Nông dân Quảng Trị trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Thứ hai - 09/05/2022 05:24 168 0
Phó Chủ tịch Hội - Nguyễn Thị Hường Sau Hiệp định Giơnevơ, sông Bến Hải nằm trên Vỹ tuyến 17 trở thành giới tuyến quân sự tạm thời chia cắt hai miền Nam - Bắc. Nhưng Mỹ - Diệm đã trắng trợn vi phạm Hiệp định, với âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta. Thấm sâu trong lòng nổi đau chia cắt, với chân lý “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”, nông dân Quảng Trị một lòng sắt son theo Đảng làm cách mạng, đóng góp sức người sức của, góp phần to lớn vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng quê hương, tiến tới giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Nông dân Quảng Trị trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Phó Chủ tịch Hội - Nguyễn Thị Hường

Sau Hiệp định Giơnevơ, sông Bến Hải nằm trên Vỹ tuyến 17 trở thành giới tuyến quân sự tạm thời chia cắt hai miền Nam - Bắc. Nhưng Mỹ - Diệm đã trắng trợn vi phạm Hiệp định, với âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta. Thấm sâu trong lòng nổi đau chia cắt, với chân lý “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”, nông dân Quảng Trị một lòng sắt son theo Đảng làm cách mạng, đóng góp sức người sức của, góp phần to lớn vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng quê hương, tiến tới giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.


Nông dân tải đạn qua sông trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Ở Vĩnh Linh, thời kỳ này Hội Nông dân được thay thế bởi Ban Công tác nông thôn, nông dân sinh hoạt trong các Hợp tác xã. Khắp nơi ở Khu vực Vĩnh Linh nông dân vượt qua mọi gian khổ hiểm nguy, hăng hái thi đua lao động sản xuất, ngày đêm “Tay cày, tay súng” với khẩu hiệu “Mỗi người làm việc bằng hai”, “Tất cả vì miền Nam ruột thịt”, chi viện hết lòng cho tiền tuyến lớn miền Nam.

Ở bờ Nam giới tuyến, nông dân hăng hái tham gia đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ, hiệp thương tổng tuyển cử trong cả nước với nhiều hình thức như mạn đàm, trao đổi, lấy chữ ký kiến nghị, rãi truyền đơn, căng biểu ngữ...tẩy chay cuộc trưng cầu dân ý do Ngô Đình Diệm chủ trương.

Khi Mỹ - Diệm thực hiện chính sách “Tố cộng, diệt cộng” bằng Luật 10/59, chúng truy lùng, bắt bớ cán bộ gắt gao và liên tiếp gây ra các cuộc tàn sát đẩm máu, giết hại hàng nghìn người dân vô tội, nhằm triệt phá cơ sở cách mạng khắp địa bàn nông thôn miền Nam. Nông dân đã vùng lên chống lại chính sách phản động của Mỹ - Diệm và chuyển sang hoạt động dưới nhiều hình thức: vàn công, đổi công, tương trợ, tìm mọi cách bắt liên lạc với tổ chức Đảng, nuôi dấu, bảo vệ cán bộ.

Tiếp thu tinh thần bản Đề cương cách mạng miền Nam, Hội nghị Tỉnh ủy 10/1957 đã đề ra nhiệm vụ hoạt động: Kiên trì giáo dục, phát động và tập hợp quần chúng nhân dân đẩy mạnh sản xuất, xây dựng đời sống, nêu cao tinh thần tương thân tương trợ, giúp đỡ nhau trong khó khăn, hoạn nạn, tăng cường đoàn kết, cùng nhau đấu tranh chống lại âm mưu thủ đoạn của Mỹ - Diệm. Lúc này, nông dân tiếp tục bắt liên lạc, nuôi dấu cán bộ. Ở vùng ấp chiến lược, nông dân đấu tranh đòi về nương vườn cũ làm ăn, sinh sống. Ở vùng tranh chấp, nông dân làm chông, gài bẫy, hạn chế sự lùng sục của địch, tạo điều kiện cho cán bộ đi lại hoạt động. Vùng căn cứ, nông dân tích cực đẩy mạnh sản xuất để giải quyết đời sống và cất dấu lương thực, đóng góp cho cách mạng.

Ngày 21/4/1961, Hội Nông dân Giải phóng miền Nam ra đời và trở thành thành viên Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Hội Nông dân Giải phóng miền Trung - Tây nguyên (hoạt động từ Quảng Trị đến Bình Thuận và Tây Nguyên) ra đời tại Căn cứ Nước Oa, Trà My, Quảng Nam. Hội nhấn mạnh phải xây dựng tổ chức Hội Giải phóng từ tỉnh đến cơ sở để gánh vác sứ mệnh lịch sử, đặc biệt là cấp xã; khẳng định vai trò của Nông Hội là rất quan trọng trong việc tạo thế chân kiềng: Nông hội, Xã đội, An ninh nhằm trấn áp bọn phản động, phát huy quyền làm chủ của nông dân, đem lại quyền lợi cho giai cấp mình, góp phần thúc đẩy sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đi đến thắng lợi cuối cùng.

Ngày 15/6/1965, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, Hội nghị đại biểu Hội Nông dân Giải phóng lần thứ nhất được tổ chức tại Khe Đào, Triệu Nguyên. Hội nghị kêu gọi tăng cường đoàn kết, vượt qua mọi khó khăn ác liệt, đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm, lập làng chiến đấu, tích cực đóng góp sức người, sức của cho kháng chiến. Từ đây phong trào đấu tranh cách mạng của nông dân càng mạnh mẽ hơn. Nông dân ở cơ sở bất chấp khó khăn, nguy hiểm vùng lên phá ấp chiến lược, tìm mọi cách bảo vệ, nuôi dấu cán bộ, giúp đỡ lực lượng vũ trang tổ chức các trận càn thu thắng lợi. Khắp nơi trong tỉnh, nông dân hăng hái hưởng ứng các phong trào “Thi đua sản xuất”, “Góp gạo nuôi quân” ‘làm ra nhiều lương thực, thực phẩm, tham gia dân công, phục vụ kháng chiến và tự nguyện gia nhập Hội Nông dân Giải phóng ngày càng đông. Năm 1972, toàn tỉnh có 16.546 hội viên.

Trong cuộc tổng tiến công chiến lược năm 1972, Hội Nông dân Giải phóng tập trung tuyên truyền Thư của Ủy ban Mặt trận Dân tộc giải phóng tỉnh Quảng Trị, khắp nơi trong tỉnh nông dân nêu cao tinh thần đoàn kết, gắn bó tình làng nghĩa xóm, cùng nhau chung lưng đấu cật, dốc hết sức mình cùng đấu tranh giành thắng lợi. Huy động toàn lực cho chiến dịch, hàng nghìn nông dân Khu vực Vĩnh Linh xung phong đi dân quân hỏa tuyến, vận chuyển hàng hóa, làm đường phục vụ chiến trường. Nông dân các huyện bờ Nam sẵn sàng đi sơ tán, nhường địa bàn cho bộ đội mở chiến dịch. Ở tuyến sau, Nông dân kiên cường bám trụ, nổi dậy phá ách kìm kẹp của địch; tích cực tham gia dẫn đường, đưa bộ đội sang sông, tự nguyện tháo nhà cho bộ đội làm công sự, vận động binh lính về với cách mạng, chở hàng trăm tấn lương thực, thực phẩm phục vụ chiến dịch...Mùa xuân năm 1972, nông dân đã cùng quân dân Quảng Trị vượt qua mọi mưa bom, bão đạn tấn công và nổi dậy, đánh vào sào huyệt của địch, giải phóng quê hương vào ngày 1/5.

Với những thành tích và đóng góp to lớn trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, giai cấp nông dân Quảng Trị vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Giải phóng hạng Nhất (năm 1968). Các thế hệ cán bộ, hội viên, nông dân Quảng Trị tự hào khi có 52 liệt sỹ là cán bộ Hội Nông dân hy sinh trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

Tự hào và phát huy truyền thống cách mạng của nông dân Quảng Trị trong những năm chống Mỹ cứu nước, các cấp Hội Nông dân luôn đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo hướng thiết thực và chăm lo xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh. Thông qua hoạt động Hội và phong trào nông dân nhằm khơi dậy truyền thống yêu nước, đoàn kết, cần cù, sáng tạo; hỗ trợ, hướng dẫn, khích lệ nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi và tham gia tích cực, có hiệu quả trong phong trào xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, góp phần xây dựng quê hương Quảng Trị ngày càng giàu đẹp./.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Liên kết Website
Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
Chính phủ Nước CHXHCNVN
https://quochoi.vn/
Báo Nhân dân
Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật
Cổng Thông tin điện tử Tỉnh ủy Quảng Trị
Báo Quảng Trị
Đài PT-TH tỉnh
Trang Thông tin điện tử UBND tỉnh
Trang tin điện tử Bộ Nông nghiệp&PTNT
Hội Nông dân Việt Nam
Báo điện tử Dân việt
Sở Nông nghiệp &PTNT
Sở khoa học công nghệ tỉnh Quảng Trị
Sở lao động TB&XH tỉnh Quảng Trị
Cổng thông tin điện tử pháp điển
Thăm dò ý kiến

Bạn nghĩ sao về sự thay đổi giao diện mới của trang web Hội Nông dân Quảng Trị so với phiên bản cũ?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập68
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm64
  • Hôm nay10,349
  • Tháng hiện tại321,547
  • Tổng lượt truy cập2,199,925
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây