Hội Nông dân Quảng Trị chuyển biến từ phong trào thi đua yêu nước

Thứ hai - 28/05/2018 21:41 59 0
Phong trào thi đua trong những năm qua của Hội Nông dân các cấp trong tỉnh được triển khai rộng khắp và đi vào chiều sâu bằng những việc làm, hoạt động thiết thực. Nội dung thi đua được thể hiện trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là đẩy mạnh 3 phong trào lớn do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phát động: Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững"; phong trào "Nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới" và phong trào "Nông dân tham gia đảm bảo quốc phòng an ninh". Từ đó xuất hiện nhiều gương tập thể, cá nhân tiêu biểu vươn lên giúp nhau thoát nghèo và làm giàu chính đáng, xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của địa phương.
Hội Nông dân Quảng Trị chuyển biến từ phong trào thi đua yêu nước

Phong trào thi đua trong những năm qua của Hội Nông dân các cấp trong tỉnh được triển khai rộng khắp và đi vào chiều sâu bằng những việc làm, hoạt động thiết thực. Nội dung thi đua được thể hiện trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là đẩy mạnh 3 phong trào lớn do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phát động: Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững"; phong trào "Nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới" và phong trào "Nông dân tham gia đảm bảo quốc phòng an ninh". Từ đó xuất hiện nhiều gương tập thể, cá nhân tiêu biểu vươn lên giúp nhau thoát nghèo và làm giàu chính đáng, xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của địa phương.




Đồng chí Nguyễn Đán – Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh thăm mô hình trồng tiêu của ông Cáp Quốc Hà ở xã Hải Chánh (Hải Lăng)


Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” ngày càng phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, có sức lan tỏa trong nông dân ở các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Hội Nông dân tỉnh đã chỉ đạo 100% cơ sở Hội phát động đăng ký thi đua SXKD giỏi cho các hộ hội viên nông dân. Đến nay toàn tỉnh có 21.803 hộ đạt tiêu chí hộ nông dân SXKD giỏi các cấp. Qua đó, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, ngành nghề, kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, chú trọng nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả, nhiều sản phẩm nông nghiệp có sức cạnh tranh trên thị trường. Trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện nhiều chủ trang trại, cá nhân SXKD giỏi có doanh thu cao. Tiêu biểu như: hộ ông Cáp Quốc Hà ở Hải Chánh (Hải Lăng) với mô hình trồng rừng 150 ha và trồng tiêu, thu nhập 800-900 triệu đồng/năm (đã trừ chi phí); ông Hồ Xuân Dương ở Cam An (Cam Lộ) với mô hình lợn, lúa cá, theo mô hình liên kết 4 nhà, mỗi năm lãi ròng 500 triệu đồng đã được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen. Hộ ông Đình Anh ở phường Đông Giang (Đông Hà) mô hình nuôi tôm bán thâm canh và 1,6 ha lúa, cho thu nhập sau khi đã trừ chi phí là 550 triệu đồng/ năm; ông Lê Văn Sơn ở Vĩnh Tú (Vĩnh Linh) với mô hình VAC kết hợp dịch vụ nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao đã được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tặng Bằng khen “Đã có thành tích xuất sắc trong phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi giai đoạn 2012-2017”.

Trong những năm qua, Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao KHKT cho hội viên, nông dân, đào tạo nghề cho lao động nông thôn với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Hội đã trực tiếp đào tạo và phối hợp đào tạo nghề cho nông dân được 557 lớp cho 14.784 học viên; tập huấn KHKT 1.250 lớp cho 66.370 lượt hội viên nông dân.; tư vấn giới thiệu việc làm là 11.742 người.

Hội đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội cho 22.910 hộ nông dân nghèo vay vốn, với dư nợ 750,3 tỷ đồng; phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho hội viên nông dân vay trên 521 tỷ đồng với 10.032 hộ; phối hợp với Ngân hàng Bưu điện Liên Việt có 2.281 hộ với dư nợ 82,6 tỷ đồng. Nguồn Quỹ HTND các cấp hơn 17,9 tỷ đồng. Từ các nguồn vốn này đã tạo điều kiện cho hội viên nông dân mở rộng đầu tư phát triển sản xuất có hiệu quả. Có thể khẳng định trong những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững đã đi vào chiều sâu, có chất lượng góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nâng cao đời sống của người nông dân trên địa bàn tỉnh.

Với phương châm “nông dân giúp nông dân” các cấp Hội đã tuyên truyền, vận động các hộ sản xuất, kinh doanh giỏi, chủ trang trại hỗ trợ, giúp đỡ cho 6.000 hộ hội viên nông dân thoát nghèo bằng nhiều hình thức như: hỗ trợ vật tư nông nghiệp, cây, con giống, công lao động, cho mượn vốn,...Đặc biệt trong sự cố môi trường biển vừa qua, các Chi hội cơ sở các xã vùng bãi ngang tích cực triển khai Chương trình chuyển đổi sinh kế, hội viên giúp nhau chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, khắc phục khó khăn, nhanh chóng ổn định đời sống, sản xuất cho ngư dân.

Hưởng ứng phong trào thi đua “Chung sức xây dựng nông thôn mới (NTM)”, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh xây dựng kế hoạch chỉ đạo các cấp Hội tuyên truyền, quán triệt ý nghĩa, mục đích và vai trò chủ thể của nông dân trong việc xây dựng NTM, vận động cán bộ hội viên nông dân tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, tuyên truyền 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới đến các chi tổ hội. Trong triển khai các hoạt động công tác Hội, một số nội dung có lồng ghép tuyên truyền xây dựng nông thôn mới như: tổ chức hội thi “Nhà nông đua tài”, hội thi “Nông dân với pháp luật”,... Thông qua các hội thi đã tuyên truyền sâu rộng các nội dung xây dựng NTM đến cán bộ, hội viên nông dân và nhân dân trong tỉnh, khen thưởng, biểu dương các gương nông dân điển hình tiên tiến trong xây dựng NTM. Kết quả nông dân toàn tỉnh đã đóng góp được 82.7 tỷ đồng, hiến 44.000m2 đất, tham gia 365.000 ngày công, hàng vạn cây cối, hoa màu,... để xây dựng các công trình công cộng, làm mới hàng trăm km đường bê tông nông thôn, đường nội đồng, góp phần tích cực hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Cuối năm 2017, toàn tỉnh có 40 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm tỷ lệ 34,18%, cao hơn mức bình quân chung của cả nước (29,4%) và không còn xã đạt dưới 5 tiêu chí.

Phong trào “Nông dân tham gia đảm bảo quốc phòng an ninh” đã được các cấp Hội trong tỉnh phối hợp chặt chẽ với lực lượng quân đội, công an, thanh tra, tư pháp,... triển khai có hiệu quả các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước về quốc phòng, an ninh. Thực hiện Quyết định số 81 của Thủ tướng Chính phủ (trước đây là Chỉ thị số 26) "Về việc tạo điều kiện cho các cấp Hội Nông dân tham gia giải quyết khiếu nại tố cáo của nông dân". Các cấp Hội đã tổ chức 1.753 buổi tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho 81.240 lượt hội viên nông dân tham gia; xây dựng 113 câu lạc bộ “Nông dân với pháp luật”; giải quyết 91 đơn thư khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Hội, hoà giải thành công 262 vụ mâu thuẫn trong nội bộ nông dân; tổ chức các cuộc thi "Nông dân với an toàn giao thông”, "Nông dân tìm hiểu kiến thức pháp luật và phòng chống tội phạm" ở các cơ sở Hội để tuyên truyền nông dân thực hiện.

Gắn các phong trào thi đua với việc thực Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, hàng năm Hội Nông dân tỉnh đã ban hành kế hoạch chỉ đạo các huyện, thành, thị và cơ sở Hội đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thành nội dung sinh hoạt thường xuyên của các cấp Hội. Thông qua Bản tin nông dân, Trang thông tin điện tử của Hội, mỗi số đều có các bài chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; trong đó chỉ nêu các gương điển hình trong cán bộ, hội viên nông dân học tập và làm theo lời Bác. Đẩy mạnh các phong trào thi đua làm theo lời Bác trong công tác, trong lao động sản xuất, trong sinh hoạt, trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, trong phong cách lãnh đạo, gần dân, sát dân... Phong trào học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách đạo đức Hồ Chí Minh theo chủ đề từng năm đã có tác dụng rộng rãi trong các cấp Hội, nhiều điển hình trong cán bộ, hội viên nông dân đã được nêu gương trong hệ thống Hội Nông dân các cấp.

Trong thời gian tới các cấp Hội tiếp tục triển khai, thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới công tác thi đua khen thưởng, chú trọng hướng dẫn tổ chức các phong trào thi đua ở các cơ sở Hội, xây dựng nội dung mục tiêu, tiêu chí thi đua, đăng ký thi đua và tổ chức phát động các phong trào thi đua. Tiếp tục đẩy mạnh 3 phong trào thi đua do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phát động nhất là phong trào "Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững". Xây dựng các mô hình điển hình, bồi dưỡng và nhân rộng các điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực, tiếp tục làm tốt công tác phối hợp với các ngành, địa phương để giúp nông dân về vốn, vật tư, khoa học kỹ thuật, khai thác có hiệu quả các chính sách đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn của Đảng, Nhà nước, góp phần xây dựng quê hương Quảng Trị ngày càng giàu đẹp./.

Từ Quang Hóa – Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Liên kết Website
Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
Chính phủ Nước CHXHCNVN
https://quochoi.vn/
Báo Nhân dân
Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật
Cổng Thông tin điện tử Tỉnh ủy Quảng Trị
Báo Quảng Trị
Đài PT-TH tỉnh
Trang Thông tin điện tử UBND tỉnh
Trang tin điện tử Bộ Nông nghiệp&PTNT
Hội Nông dân Việt Nam
Báo điện tử Dân việt
Sở Nông nghiệp &PTNT
Sở khoa học công nghệ tỉnh Quảng Trị
Sở lao động TB&XH tỉnh Quảng Trị
Cổng thông tin điện tử pháp điển
Thăm dò ý kiến

Bạn nghĩ sao về sự thay đổi giao diện mới của trang web Hội Nông dân Quảng Trị so với phiên bản cũ?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập73
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm64
  • Hôm nay11,337
  • Tháng hiện tại339,177
  • Tổng lượt truy cập2,217,555
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây