Hội thảo chia sẻ kết quả khảo sát đánh giá tác động của FTAs đối với ngành hàng cà phê Hướng Hóa

Thứ tư - 21/04/2021 21:44 100 0
Ngày 20/4/2021, Hội Nông dân tỉnh kết hợp với Mạng An ninh Lương thực và Giảm nghèo Việt Nam (CIFEN) tổ chức Hội thảo chia sẻ kết quả khảo sát đánh giá tác động của FTAs đối với ngành hàng cà phê Hướng Hóa. Tham dự Hội thảo có bà Ngô Thị Lan Phương – Giám đốc Trung tâm phát triển Cộng đồng Bền vững (S-CODE), Trưởng Đoàn khảo sát cùng các thành viên đại diện của Trung tâm Tư vấn Truyền thông và Phát triển (CCDC), Trung tâm Asiaplant; về phía tỉnh có đồng chí Trần Văn Bến – TUV, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh, đồng chí Trần Thanh Hiền – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đồng chí Nguyễn Hữu Hưng – Phó Giám đốc Sở Công thương; về phía huyện có đại diện Phòng Nông nghiệp và Hội Nông dân huyện Hướng Hóa cùng 10 hội viên nông dân trồng cà phê và doanh nghiệp kinh doanh cà phê trên địa bàn huyện Hướng Hóa.
Hội thảo chia sẻ kết quả khảo sát đánh giá tác động của FTAs đối với ngành hàng cà phê Hướng Hóa

Ngày 20/4/2021, Hội Nông dân tỉnh kết hợp với Mạng An ninh Lương thực và Giảm nghèo Việt Nam (CIFEN) tổ chức Hội thảo chia sẻ kết quả khảo sát đánh giá tác động của FTAs đối với ngành hàng cà phê Hướng Hóa. Tham dự Hội thảo có bà Ngô Thị Lan Phương – Giám đốc Trung tâm phát triển Cộng đồng Bền vững (S-CODE), Trưởng Đoàn khảo sát cùng các thành viên đại diện của Trung tâm Tư vấn Truyền thông và Phát triển (CCDC), Trung tâm Asiaplant; về phía tỉnh có đồng chí Trần Văn Bến – TUV, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh, đồng chí Trần Thanh Hiền – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đồng chí Nguyễn Hữu Hưng – Phó Giám đốc Sở Công thương; về phía huyện có đại diện Phòng Nông nghiệp và Hội Nông dân huyện Hướng Hóa cùng 10 hội viên nông dân trồng cà phê và doanh nghiệp kinh doanh cà phê trên địa bàn huyện Hướng Hóa.



Đồng chí Trần Văn Bến – TUV, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh phát biểu khai mạc Hội thảo

Tại Hội thảo, đại diện Đoàn khảo sát của Mạng An ninh lương thực và giảm nghèo Việt Nam đã trình bày các vấn đề cơ bản của FTAs và báo cáo nhanh kết quả nghiên cứu đánh giá chuỗi cà phê tại Quảng Trị. Theo đánh giá của CIFEN, khi tham gia các hiệp định FTAs song phương và đa phương, bên cạnh tạo cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản thì sẽ có những thách thức như gia tăng cạnh tranh với các mặt hàng nhập khẩu, khó đáp ứng quy tắc nguồn gốc xuất xứ, nhiều hàng rào kỹ thuật... Tại Quảng Trị, theo khảo sát của CIFEN, mặc dù thời gian qua, địa phương đã có nhiều chính sách hỗ trợ như Nghị quyết số 03/2017/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh về hỗ trợ phát triển một số cây trồng, con nuôi tạo sản phẩm chủ lực có lợi thế cạnh tranh trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025, trong đó xác định cây cà phê là cây chủ lực của địa phương; Quyết định số 837 của UBND huyện Hướng Hóa về đề án tái canh cà phê; chương trình OCOP; chương trình khuyến công; các dự án EMEE, Viện Mekong... Điều kiện đất đai, thời tiết khí hậu vùng Hướng Hóa phù hợp với phát triển của cây cà phê. Người dân có nhiều kinh nghiệm; sản phẩm cà phê có chất lượng tốt, đã từng xuất khẩu đi Hà Lan và Đức.

Tuy nhiên, việc phát triển cây cà phê trên địa bàn huyện Hướng Hóa vẫn còn nhiều thách thức như đất sản xuất thiếu bổ sung phân hữu cơ; mô hình tự sản xuất phân hữu cơ vi sinh có quy mô nhỏ; tính cạnh tranh của sản phẩm cà phê yếu trong bối cảnh giá cà phê thế giới biến động mạnh; nguồn vốn tích lũy của người dân cạn kiệt; khả năng ứng dụng công nghệ mới vào trồng trọt và chăm sóc cây cà phê của người dân còn hạn chế; đầu ra của sản phẩm cà phê gặp khó khăn.


Đại diện Đoàn khảo sát báo cáo kết quả đánh giá tác động của FTAs đối với ngành hàng cà phê Hướng Hóa

Trên cơ sở đó, CIFEN đề xuất các kiến nghị gồm thúc đẩy các diễn đàn đối thoại 6 nhà (nhà nước, ngân hàng, nông dân, doanh nghiệp, khoa học, phân phối); xác định các khâu, tạo mối liên kết chặt chẽ trong chuỗi sản xuất; xây dựng và áp dụng bộ quy chuẩn trồng, chăm sóc, thu hái cà phê theo hướng hữu cơ; đánh giá mô hình Hợp tác xã (HTX) cà phê sạch Khe Sanh để rút kinh nghiệm và nhân rộng; các chương trình hỗ trợ cần đồng bộ, đi vào thực chất và có sự tham gia của các bên liên quan.


Hội viên nông dân xã Hướng Tân tham gia thảo luận tại Hội thảo

Các đại biểu đại điện cho các Sở, ban, ngành, doanh nghiệp kinh doanh cà phê và hội viên nông dân của huyện Hướng Hóa đã tập trung phân tích những khó khăn, thách thức và triển vọng trong sản xuất, chế biến và cung cấp sản phẩm cà phê cho thị trường trong nước cũng như xuất khẩu. Kết luận Hội thảo, đồng chí Trần Văn Bến - TUV, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh đánh giá cao chủ trương của tỉnh xác định cây cà phê là một trong những cây trồng chủ lực của tỉnh; thời gian tới để đề xuất các giải pháp hỗ trợ về tái canh có hiệu quả cần đánh giá đúng thực trạng sản xuất cây cà phê về diện tích trồng mới, diện tích cần tái canh; đồng thời, hỗ trợ xây dựng bộ nhận diện thương hiệu, xây dựng tiêu chuẩn ISO 22000; các thủ tục giấy tờ để xuất khẩu cà phê; liên kết với các doanh nghiệp, các HTX trong thực hiện các mô hình đạt tiêu chuẩn hữu cơ...; đa dạng các chính sách hỗ trợ về cây giống, phân bón... để nâng cao chất lượng cây cà phê; hỗ trợ nguồn vốn để phát triển máy móc chế biến đa dạng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cà phê./.

Lê Văn Mẫn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Liên kết Website
Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
Chính phủ Nước CHXHCNVN
https://quochoi.vn/
Báo Nhân dân
Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật
Cổng Thông tin điện tử Tỉnh ủy Quảng Trị
Báo Quảng Trị
Đài PT-TH tỉnh
Trang Thông tin điện tử UBND tỉnh
Trang tin điện tử Bộ Nông nghiệp&PTNT
Hội Nông dân Việt Nam
Báo điện tử Dân việt
Sở Nông nghiệp &PTNT
Sở khoa học công nghệ tỉnh Quảng Trị
Sở lao động TB&XH tỉnh Quảng Trị
Cổng thông tin điện tử pháp điển
Thăm dò ý kiến

Bạn nghĩ sao về sự thay đổi giao diện mới của trang web Hội Nông dân Quảng Trị so với phiên bản cũ?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập59
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm47
  • Hôm nay16,966
  • Tháng hiện tại302,202
  • Tổng lượt truy cập2,732,476
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây