Hội Nông dân Giải phóng miền Nam - tổ chức nòng cốt của cách mạng ở nông thôn miền Nam trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Thứ tư - 11/04/2018 23:02 107 0
1. Ngày 21/4/1961, Hội Nông dân Giải phóng miền Nam chính thức ra đời.
Hội Nông dân Giải phóng miền Nam - tổ chức nòng cốt của cách mạng ở nông thôn miền Nam trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

1. Ngày 21/4/1961, Hội Nông dân Giải phóng miền Nam chính thức ra đời.

Ngày 20/7/1954, Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương được ký kết, tạm thời chia cắt đất nước ta thành hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau để tổ chức hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất nước nhà. Nhưng ngay sau khi Hiệp định Giơnevơ vừa được ký kết, Mỹ – Diệm đã trắng trợn vi phạm Hiệp định: Chúng ráo riết thi hành chính sách “tố cộng, diệt cộng”, triệt phá cơ sở cách mạng khắp các địa bàn nông thôn miền Nam. Phục hồi giai cấp địa chủ, tước đoạt ruộng đất mà cách mạng tháng Tám năm 1945 đã đem lại cho nông dân. Thành lập “khu trù mật” ở các vùng Tây Nguyên đến vùng đồng bằng Nam bộ, khống chế nông dân, tách “cá khỏi nước”. Ra Luật 10/59, đưa máy chém man rợ đi khắp miền Nam.




Lực lượng du kích xã Mỹ Nhơn, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre chiến đấu chống Mỹ-Ngụy trong những ngày đầu Đồng khởi ở Bến Tre (1960). Ảnh: TL


Tháng 01/1959 Hội nghị lần thứ 15 Ban chấp hành Trung ương Đảng đề ra nhiệm vụ: Giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc và “người cày có ruộng”. Xây dựng nước VN hoà bình thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Xác định đường lối cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Nghị quyết 15 của Đảng ra đời đã mở ra cao trào đồng khởi lịch sử của nông dân miền Nam. Cuối năm 1960, qua hai đợt đồng khởi, quân và dân miền Nam đã làm tan rã về cơ bản cơ cấu chính quyền của địch ở nông thôn. 1.383/2.627 xã ở miền Nam, nhân dân đã lập chính quyền tự quản, số xã còn lại hầu hết bị tê liệt. Ở Tây Nguyên và vùng núi khu V nguỵ quyền cơ sở đã bị quét sạch. Kế hoạch lập “khu trù mật” của địch đã bị phá sản, 2/3 ruộng đất của nông dân bị Mỹ – Diệm cướp đã trở về tay nông dân làm chủ.

Ngày 20/12/1960 Đại hội dại biểu Quốc dân miền Nam đã họp tại căn cứ Bắc Tây Ninh tuyên bố thành lập Mặt trận dân tộc Giải phóng miền Nam. Ngày 21/4/1961, Hội Nông dân Giải phóng miền Nam chính thức ra đời và trở thành thành viên của Mặt trận dân tộc giải phóng. Sau khi ra đời, Hội đã tuyên bố tán thành nội dung Tuyên ngôn và chương trình hành động 10 điểm của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, nhằm thực hiện các mục tiêu giải phóng dân tộc, hoà bình, thống nhất đất nước và thực hiện các quyền dân sinh, dân chủ. Đồng thời, Hội nhấn mạnh vai trò nòng cốt của nông dân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

2. Hội vững mạnh, nòng cốt trong các phong trào cách mạng ở nông thôn.

Qua phong trào Đồng khởi của Nông dân (1959-1960), tổ chức Hội đã phát triển nhanh chóng. Nông dân đứng dậy đốt phá “ấp chiến lược” tự giải phóng nông thôn. Đòn tấn công mạnh mẽ như Ap bắc –Ba Giai - Đồng Xoài đã làm cho kế hoạch “bình định của địch bị phá sản, “chiến tranh đặc biệt” bị thất bại, Hội Nông dân Giải phóng miền Nam thực hiện việc chuyển ruộng đất cho nông dân.

Năm 1965, đế quốc Mỹ gây “chiến tranh cục bộ” đưa quân sang trực tiếp xâm lược, đánh phá ác liệt, tổ chức Hội có bị xáo trộn nhưng chỉ sau một thời gian ngắn được củng cố và phát triển. Một số địa phương đã biết kết hợp các mặt công tác kháng chiến để phát triển hội viên. Có nơi huy động nông dân đi dân công kết hợp giáo dục phát triển hội viên, hoặc đưa nông dân đấu tranh 3 mũi (chính trị, binh vận, vũ trang) kết hợp bồi dưỡng phát triển.

Sau tháng 1/1965 Đại hội lần thứ nhất của Hội Nông dân Giải phóng miền Nam, phong trào Hội tiếp tục phát triển mạnh hơn về số lượng và chất lượng. Bộ máy tổ chức của Hội Nông dân Giải phóng đã hình thành theo 5 cấp: miền, khu, tỉnh, huyện và xã. Xã là tổ chức cơ sở của Hội, có Ban chấp hành xã, dưới có Ban cán sự thôn, ấp và tiểu tổ Hội.

Sau tháng 1/1969, Đại hội đại biểu Hội Nông dân Giải phóng miền Nam lần thứ II, Hội Nông dân các cấp trong toàn miền Nam đã lãnh đạo nông dân đứng dứơi ngọn cờ của Đảng, liên tiếp nổi dậy phá thế kìm kẹp của địch, mở rộng vùng giải phóng, góp phần quan trọng làm chuyển biến cục diện chiến tranh, tiến tới Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975.

3. Nông dân trực tiếp tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu.

20 năm xâm lược, đế quốc Mỹ và tay sai luôn đặt vấn đề ruộng đất làm quốc sách, thành một thủ đoạn có ý nghĩa chiến lược. Khắp nông thôn niềm Nam, từ Nam bộ đến Trung Nam bộ và Tây Nguyên, số ruộng đất của nông dân được cách mạng cấp đã bị địa chủ và chính quyền Mỹ- Diệm cướp lại gần hết. Tuy nhiên, kể từ sau Đồng khởi 1960 đến 1965, từ Trị Thiên vào đến Nam Bộ, nếu tính cả số đất đai mà nông dân đã thu trước đó thì ruộng đất có trong tay nông dân đến thời điểm này là 2.100.000 ha, chiếm 70% diện tích canh tác toàn miền. Mức tô trong vùng giải phóng đã giảm xuống còn từ 3 đến 20% sản lượng, trung bình là 10%, có nơi nông dân không nộp cho địa chủ nữa. Có thể nói chính sách ruộng đất của cách mạng do Hội Nông dân Giải phóng đứng ra thực hiện kể từ sau Đồng khởi đã có tác dụng tích cực động viên hội viên và nông dân miền Nam luôn trung thành với Đảng với cách mạng, sẵn sàng cống hiến, hy sinh cho cách mạng để giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước.




Đoàn cán bộ Hội Nông dân tỉnh Quảng Trị đến thăm Khu di tích lịch sử Căn cứ Trung ương Cục miền Nam năm 2016. Ảnh: TG


Dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự hướng dẫn của Hội Nông dân Giải phóng, nông dân miền Nam đã vượt qua mọi khó khăn gian khổ, bám đất giữ làng, “một tấc không đi, một li không rời”, giữ vững sản xuất, thực hiện khẩu hiệu “hầm tốt hơn nhà tốt”, “biến nhà thành công sự, biến đồng ruộng thành trận địa…. Các tổ vần, đổi công phần lớn ở trong các vùng căn cứ, vùng du kích nên hai nhiệm vụ sản xuất và chiến đấu luôn được gắn chặt với nhau. Hàng năm đã sắp xếp người đi tòng quân, người vào du kích bám đất giữ làng, người đi dân công phục vụ chiến đấu. Mặc dù bị địch khủng bố ác liệt nhưng những tổ vần, đổi công vẫn tồn tại và phát triển mạnh mẽ trong nông dân ở nông thôn, trở thành chỗ dựa nửa hợp pháp của cách mạng miền Nam.

4. Hội Nông dân Giải phóng – xương sống ở nông thôn thời chống Mỹ

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng đã xác định nông dân là lực lượng hùng hậu của cách mạng. Nhiệm vụ cơ bản của giải phóng miền Nam là giải phóng dân tộc, gắn liền với giải phóng giai cấp, giành độc lập dân tộc và thực hiện “người cày có ruộng”, thống nhất tổ quốc. Vì vậy, đánh đổ từng bước bộ máy chính quyền của địch ở cơ sở ấp, thôn, xã là việc giúp Đảng sớm ban hành chính sách ruộng đất, xoá bỏ áp bức bọc lột của đế quốc, địa chủ, phong kiến, bồi dưỡng sức dân, động viên sự đóng góp sức người, sức của của trong kháng chiến.

Từ thực tiễn phong trào đấu tranh, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Mặt trận dân tộc giải phóng, Hội đã vận động nông dân kiên trì bám trụ, dũng cảm hy sinh, làm thất bại mọi âm mưu của Mỹ – Nguỵ, góp phần vào thắng lợi vẻ vang của dân tộc, khẳng định vị trí, vai trò to lớn của tổ chức Hội trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, là tổ chức xương sống ở nông thôn trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ./.

Ban Tuyên giáo (Tổng hợp)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Liên kết Website
Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
Chính phủ Nước CHXHCNVN
https://quochoi.vn/
Báo Nhân dân
Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật
Cổng Thông tin điện tử Tỉnh ủy Quảng Trị
Báo Quảng Trị
Đài PT-TH tỉnh
Trang Thông tin điện tử UBND tỉnh
Trang tin điện tử Bộ Nông nghiệp&PTNT
Hội Nông dân Việt Nam
Báo điện tử Dân việt
Sở Nông nghiệp &PTNT
Sở khoa học công nghệ tỉnh Quảng Trị
Sở lao động TB&XH tỉnh Quảng Trị
Cổng thông tin điện tử pháp điển
Thăm dò ý kiến

Bạn nghĩ sao về sự thay đổi giao diện mới của trang web Hội Nông dân Quảng Trị so với phiên bản cũ?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập45
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm33
  • Hôm nay10,090
  • Tháng hiện tại118,102
  • Tổng lượt truy cập2,548,376
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây