ chức khảo sát nhu cầu của hội viên về phát triển kinh tế; tích cực tìm hiểu, nghiên cứu các mô hình sản xuất mới phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và khả năng tham gia của hội viên nông dân để tập trung phát triển. Đồng thời, tuyên truyền, vận động hội viên thực hiện tốt những chủ trương về phát triển kinh tế hộ, kinh tế tập thể và đăng ký chỉ tiêu thực hiện mô hình; vận động nông dân dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất, đẩy mạnh cơ giới hóa, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; Năm 2020 các cấp Hội phối hợp với các Doanh nghiệp, các HTX, đại lý tạo điều kiện cho nông dân mua với hình thức trả chậm: Thuốc BVTV, giá trị gần 3,5 tỷ đồng, 10.530 tấn giống các loại, 2.159 tấn phân bón các loại; phối hợp với Ngân hàng NN & PTNT huyện chuyển giao 5 chiếc máy giá trị 1, 2 tỷ đồng theo Quyết định của Thủ tướng chính phủ: Các cấp Hội đã chủ động, tích cực hơn trong công tác tham mưu, phối hợp tăng cường tập huấn trang bị kiến thức khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, đã tổ chức 135 lớp cho 4.541 lượt cán bộ Hội và hội viên, nông dân; t đó đã xây dựng và nhân rộng các mô hình kinh tế có hiệu quả, hình thành một số vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa, xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho nông sản, phát triển mô hình theo chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp an toàn.

Để thúc đẩy phát triển, các cấp Hội đã đứng ra tín chấp hỗ trợ vốn cho hội viên nông dân xây dựng mô hình, giải quyết việc làm tại địa phương, cho hàng ngàn hộ nông dân tiếp cận nguồn vốn, Trong đó: Nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp 22, 3 tỷ đồng; Nguồn vốn giải quyết việc làm Trung ương Hội 1,2 tỷ đồng; dư nợ Ngân hàng CSXH dư nợ 939 tỷ đồng, gồm 21.585 hộ tham gia; Nguồn qua Ngân hàng Nông nghiệp dư nợ 843 tỷ đồng, cho trên 10 nghìn hộ quay vòng xây dựng mô hình phát triển kinh tế.

Chỉ đạo các cấp Hội hướng dẫn hội viên nông dân tập trung phát triển kinh tế trang trại, gia trại, mô hình kinh tế hộ từ đó đã xuất hiện nhiều mô hình phát triển kinh tế có hiệu quả như: Mô hình ứng dụng công nghệ sinh học trong nuôi trồng thủy sản, trồng nấm, rau màu cao cấp, hoa - cây cảnh ở thành phố Đông Hà; chăn nuôi lợn sinh sản, cải tạo vườn tiêu, trồng cây ăn quả ở Vĩnh Linh; trồng chuối, tái canh cây cà phê ở Hướng Hóa; chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường, nuôi tôm, nuôi cá chình lồng, mô hình trồng lúa chất lượng cao ở Gio Linh, Hải Lăng, Triệu Phong; mô hình trồng cây dược liệu, trồng sắn dây tại Cam Lộ; xây dựng mô hình trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc, khôi phục và bảo vệ môi trường sinh thái ở Đakrông. Hội Nông dân tỉnh trực tiếp xây dựng các mô hình sản xuất theo hướng an toàn sinh học: Mô hình trồng thanh long ruột đỏ tại Vĩnh Thủy 03 ha cho 10 hộ đến nay đã được khẳng định năng suất và chất lượng được Sở Nông nghiệp và PTNT chọn để xây dựng vườn giống; mô hình chăn nuôi gà an toàn sinh học tại Vĩnh Chấp, Vĩnh Tú, Vĩnh Giang quy mô 15.000 con cho 15 hộ; mô hình trồng tiêu áp dụng chế phẩm sinh học tại Phong Bình quy mô 02 ha cho 15 hộ; mô hình trồng sắn dây tại Cam Chính. Các mô hình phát huy hiệu quả, được Hội các cấp chỉ đạo nhân rộng trên địa bàn, đồng thời thành lập được các tổ Hội nghề nghiệp và Tổ hợp tác để liên kết trong sản xuất được các ngành và địa phương đánh giá cao.

Đến nay, Hội Nông dân tỉnh Quảng Trị đã hướng dẫn hội viên xây dựng hơn 345 mô hình kinh tế tập thể, trong đó: 156 mô hình trồng trọt, 119 mô hình chăn nuôi, 43 mô hình kinh doanh dịch vụ và 27 mô hình thủy sản. Bên cạnh đó Hội Nông dân các cấp tuyên truyền, hướng dẫn phối hợp xây dựng 05 nhãn hiệu được bảo hộ: Chuối Hướng Hóa, Bún Cẩm Thạch (Thanh An) Cam Lộ, Xà lách Xoong Gio An, Bún Thượng Trạch (Triệu Sơn).

Có thể khẳng định rằng việc xây dựng mô hình phát triển kinh tế liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản có vai trò rất quan trọng trong phát triển nông nghiệp, tăng thu nhập nâng cao đời sống của nông dân. Từ đó, giúp nông dân mở rộng quy mô sản xuất hàng hóa, áp dụng các quy trình kỹ thuật và nâng cao năng lực quản lý, điều hành, tổ chức sản xuất, góp phần đẩy mạnh phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững, xây dựng tổ chức Hội và phong trào nông dân ngày càng vững mạnh./.

Lê Văn Mẫn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Liên kết Website
Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
Chính phủ Nước CHXHCNVN
https://quochoi.vn/
Báo Nhân dân
Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật
Cổng Thông tin điện tử Tỉnh ủy Quảng Trị
Báo Quảng Trị
Đài PT-TH tỉnh
Trang Thông tin điện tử UBND tỉnh
Trang tin điện tử Bộ Nông nghiệp&PTNT
Hội Nông dân Việt Nam
Báo điện tử Dân việt
Sở Nông nghiệp &PTNT
Sở khoa học công nghệ tỉnh Quảng Trị
Sở lao động TB&XH tỉnh Quảng Trị
Cổng thông tin điện tử pháp điển
Thăm dò ý kiến

Bạn nghĩ sao về sự thay đổi giao diện mới của trang web Hội Nông dân Quảng Trị so với phiên bản cũ?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập50
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm38
  • Hôm nay17,903
  • Tháng hiện tại189,952
  • Tổng lượt truy cập2,332,248
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây