Hiệu quả từ Lớp quản lý dịch hại tổng hợp trên cây lúa

Thứ ba - 16/05/2017 04:24 87 0
Thực hiện Đề án số 998-ĐA/UBND ngày 15/7/2016 của UBND thành phố Đông Hà về phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố đến năm 2020; Nghị quyết số 42-NQ/ĐU ngày 17/11/2016 của Đảng ủy phường Đông Lễ về lãnh đạo nhiệm vụ phát triển kinh tế nông nghiệp đô thị trên địa bàn phường giai đoạn 2016 – 2020; trước tình hình diễn biến phức tạp của khí hậu, thời tiết, một số sâu bệnh, dịch hại trên cây trồng mà chủ yếu là cây lúa phát triển mạnh gây nguy hại cho sản xuất nông nghiệp vụ Đông Xuân 2016 – 2017.
Hiệu quả từ Lớp quản lý dịch hại tổng hợp trên cây lúa

Thực hiện Đề án số 998-ĐA/UBND ngày 15/7/2016 của UBND thành phố Đông Hà về phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố đến năm 2020; Nghị quyết số 42-NQ/ĐU ngày 17/11/2016 của Đảng ủy phường Đông Lễ về lãnh đạo nhiệm vụ phát triển kinh tế nông nghiệp đô thị trên địa bàn phường giai đoạn 2016 – 2020; trước tình hình diễn biến phức tạp của khí hậu, thời tiết, một số sâu bệnh, dịch hại trên cây trồng mà chủ yếu là cây lúa phát triển mạnh gây nguy hại cho sản xuất nông nghiệp vụ Đông Xuân 2016 – 2017.


Học viên Lớp quản lý dịch hại tổng hợp thực hành trên đồng ruộng

Được sự quan tâm của Chi cục trồng trọt và BVTV tỉnh, Trạm trồng trọt và BVTV thành phố Đông Hà, Hội Nông dân phường Đông Lễ phối hợp với HTX Phương Gia tổ chức mở Lớp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây lúa vụ Đông Xuân 2016-2017 cho 30 cán bộ hội viên nông dân và thành viên các HTX.

Sau hơn 03 tháng triển khai học tập, ngày 9/5/2017 lớp học đã kết thúc thành công tốt đẹp. Với phương pháp huấn luyện của chương trình IPM là lý thuyết đi đôi với thực hành, học viên là người chủ động trong việc học tập, thảo luận thông qua thực tế trên đồng ruộng, lớp đã chọn 1.000m2 ruộng để thực hành, được bố trí cùng giống, cùng ngày gieo, chân đất. Trong đó, 500m2 làm ruộng mô hình học tập theo chương trình IPM và 500m2 làm đối chứng theo tập quán của nông dân. Kết quả ruộng thực hiện theo chương trình IPM thu được 295kg, thành tiền 1.770.000đ; ruộng đối chứng thu được 275kg, thành tiền 1.650.000đ. Như vậy ruộng IPM cho lợi nhuận cao hơn 120.000đ/sào so với ruộng đối chứng do tiết kiệm giống, phân đạm, thuốc BVTV, công phun.

Qua áp dụng chương trình IPM vào thực tế đã đem lại năng suất lúa cao, hạn chế được sâu bệnh, tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích và bảo vệ môi trường sinh thái, tạo tiền đề cho nền sản xuất nông nghiệp bền vững. Vấn đề quan trọng nhất là nâng cao nhận thức của người dân trong việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào sản xuất một cách hợp lý. Chính vì vậy, vụ Đông xuân 2016-2017 toàn phường đã sản xuất được 267,5 ha với năng suất bình quân đạt 56,6 tạ/ha; Sản lượng thu được là 1.513 tấn.

Nguyễn Văn Huynh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Liên kết Website
Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
Chính phủ Nước CHXHCNVN
https://quochoi.vn/
Báo Nhân dân
Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật
Cổng Thông tin điện tử Tỉnh ủy Quảng Trị
Báo Quảng Trị
Đài PT-TH tỉnh
Trang Thông tin điện tử UBND tỉnh
Trang tin điện tử Bộ Nông nghiệp&PTNT
Hội Nông dân Việt Nam
Báo điện tử Dân việt
Sở Nông nghiệp &PTNT
Sở khoa học công nghệ tỉnh Quảng Trị
Sở lao động TB&XH tỉnh Quảng Trị
Cổng thông tin điện tử pháp điển
Thăm dò ý kiến

Bạn nghĩ sao về sự thay đổi giao diện mới của trang web Hội Nông dân Quảng Trị so với phiên bản cũ?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập59
  • Máy chủ tìm kiếm28
  • Khách viếng thăm31
  • Hôm nay19,680
  • Tháng hiện tại445,872
  • Tổng lượt truy cập2,938,683
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây