Từ Kẻ Gỗ đến Nam Thạch Hãn và ân tình của Tổng Bí thư Lê Duẩn

Thứ hai - 08/04/2019 04:10 153 0
Từ sau 1975 đến nay, nếu kể tên một công trình góp phần thay đổi cuộc sống người dân Quảng Trị, chắc chắn trong những công trình tiêu biểu có Đại thủy nông Nam Thạch Hãn. Và mỗi khi đứng bên đập Trấm, nhìn mặt hồ mênh mông với nguồn nước miệt mài đưa về tưới tắm cho hàng ngàn hecta ruộng đồng của vùng Triệu Hải, tôi lại nhớ về một công trình thủy lợi khác, cũng rất nổi tiếng ở Hà Tĩnh: Công trình hồ Kẻ Gỗ. Hai công trình thủy lợi ở hai vùng quê nhưng gắn liền với ân tình của một con người vĩ đại: Tổng Bí thư Lê Duẩn.
Từ Kẻ Gỗ đến Nam Thạch Hãn và ân tình của Tổng Bí thư Lê Duẩn

Từ sau 1975 đến nay, nếu kể tên một công trình góp phần thay đổi cuộc sống người dân Quảng Trị, chắc chắn trong những công trình tiêu biểu có Đại thủy nông Nam Thạch Hãn. Và mỗi khi đứng bên đập Trấm, nhìn mặt hồ mênh mông với nguồn nước miệt mài đưa về tưới tắm cho hàng ngàn hecta ruộng đồng của vùng Triệu Hải, tôi lại nhớ về một công trình thủy lợi khác, cũng rất nổi tiếng ở Hà Tĩnh: Công trình hồ Kẻ Gỗ. Hai công trình thủy lợi ở hai vùng quê nhưng gắn liền với ân tình của một con người vĩ đại: Tổng Bí thư Lê Duẩn.

Công trình đền thờ Tổng Bí thư Lê Duẩn giữa không gian mênh mang của hồ Kẻ Gỗ - Hà Tĩnh.Ảnh: TL

Một ở Quảng Trị - quê hương nơi chôn nhau cắt rốn. Một ở Hà Tĩnh-cội nguồn tiên tổ sơ khai. Và từ những ân tình của tổng bí thư, cuộc sống của hàng vạn người dân trên hai vùng quê nghèo khó “những ruộng đói mùa những đồng đói cỏ” đã thay đổi hoàn toàn.

Trong một lần đến hồ Kẻ Gỗ, những người bạn ở đó kể cho tôi nghe để hoàn thành công trình thủy lợi này là nhờ vào sức mạnh của tuổi trẻ Nghệ Tĩnh vì thời điểm ấy (năm 1976) Nghệ An và Hà Tĩnh vừa sáp nhập thành tỉnh Nghệ Tĩnh (đến năm 1991 mới trở lại địa giới hành chính cũ). Nếu không có sức mạnh nhân đôi với sức trẻ hai tỉnh hội tụ, chắc chắn sẽ khó mà hoàn thành công trình này với tốc độ như thế. Phương án ban đầu cho hồ Kẻ Gỗ là hoàn thành trong 10 năm, sau rút xuống còn 6 năm, rồi 3 năm. Để đáp ứng yêu cầu thời gian, thường xuyên trên công trường có 10 nghìn đội viên thủy lợi, hàng chục nghìn lượt người huy động đột xuất từ các hợp tác xã, khu phố, các cơ quan, xí nghiệp, trường học, quân đội. Khởi công ngày 26/3/1976, đến ngày 26/3/1980, công trình hồ Kẻ Gỗ khánh thành với dung tích sức chứa 345 triệu m3, nước từ hồ theo các tuyến kênh chính có chiều dài 250 km, tưới cho hơn 21.000 ha đất canh tác của các huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà và thành phố Hà Tĩnh; góp phần chống lũ quét, chống xói mòn cho vùng hạ du.

Cũng như Kẻ Gỗ là công trình của tuổi trẻ hai tĩnh Nghệ Tĩnh, công trình đại thủy nông Nam Thạch Hãn cũng là một công trình của tuổi trẻ 3 tỉnh Bình Trị Thiên. Năm 1976, ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị,Thừa Thiên-Huế sáp nhập thành một tỉnh, nhờ vậy khi khởi công công trình vào đầu năm 1977, lực lượng thi công trên công trường lên tới hai ba vạn người và nhờ lực lượng lao động hùng hậu, phiên chế mỗi huyện là một “sư đoàn” nên khi ấy trên công trường đại thủy nông này có đến mười mấy sư đoàn như: Sư đoàn Triệu Hải, Bến Hải, Hương Điền, Hương Phú, Phú Lộc, Lệ Ninh, Bố Trạch, Quảng Trạch, Tuyên Hóa, Nam Đông, thị xã Đông Hà, thị xã Đồng Hới và thành phố Huế. Đông chí Lê Hữu Thăng, nguyên phó chủ tịch tỉnh, thời điểm ấy là Bí thư Huyện đoàn Triệu Hải- thủ lĩnh thanh niên địa bàn có công trình, cũng là chứng nhân của công trình này- đã hồi tưởng: “Phương tiện lao động chỉ là các dụng cụ thô sơ như cuốc, xẻng, gồng gánh, trạc dắc để làm đất; ve, búa để đục đá. Ngay cả việc đầm nện cũng chỉ thực hiện bằng những chiếc đầm bằng gỗ hoặc bằng gang đúc, đầm nhỏ thì mỗi người đầm một cái, đầm lớn thì 2 hoặc 4 người đầm một cái. Rải đất từng lớp mỏng rồi đầm, đầm hết lớp này đến lớp khác. Tốp lao động đầm, đầm rầm rập theo tiếng còi của người chỉ huy, như chỉ huy tập đi đều bước 1-2/1-2... vậy. Không có xe lăn, xe lu như bây giờ nhưng chất lượng đầm nện rất tốt, vì trách nhiệm của người lao động rất cao”.

Tháng 5/1979, đồng chí Lê Duẩn đã về thăm Hà Tĩnh và đi thị sát công trình hồ Kẻ Gỗ, dừng chân trên một hòn đảo trên hồ (bây giờ hòn đảo được nhân dân gọi là “Đảo bác Duẩn” và trên hòn đảo ấy, Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh đã xây dựng đền thờ Tổng Bí thư Lê Duẩn). Năm năm trước, tháng 1/2014, đền thờ Tổng Bí thư Lê Duẩn được khánh thành, ngôi đền trên đảo nhỏ, giản dị mà trang trọng, phù hợp với cảnh quan thiên nhiên. Năm 2017, nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh tổng bí thư, tỉnh Hà Tĩnh cũng đã khánh thành cây cầu nối từ bờ ra đền thờ, thêm một công trình nữa tri ân tình cảm sâu nặng của đồng chí Lê Duẩn với vùng đất Hà Tĩnh, đặc biệt là với công trình thủy lợi hồ Kẻ Gỗ đã thay da đổi thịt cả một vùng quê nghèo. Giờ đây đền thờ Tổng Bí thư Lê Duẩn trên hồ Kẻ Gỗ đã trở thành điểm đến của khách thập phương khi về Hà Tĩnh.

Có lẽ một ngày nào đó, trên công trình đại thủy nông Nam Thạch Hãn, người Quảng Trị cũng nên có một công trình tri ân Tổng Bí thư Lê Duẩn như Hà Tĩnh đã dành cho Người ở trên hồ Kẻ Gỗ. Một công trình không chỉ tri ân tình cảm, sự quan tâm sâu sắc của Tổng Bí thư dành cho quê hương Quảng Trị mà còn để nhắc nhớ về những máu, mồ hôi của tuổi trẻ một thế hệ sau ngày hòa bình đã tận hiến thanh xuân cho quê hương Quảng Trị.

Để “lượng hóa” những hiệu quả mà dòng nước Nam Thạch Hãn tưới tắm cho hàng ngàn hecta ruộng đồng Quảng Trị sẽ là một con số khổng lồ bởi bao nhiêu làng mạc đã trở nên trù phú, bao nhiêu đời người đã trở nên ấm no từ dòng nước ngọt ngào mà đại thủy nông Nam Thạch Hãn đã xuôi về. Nhưng còn hơn thế, đại thủy nông Nam Thạch Hãn- công trình đầu tiên sau ngày thống nhất trên quê hương- còn là điểm tựa tin yêu của lòng dân, trong đó có niềm tin yêu dành cho Tổng Bí thư Lê Duẩn./.

baoquangtri.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Liên kết Website
Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
Chính phủ Nước CHXHCNVN
https://quochoi.vn/
Báo Nhân dân
Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật
Cổng Thông tin điện tử Tỉnh ủy Quảng Trị
Báo Quảng Trị
Đài PT-TH tỉnh
Trang Thông tin điện tử UBND tỉnh
Trang tin điện tử Bộ Nông nghiệp&PTNT
Hội Nông dân Việt Nam
Báo điện tử Dân việt
Sở Nông nghiệp &PTNT
Sở khoa học công nghệ tỉnh Quảng Trị
Sở lao động TB&XH tỉnh Quảng Trị
Cổng thông tin điện tử pháp điển
Thăm dò ý kiến

Bạn nghĩ sao về sự thay đổi giao diện mới của trang web Hội Nông dân Quảng Trị so với phiên bản cũ?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập46
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm39
  • Hôm nay7,667
  • Tháng hiện tại165,321
  • Tổng lượt truy cập2,307,617
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây