Phát huy truyền thống 87 năm xây dựng và trưởng thành, Hội Nông dân Quảng Trị tập trung thực hiện có hiệu quả 3 nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt

Thứ năm - 12/10/2017 04:28 65 0
Ngày 14/10/1930, Nông Hội đỏ tiền thân của Hội Nông dân Việt Nam được thành lập. Suốt chặng đường lịch sử 87 năm qua, giai cấp nông dân và Hội Nông dân Quảng Trị một lòng theo Đảng, đóng góp sức người, sức của cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.
Phát huy truyền thống 87 năm xây dựng và trưởng thành, Hội Nông dân  Quảng Trị tập trung thực hiện có hiệu quả 3 nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt

Nguyễn Đán, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân tỉnh



Ngày 14/10/1930, Nông Hội đỏ tiền thân của Hội Nông dân Việt Nam được thành lập. Suốt chặng đường lịch sử 87 năm qua, giai cấp nông dân và Hội Nông dân Quảng Trị một lòng theo Đảng, đóng góp sức người, sức của cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.



Đồng chí Phạm Đức Châu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy (người thứ hai từ trái sang) thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Hội Nông dân tỉnh Quảng Trị.


Phát huy truyền thống cách mạng, giai cấp nông dân Quảng Trị đã nêu cao tinh thần yêu nước, hăng say lao động sản xuất, thực hiện các phong trào thi đua sôi nổi, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà. Hội Nông dân là cầu nối giữa Đảng, chính quyền với hội viên, làm trung tâm nòng cốt trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, đa dạng hóa các hình thức tập hợp nông dân, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tập trung nguồn lực thực hiện có hiệu quả 3 nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt đó là: Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nông dân. Thực hiện tốt chức năng giám sát và phản biện xã hội theo Quyết định 217-QĐ/TW của Bộ Chính Trị, Quyết định 81-QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc Hội Nông dân tham gia tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân. Các cấp Hội nắm chắc tình hình nông nghiệp, nông dân, nông thôn; trong nông nghiệp sản xuất còn nhỏ lẻ, thiếu liên doanh, liên kết, mặt khác giá cả vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn gia súc, gia cầm chưa được kiểm soát chặt chẽ, đã ảnh hưởng đến sản xuất, gây thiệt hại đến lợi ích kinh tế, nông dân bức xúc trước tình trạng thiếu đất sản xuất, tình hình thu hồi đất, đền bù giải phóng mặt bằng chưa thỏa đáng. Tình hình ô nhiễm môi trường nông thôn diễn biến phức tạp, việc khai thác tài nguyên khoáng sản đã phá hủy hệ sinh thái, gây ra mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất…, lao động nông thôn thiếu việc làm, sản phẩm nông sản khó tiêu thụ, trong lúc đó việc đóng góp các khoản thu, chi phí hiếu hỷ, học hành cho con cái… ngày một gia tăng, ảnh hưỡng đến đời sống của nông dân. Hội phải tập trung chỉ đạo kịp thời nắm tình hình, báo cáo, phản ảnh, đề xuất với cấp ủy, chính quyền để kiến nghị, đề xuất những cơ chế, chính sách và giải pháp khắc phục, tháo gỡ khó khăn cho nông dân.

Thứ hai, tổ chức các hoạt động dịch vụ, hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Tập trung vào dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân về vốn, vật tư phân bón, thức ăn chăn nuôi, máy nông nghiệp theo phương thức trả chậm; về khoa học kỹ thuật, công nghệ mới nhất là công nghệ sinh học, hướng dẫn nông dân sử dụng công nghệ thông tin vào sản xuất và quản lý; chú trọng công tác đào tạo nông dân về kỹ năng, kiến thức, phương pháp, sản xuất, biết hạch toán trong sản xuất, kinh doanh. Hướng dẫn nông dân liên kết, hợp tác theo các nhóm hộ với nhau sản xuất cùng một loại sản phẩm theo hướng sản xuất hàng hóa, nhằm tổ chức lại sản xuất, tích tụ ruộng đất theo mô hình liên kết, hợp tác sản xuất, nâng cao giá trị và tính cạnh tranh của sản phẩm. Hỗ trợ nông dân xúc tiến thương mại, tiêu thụ nông sản; tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý để nông dân hiểu và thực hiện theo pháp luật.

Thứ ba, xây dựng các mô hình phát triển sản xuất, giúp nông dân tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị từ khâu sản xuất đến bảo quản, chế biến, tiêu thụ, nông sản theo hướng phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp. Tích cực tham gia tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu vật nuôi cây trồng, xây dựng mô hình sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản theo hướng tổ hợp tác, hợp tác xã liên kết theo chuỗi giá trị; mô hình nông nghiệp công nghệ cao, mô hình nông dân tham gia bảo vệ môi trường nông thôn; mô hình chi, tổ Hội nghề nghiệp để tập hợp, đoàn kết nông dân, tổ chức liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp nhằm phát triển sản xuất, nâng cao đời sống cho nông dân. Tổ chức chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Kết luận 61/KL-TW của Ban Bí thư, Quyết định 673/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc "Hội Nông dân Việt Nam trực tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện một số chương trình, đề án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nông thôn giai đoạn 2011-2020" .

Tự hào với truyền thống 87 năm của Hội Nông dân Việt Nam, cán bộ, hội viên Hội Nông dân Quảng Trị phát huy sức mạnh đoàn kết, năng động, hội nhập và phát triển, thực hiện có hiệu quả 3 nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt của Hội, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh./.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Liên kết Website
Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
Chính phủ Nước CHXHCNVN
https://quochoi.vn/
Báo Nhân dân
Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật
Cổng Thông tin điện tử Tỉnh ủy Quảng Trị
Báo Quảng Trị
Đài PT-TH tỉnh
Trang Thông tin điện tử UBND tỉnh
Trang tin điện tử Bộ Nông nghiệp&PTNT
Hội Nông dân Việt Nam
Báo điện tử Dân việt
Sở Nông nghiệp &PTNT
Sở khoa học công nghệ tỉnh Quảng Trị
Sở lao động TB&XH tỉnh Quảng Trị
Cổng thông tin điện tử pháp điển
Thăm dò ý kiến

Bạn nghĩ sao về sự thay đổi giao diện mới của trang web Hội Nông dân Quảng Trị so với phiên bản cũ?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập43
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm41
  • Hôm nay10,102
  • Tháng hiện tại132,742
  • Tổng lượt truy cập2,563,016
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây