Cán bộ Hội chia sẻ kinh nghiệm về vận động chính sách

Thứ năm - 01/11/2018 21:56 103 0
Đó là một trong những mục tiêu tại Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm vận động chính sách thông qua áp dụng công cụ tham vấn nông dân và vận động chính sách (FACT) do T.Ư Hội NDVN phối hợp với Tổ chức Hỗ trợ Phát triển Quốc tế Hà Lan (Agriterra) được tổ chức sáng nay (01/11), tại Hà Nội.
Cán bộ Hội chia sẻ kinh nghiệm về vận động chính sách

Đó là một trong những mục tiêu tại Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm vận động chính sách thông qua áp dụng công cụ tham vấn nông dân và vận động chính sách (FACT) do T.Ư Hội NDVN phối hợp với Tổ chức Hỗ trợ Phát triển Quốc tế Hà Lan (Agriterra) được tổ chức sáng nay (01/11), tại Hà Nội.


Phó Chủ tịch Thường trực Ban Chấp hành T.Ư Hội NDVN Lều Vũ Điều phát biểu khai mạc Hội thảo

Tham dự và chủ trì Hội thảo, về phía T.Ư Hội NDVN có Phó Chủ tịch Thường trực Ban Chấp hành T.Ư Hội NDVN Lều Vũ Điều; về phía Agriterra, có ngài Luc Groot- Phó Trưởng đại diện Tổ chức Agriterra Việt Nam; các chuyên gia cao cấp Việt Nam và quốc tế, thành viên Ban Giám đốc dự án FACT cùng lãnh đạo Hội ND của 63 tỉnh, thành phố.

Hội thảo nhằm đánh giá những kết quả bước đầu của một số tỉnh, thành Hội áp dụng công cụ FACT vào việc đề xuất các chương trình, dự án được triển khai trong thời gian vừa qua. Đồng thời, các đại biểu cùng nhau chia sẻ, trao đổi thêm những kỹ năng để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm nhằm áp dụng FACT tốt hơn trong thực tiễn; xây dựng kế hoạch cụ thể để tiếp tục phát huy hiệu quả của FACT trong thời gian tới.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Chủ tịch Thường trực Lều Vũ Điều đánh giá: Những năm qua, các cấp Hội trong cả nước đã tích cực, chủ động trong quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Trong đó, tích cực tham gia các đoàn giám sát lấy ý kiến phản biện xã hội để từ đó nêu những kiến nghị nhằm sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các cơ chế chính sách liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn… Tuy nhiên, nhiều nội dung trong các cơ chế chính sách chưa đáp ứng được đòi hỏi thực tế.

“Để góp phần khắc phục những hạn chế này, cán bộ Hội NDVN cần được trang bị các kiến thức, kỹ năng, phương pháp tiếp cận mới giúp nắm bắt tâm tư, nguyện vọng cũng như những nhu cầu, khó khăn thực tế của nông dân. Từ đó, làm cơ sở để nghiên cứu xây dựng các đề xuất và kiến nghị các cấp, ngành, các đơn vị phân bổ nguồn lực, hỗ trợ ngân sách, điều chỉnh các chính sách hỗ trợ nông dân”- Phó Chủ tịch Thường trực Lều Vũ Điều khẳng định.

Dự án FACT do Agriterra Hà Lan phối hợp với T.Ư Hội NDVN triển khai từ năm 2015, trên địa bàn 10 tỉnh, thành trong cả nước. FACTlà công cụ hỗ trợ lãnh đạo nông dân xây dựng những quan điểm xuất phát từ hội viên, trên cơ sở thu thập thông tin, ý kiến khác nhau từ các cuộc họp, tham vấn ở cấp cơ sở; sau đó, được tổng hợp, phân tích một cách khoa học, đầy đủ để đề xuất, kiến nghị.

Tại Hội thảo, Hội ND các tỉnh, thành phố đánh giá cao tính hiệu quả, thực tế của bộ công cụ FACT như: Tính hệ thống; cách tiếp cận dân chủ, từ dưới lên đảm bảo các nội dung vận động chính sách dựa trên nhu cầu thực tế của hội viên, nông dân; các đề xuất, kiến nghị tới các cấp, các ngành, với Đảng, Nhà nước có tính thuyết phục cao hơn…

Qua đó, giúp cho việc vận động chính sách của các cấp Hội đạt được nhiều kết quả rõ nét; vai trò, vị thế của tổ chức Hội được chính quyền các địa phương ghi nhận và có sự quan tâm, ủng hộ nhiều hơn; góp phần giúp Hội thực hiện hiệu quả nhiệm vụ và chức năng của mình. Đặc biệt, những kết quả đạt được cụ thể thông qua việc điều chỉnh chính sách, vận động các nguồn lực ngay tại địa phương giúp đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho hội viên, nông dân và cho tổ chức Hội nói chung.

Chia sẻ kinh nghiệm vận động chính sách thông qua công cụ FACT, Chủ tịch Hội ND tỉnh Hưng Yên- bà Trần Thị Tuyết Hương cho biết: Nhờ áp dụng công cụ FACT hiệu quả, các cấp Hội ND trong tỉnh đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận trong việc điều chỉnh chính sách, vận động nguồn lực nhằm đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho hội viên, nông dân trên địa bàn. Cụ thể: Từ năm 2015 đến nay, Hội ND tỉnh Hưng Yên đã được UBND tỉnh phê duyệt hàng năm cấp 5 tỷ đồng cho Quỹ HTND tỉnh hoạt động; thông qua đó, hội viên, nông dân được vay vốn theo hình thức nhóm hộ, góp phần tăng thêm nguồn lực đầu tư sản xuất, kinh doanh có hiệu quả; 10/10 huyện thành Hội được cấp bổ sung từ nguồn ngân sách mức 100- 500 triệu đồng…

Nhờ áp dụng công cụ FACT hiệu quả, thông qua các buổi Hội thảo và đề xuất của Hội ND tỉnh Bình Dương, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 04 ngày 17/02/2016 về “Chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị- nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao” tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016- 2020. Tổ chức Hội thảo “Lập sơ đồ vận động hành lang” tại xã Long Nguyên- huyện Bàu Bàng giúp cán bộ Hội và chủ trang trại hiểu thêm về công cụ FACT để tranh thủ sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền và các ngành chức năng trong việc tiếp cận chính sách.

“Kết quả, tính đến nay, hội viên, nông dân, các chủ trang trại trên địa bàn đã tiếp cận được với chính sách và vốn vay ưu đãi để triển khai thực hiện 57 phương án sản xuất, kinh doanh với số tiền vay là 256,5 tỷ đồng”- Đồng chí Nguyễn Hoàng Vinh- Chủ tịch Hội ND tỉnh Bình Dương cho biết.

Phó Chủ tịch Hội ND tỉnh Quảng Trị Nguyễn Ngọc Lương phấn khởi chia sẻ kinh nghiệm của địa phương mình khi đội ngũ cán bộ Hội được đào tạo, bồi dưỡng về FACT đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, đưa công cụ tham vấn nông dân và vận động chính sách FACT áp dụng vào chỉ đạo và hoạt động thực tiễn đạt được kết quả. Theo đó, các học viên được tập huấn công cụ tham vấn nông dân và vận động chính sách FACT đã được nâng cao khả năng giao tiếp; có kinh nghiệm tham gia nghiên cứu, xây dựng, vận động chính sách, áp dụng FACT có hiệu quả trên một số lĩnh vực công tác Hội ở cấp huyện, thị, thành và cơ sở Hội.

Từ những đề xuất của Hội với tổ chức phi chính phủ (NGOS) đã xây dựng các dự án thu hút nguồn vốn hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, triển khai chương trình như: Dự án Hạnh phúc Quảng Trị tại Hội ND 06 xã. Theo đó: Triển khai mô hình sản xuất, đóng gói, tiêu thụ tinh bột nghệ tại xã Gio An- huyện Gio Linh, kinh phí 900 triệu đồng; mô hình trồng đậu xanh theo hướng sinh học bền vững tại xã Ba Lòng- huyện Đakrông, kinh phí 900 triệu đồng; chăn nuôi thỏ sinh sản và thương phẩm ở xã Cam Hiếu- huyện Cam Lộ, kinh phí 832,5 triệu đồng... Qua đánh giá, hiện các mô hình đều phát huy hiệu quả, được các cấp Hội tập trung chỉ đạo tổ chức hội thảo rút kinh nghiệm để nhân rộng trên địa bàn.

Qua kinh nghiệm, các sáng kiến có giá trị mà các đại biểu nêu ra tại Hội thảo sẽ giúp lãnh đạo Hội các cấp xác định được những giải pháp cụ thể nhằm áp dụng bộ công cụ này trong hoạt động thực tiễn nhằm đạt được những thành tích cao hơn trong thời gian tới.

Theo Cổng TTĐT Hội NDVN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Liên kết Website
Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
Chính phủ Nước CHXHCNVN
https://quochoi.vn/
Báo Nhân dân
Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật
Cổng Thông tin điện tử Tỉnh ủy Quảng Trị
Báo Quảng Trị
Đài PT-TH tỉnh
Trang Thông tin điện tử UBND tỉnh
Trang tin điện tử Bộ Nông nghiệp&PTNT
Hội Nông dân Việt Nam
Báo điện tử Dân việt
Sở Nông nghiệp &PTNT
Sở khoa học công nghệ tỉnh Quảng Trị
Sở lao động TB&XH tỉnh Quảng Trị
Cổng thông tin điện tử pháp điển
Thăm dò ý kiến

Bạn nghĩ sao về sự thay đổi giao diện mới của trang web Hội Nông dân Quảng Trị so với phiên bản cũ?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập92
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm89
  • Hôm nay18,779
  • Tháng hiện tại312,285
  • Tổng lượt truy cập2,190,663
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây