Hội Nông dân giải phóng miền Nam-tổ chức nòng cốt của cách mạng ở nông thôn miền Nam trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Thứ ba - 16/04/2019 04:44 112 0
Ngày 20/7/1954, Hiệp định Giơneve về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương được ký kết, đất nước tạm thời chia thành hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau để hai năm sau tổ chức hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất nước nhà. Nhưng đế quốc Mỹ âm mưu kéo dài chiến tranh ở Đông Dương, tìm cách phá hoại việc thi hành hiệp định Giơnevơ, chúng hất cẳng Pháp và tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, nhằm tiêu diệt phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam, thôn tính miền Nam, chia cắt lâu dài đất nước ta, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và là căn cứ quân sự của Mỹ nhằm lập phòng tuyến ngăn chặn sự phát triển của CNXH.
Hội Nông dân giải phóng miền Nam-tổ chức nòng cốt của cách mạng ở nông thôn miền Nam trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Ngày 20/7/1954, Hiệp định Giơneve về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương được ký kết, đất nước tạm thời chia thành hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau để hai năm sau tổ chức hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất nước nhà. Nhưng đế quốc Mỹ âm mưu kéo dài chiến tranh ở Đông Dương, tìm cách phá hoại việc thi hành hiệp định Giơnevơ, chúng hất cẳng Pháp và tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, nhằm tiêu diệt phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam, thôn tính miền Nam, chia cắt lâu dài đất nước ta, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và là căn cứ quân sự của Mỹ nhằm lập phòng tuyến ngăn chặn sự phát triển của CNXH.

Để thực hiện chiến tranh xâm lược Việt Nam, đế quốc Mỹ thiết lập ở miền Nam chế độ bù nhìn Ngô Đình Diệm, một chế độ độc tài phát xít tàn bạo, chúng liên tiếp gây ra các vụ tàn sát đẫm máu, điển hình như: ở Chợ Được, đập Vĩnh Trinh (Quảng Nam, ngày 4/9/1954), Chí Thạnh (Phú Yên, ngày 7/9/1954), Mỏ Cày (Bến Tre, ngày 13/9/1954); đầu độc Nhà lao Phú lợi (Bình Dương) ngày 1-12-1958 chúng giết hại hơn 1000 cán bộ, chiến sĩ cách mạng và thương dân vô tội khác, hòng tiêu diệt lực lượng cách mạng, đè bẹp ý chí chiến đấu vì độc lập dân tộc của nhân dân ta.




Di tích lịch sử cơ quan Hội Nông dân Giải phóng miền Nam Việt Nam tại căn cứ Bắc Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh. Ảnh minh họa: (Nguồn Internet)

Đặc biệt từ giữa năm 1959, trước khí thế sục sôi cách mạng và sự khủng bố dã man của kẻ thù, bọn bù nhìn tay sai Ngô Đình Diệm công bố Luật 10/59, Mỹ - Diệm đã lê máy chém khủng bố man rợ khắp miền Nam, phong trào nông dân khắp miền Nam đã vùng lên đập tan từng mảng chính quyền cơ sở của địch, như nông dân miền Tây Nam bộ đánh chiếm Đồn Vàm Cái Tàu (Sông Đốc – Cà Mau); Ở miền Trung – Tây Nguyên phong trào vót chông diệt giặc của đồng bào các dân tộc đã làm cho kẻ thù khiếp sợ; cuộc nổi dậy của hơn 5000 nông dân Ralai, huyện Bác Ái (Ninh Thuận) phá khu tập trung Bà Râu - Tầm Ngân sau đó nơi đây trở thành chiến khu cách mạng; làng Ông Tía (Quảng Nam); xã Trà Quang, huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) ngày 28/8/1959; ở Hướng Hóa (Quảng Trị) là địa bàn bị địch kìm kẹp nhất nhưng hơn 500 nông dân các dân tộc Vân Kiều, Tà Ôi, Pa Cô đã tập hợp chống lại địch và hô vang lời thề với Đảng đoàn kết một lòng theo cách mạng đấu tranh chống lại Mỹ - Diệm cho đến thắng lợi cuối cùng.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, tháng 01/1965, Đại hội thứ nhất của Hội Nông dân Giải phóng miền Nam Việt Nam được khai mạc, Đại hội đã đánh giá tình hình hoạt động của Hội từ khi ra đời (1961) và quán triệt yêu cầu, nhiệm vụ mới của nông dân trong đấu tranh chống kế hoạch “bình định”, “gom dân lập ấp” của địch. Đại hội đã biểu dương những thành tích to lớn của nông dân miền Nam trong việc phát triển thế trận chiến tranh du kích, đánh địch bảo vệ vùng giải phóng, vùng căn cứ và là lực lượng chủ yếu trên mặt trận sản xuất, đảm bảo đời sống và cung cấp sức người, của cải cho tiền tuyến.

Qua Đại hội I, phong trào của Hội tiếp tục được phát triển mạnh hơn về số lượng và chất lượng. Lúc này bộ máy tổ chức của Hội Nông dân Giải phóng đã hình thành theo 5 cấp: miền, khu, tỉnh, huyện và xã. Xã là tổ chức cơ sở của Hội ở xã, có Ban Chấp hành Hội cấp xã, dưới thôn, ấp có Ban cán sự thôn, ấp và tiểu tổ Hội. Bộ máy của Hội được củng cố ở tất cả các cấp từ xã lên huyện, tỉnh và khu.

Thực hiện chủ trương chuyển hướng của Đảng, lấy địa bàn nông thôn làm hướng tấn công chính, đánh mạnh vào kế hoạch bình định cấp tốc của địch, Hội Nông dân Giải phóng đã chủ động giáo dục hội viên, nông dân khắc phục tư tưởng nôn nóng muốn thắng nhanh, đồng thời vạch rõ nhiệm vụ quan trọng nhất ở nông thôn là giành dân, lấn đất, phát triển thế và lực của ta, đánh địch bằng hai chân, ba mũi giáp công. Nông dân liên tục nổi dậy mở thêm nhiều vùng giải phóng, nối các vùng giải phóng thành thế liên hoàn nhiều xã, nhiều huyện hình thành vành đai diệt Mỹ nổi tiếng như: Củ Chi Đất Thép Thành Đồng (TP.HCM) Điện Bàn (Quảng Nam). Đến cuối năm 1966- 1967, quân và dân miền Nam đã bẻ gãy và làm thất bại kế hoạch chiến dịch mùa khô lần thứ II với 5 mũi tên xanh, 2 gọng kìm của Mỹ bằng trận càn XÊ-ĐA-PHÔNL vào Củ Chi (TP.HCM), Bến Súc, Bến Cát (Bình Dương) và đặc biệt là trận càn GIAN-XƠN-XI-TY vào chiến khu Dương Minh Châu (Tây Ninh) nhằm triệt hạ căn cứ cách mạng vùng Tam giác sắc và căn cứ Trung ương Cục Miền Nam. Nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng và ngọn cờ Mặt trận giải phóng dân tộc miền Nam, chiến dịch tổng công kích mùa xuân Mậu Thân năm 1968 được phát động, hàng triệu nông dân ở các vùng nông thôn xuống đường bao vây tiến công đánh địch trên tất cả các chiến trường từ nông thôn đến thành thị làm cho đế quốc Mỹ và ngụy quyền Sài gòn từng bước sụp đổ, góp phần giành thắng lợi có ý nghĩa chiến lược Xuân Mậu Thân 1968.

Đáp ứng yêu cầu của cách mạng miền Nam, trên cơ sở Đề cương cách mạng miền Nam của đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn tháng 01/1959. Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp Trung ương Đảng (khóa II) đã đề ra nhiệm vụ cho cách mạng miền Nam: Giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc và “người cày có ruộng”, xây dựng nước Việt Nam hòa bình thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Hội nghị đã xác định đường lối cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Phương pháp đấu tranh hợp pháp, nửa hợp pháp, kết hợp chặt chẽ 3 vùng: đô thị, đồng bằng và rừng núi. Trên tinh thần đó, Hội nghị xác định phải thành lập một mặt trận rộng rãi ở miền Nam nhằm tập hợp tất cả các lực lượng chống đế quốc, phong kiến và bè lũ tay sai.

Trước thắng lợi to lớn của phong trào Đồng khởi, ngày 20/12/1960 thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Đại hội Đại biểu Quốc dân miền Nam đã họp tại căn cứ Bắc Tây Ninh, tuyên bố thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Mặt trận dân tộc Giải phóng miền Nam, ngày 21/4/1961, Hội Nông dân Giải phóng miền Nam chính thức ra đời và trở thành thành viên của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.

Ngay sau khi ra đời, Hội đã tuyên bố tán thành nội dung Tuyên ngôn và chương trình hành động 10 điểm của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam nhằm thực hiện các mục tiêu giải phóng dân tộc, hòa bình thống nhất đất nước và thực hiện các quyền dân sinh, dân chủ. Đồng thời, Hội nhấn mạnh trách nhiệm của nông dân miền Nam trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước và tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng.

Với nhiệm vụ mà Đại hội đã đề ra, Hội Nông dân các cấp trong toàn miền đã lãnh đạo nông dân đứng dưới sự lãnh đạo của Đảng và ngọn cờ của Mặt trận giải phóng dân tộc, nông dân miền Nam liên tiếp nổi dậy phá thế kìm kẹp của địch, mở rộng vùng giải phóng, góp phần quan trọng làm chuyển biến cục diện chiến tranh, tiến tới Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 giành thắng lợi trọn vẹn, thống nhất đất nước, Nam Bắc sum họp một nhà./.

Ban Xây dựng Hội tổng hợp (Nguồn: Internet)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Liên kết Website
Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
Chính phủ Nước CHXHCNVN
https://quochoi.vn/
Báo Nhân dân
Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật
Cổng Thông tin điện tử Tỉnh ủy Quảng Trị
Báo Quảng Trị
Đài PT-TH tỉnh
Trang Thông tin điện tử UBND tỉnh
Trang tin điện tử Bộ Nông nghiệp&PTNT
Hội Nông dân Việt Nam
Báo điện tử Dân việt
Sở Nông nghiệp &PTNT
Sở khoa học công nghệ tỉnh Quảng Trị
Sở lao động TB&XH tỉnh Quảng Trị
Cổng thông tin điện tử pháp điển
Thăm dò ý kiến

Bạn nghĩ sao về sự thay đổi giao diện mới của trang web Hội Nông dân Quảng Trị so với phiên bản cũ?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập43
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm38
  • Hôm nay7,580
  • Tháng hiện tại165,234
  • Tổng lượt truy cập2,307,530
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây