Đẩy mạnh hỗ trợ HTX tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm

Thứ ba - 16/01/2024 20:47 241 0
Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm (OCOP)” được thực hiện nhằm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực, tạo cơ hội để HTX sản xuất ra sản phẩm có sự nâng cấp về chất lượng, bao bì, mẫu mã, tiêu chuẩn và định hướng thị trường tiêu thụ. Với sự quan tâm hỗ trợ của các cấp, các ngành, những năm qua, các HTX trên địa bàn tỉnh đã chủ động, tích cực tham gia chương trình, nâng cao thu nhập cho thành viên và đóng góp tích cực thúc đẩy phát triển sản xuất ở nông thôn, thực hiện nhóm tiêu chí về sản xuất, thu nhập, hộ nghèo trong xây dựng nông thôn mới.

Hướng dẫn sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt trồng tiêu hữu cơ
Chuyện trò cùng chúng tôi, Giám đốc HTX Sản xuất kinh doanh hồ tiêu Vĩnh Linh ông Lê Tấn Tửu cho hay: Toàn huyện Vĩnh Linh có diện tích hồ tiêu khoảng 1.400 hồ tiêu, đây là 1 loại cây trồng phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng địa phương và một thời mang lại nguồn thu nhập cao cho hàng ngàn hộ gia đình nhưng những năm gần đây, giá tiêu liên tục sụt giảm, gây khó khăn rất lớn cho người trồng tiêu. Đứng trước tình hình đó, từ năm 2017, sau khi được thành lập, HTX đã triển khai nhiều giải pháp, nhất là chuyển cách trồng hồ tiêu truyền thống sang hữu cơ để cho năng suất cao. Đồng thời, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất từ khâu trồng, thu hoạch, chế biến và bảo quản sản phẩmđảm bảo chất lượng, mẫu mã và an toàn vệ sinh thực phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường.Kết quả, HTX đã sản xuất, chế biến với 3 dòng sản phẩm chính là tiêu đỏ, tiêu xanh và tiêu sọ, trong đó, sản phẩm hạt tiêu đỏ hữu cơ đã đạt chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnhvà đã có mặt tại các tỉnh thành trong cả nước và một số siêu thị lớn trong và ngoài tỉnh.Còn Giám đốc HTX nông sản Khe Sanh, bà Nguyễn Thị Hằng tâm sự: Nhận thấy trong nhiều năm liền cây cà phê cho sản lượng thấp và giá bán thấp, năm 2019, được sự hỗ trợ, tư vấn của chính quyền và các ngành chức năng, HTX đã được thành lập với mong muốn giúp cho người dân từ bỏ lối canh tác cũ và thói quen thu hoạch cà phê xanh, ngâm nước, thay vào đó là sản xuất cà phê sạch theo hướng hữu cơ. Bên cạnh đó, tổ chức trồng mới và hướng dẫn các hộ gia đình đầu tư chăm sóc, tái canh và cải tạo diện tích cà phê lâu năm để tạo ra vùng nguyên liệu ổn định. Đặc biệt, HTX đã đầu tư máy móc, thiết bịchế biến và ký kết với 5 doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm. Với cách làm này, HTX đã thu hút 7 tổ nhóm gồm 100 hộ nông dân, trong đó có 70 hộ là người đồng bào dân tộc thiểu số liên kết trồng cà phê và Cà phê rang xay Khe Sanh Coffee được chứng nhận danh hiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2020, 2 sản phẩm đạt chứng nhận Ocop 4 sao là sản phẩm Khe Sanh Coffee dạng bột 100 % Arabica và Khe Sanh Coffee dạng hạt rang.
Theo báo cáo của các cơ quan chức năng, đến nay, toàn tỉnh có 119 sản phẩm đạt chứng nhận sản phẩm OCOP, trong đó có 42 sản phẩm 4 sao và 77 sản phẩm 3 sao, có 59 chủ thể của sản phẩm OCOP, trong đó có 16 chủ thể là hợp tác xã, 4 chủ thể là tổ hợp tác. Với chức năng, nhiệm vụ của mình, các cấp, các ngành đã có nhiều hoạt động như tuyên truyền, phổ biến chính sách, tư vấn cho các HTX xác định sản phẩm chủ lực, đăng ký tham gia chương trình. Đồng thời, quan tâm đào tạo, nâng cao trình độ, năng lực quản lý, điều hành của cán bộ HTX, hỗ trợ về công nghệ, máy móc, thiết bị, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu, quảng bá, xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm. Phó Chủ tịch UBND tỉnh, ông Hà Sỹ Đồng nhấn mạnh: Sau thời gian triển khai thực hiện chương trình OCOP đã có tác động lớn đến phát triển kinh tế tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Qua chương trình đã xây dựng được nhiều sản phẩm chủ lực có thương hiệu, sức cạnh tranh và hiệu quả kinh tế cao, nổi bật đó là sản phẩm đặc sản, truyền thống, có thế mạnh, có nguồn gốc nguyên liệu của địa phương, có sơ chế, chế biến để gia tăng giá trị, quá trình sản xuất không ảnh hưởng xấu đến môi trường. Chương trình OCOP không chỉ phát huy tính sáng tạo, trí tuệ của người dân mà còn xây dựng mối liên kết, phát triển kinh tế cộng đồng. Do đó, chương trình này được tỉnh xác định là giải pháp trọng tâm để phát triển kinh tế nông thôn một cách bền vững. UBND tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để các HTX đổi mới công nghệ, thiết bị, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra các sản phẩm hàng hóa có thương hiệu, chất lượng cao, bảo đảm đáp ứng các tiêu chí, điều kiện để được công nhận sản phẩm OCOP, có khả năng cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài tỉnh, góp phần thực hiện tiêu chí về thúc đẩy phát triển sản xuất ở nông thôn trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới nâng cao kiểu mẫu, phấn đấu trong giai đoạn 2022-2026 có ít nhất 24 HTX nông nghiệp tham gia chương trình OCOP với 30 sản phẩm, giai đoạn 2027-2030 có ít nhất 30 HTX nông nghiệp tham gia chương trình với 40 sản phẩm.
Bá Thuần

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Liên kết Website
Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
Chính phủ Nước CHXHCNVN
https://quochoi.vn/
Báo Nhân dân
Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật
Cổng Thông tin điện tử Tỉnh ủy Quảng Trị
Báo Quảng Trị
Đài PT-TH tỉnh
Trang Thông tin điện tử UBND tỉnh
Trang tin điện tử Bộ Nông nghiệp&PTNT
Hội Nông dân Việt Nam
Báo điện tử Dân việt
Sở Nông nghiệp &PTNT
Sở khoa học công nghệ tỉnh Quảng Trị
Sở lao động TB&XH tỉnh Quảng Trị
Cổng thông tin điện tử pháp điển
Thăm dò ý kiến

Bạn nghĩ sao về sự thay đổi giao diện mới của trang web Hội Nông dân Quảng Trị so với phiên bản cũ?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập60
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm53
  • Hôm nay10,661
  • Tháng hiện tại140,199
  • Tổng lượt truy cập2,282,495
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây