Nông dân Hướng Hóa khẩn trương trồng thay thế sắn bị chết sau mưa

Thứ ba - 07/07/2015 21:32 75 0
Sau hơn 3 tháng liền hạn hán kéo dài, nhiều diện tích cây trồng trên địa bàn huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) lâm vào cảnh thiếu nước trầm trọng, khô héo và chết, nhất là đối với cây sắn, cà phê, hoa màu… vụ hè thu làm cho nhiều nông dân lâm vào cảnh khó khăn, lo lắng khi có nguy cơ bị thất thu lớn. Gần đây, nhiều trận mưa lớn xuất hiện liên tục, giúp cho mầm sống của cây cối trên địa bàn tươi xanh trở lại, nông dân Hướng Hóa phấn khởi, nhanh chóng bắt tay vào tái sản xuất. Chúng tôi có mặt ở xã Thuận, vùng Lìa và được chứng kiến sự phấn khởi, cảnh nhộn nhịp ra vườn, nương rẫy trồng sắn của bà con nơi đây trên vùng đất được tưới mát bởi những trận mưa “vàng”, cùng họ hy vọng mùa sắn tới sẽ không bị chậm trễ và đem lại một mùa vụ thắng lợi.

Sau hơn 3 tháng liền hạn hán kéo dài, nhiều diện tích cây trồng trên địa bàn huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) lâm vào cảnh thiếu nước trầm trọng, khô héo và chết, nhất là đối với cây sắn, cà phê, hoa màu… vụ hè thu làm cho nhiều nông dân lâm vào cảnh khó khăn, lo lắng khi có nguy cơ bị thất thu lớn. Gần đây, nhiều trận mưa lớn xuất hiện liên tục, giúp cho mầm sống của cây cối trên địa bàn tươi xanh trở lại, nông dân Hướng Hóa phấn khởi, nhanh chóng bắt tay vào tái sản xuất. Chúng tôi có mặt ở xã Thuận, vùng Lìa và được chứng kiến sự phấn khởi, cảnh nhộn nhịp ra vườn, nương rẫy trồng sắn của bà con nơi đây trên vùng đất được tưới mát bởi những trận mưa “vàng”, cùng họ hy vọng mùa sắn tới sẽ không bị chậm trễ và đem lại một mùa vụ thắng lợi.

Đây là lần thứ ba gia đình bà Hồ Thị Thương ở thôn Bản Giai bắt tay vào trồng bổ sung sắn do phần lớn diện tích sắn đã trồng hai lần trước bị hạn và chết. Thời gian gần đây, vùng Lìa liên tục có mưa trở lại, số sắn còn sống sót của gia đình bà tươi xanh hơn. Tranh thủ còn kịp thời gian, bà Thương cùng các thành viên trong nhà loại bỏ những gốc sắn bị hư hại, trồng dặm sắn. Tuy vất vả, nhưng mọi người vui vẻ lao động bởi đây là nguồn thu nhập chính của gia đình trong nhiều năm nay.

Gạt vội giọt mồ hôi chảy đầm đìa trên khuôn mặt rám nắng, bà Thương cho hay: “Từ khi Nhà máy chế biến tinh bột sắn được xây dựng và giúp nhân dân trong vùng Lìa cách trồng, thu hoạch cũng như cung cấp giống sắn, gia đình tôi tích cực tham gia. Từ đó đến nay, chúng tôi khai hoang và trồng được 3 ha sắn. Nhờ cây sắn mà đời sống của gia đình ổn định hơn. Tuy nhiên, năm nay hạn hán kéo dài, số sắn được gia đình trồng từ đầu vụ bị chết gần 2/3, đây là lần thứ ba chúng tôi trồng lại sắn. Hy vọng lần này có mưa to liên tục, thấm đất thấm đai, cây sắn sẽ sống tốt và kịp cho mùa thu hoạch tới”.

Gia đình anh Hồ Pa Lách ở thôn Bản 2, xã Thuận cũng kiên trì việc trồng sắn qua mấy tháng liền hạn hán. Giờ có mưa trở lại, anh và vợ động viên nhau lên rẫy trồng dặm thay thế số sắn đã chết héo những lần trồng trước. Tuy nhiên, để tìm được nguồn giống trong thời điểm này cũng rất khó khăn đối với anh và nhân dân địa phương. Anh Lách chia sẻ: “Do hạn hán, số sắn chết quá nhiều, chúng tôi phải tìm tới những gia đình có diện tích sắn nhiều nhưng ít bị chết để xin giống về trồng. Xin 1-2 lần còn được, qua đến lần thứ 3-4 thì rất khó khăn, phần thì ngại vì xin quá nhiều lần, phần thì họ cũng cạn kiệt nguồn giống có đâu mà cho mình. Do đó, qua lần này, hy vọng sẽ hết hạn hán, chúng tôi không phải lo lắng nhiều về giống sắn trồng thay thế nữa”.

Xã Thuận là một trong những địa phương đi đầu trồng sắn nguyên liệu và có diện tích sắn khá lớn trong vùng. Toàn xã hiện có gần 600 ha sắn KM94. Cho đến thời điểm này, diện tích sắn bị hư hại do hạn hán phải trồng mới ở xa chiếm 50% diện tích hiện có. Ông Hồ A Khiêm, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Thuận cho biết: “Từ đầu vụ đến nay, do hạn hán kéo dài, nhiều diện tích cây trồng ở xã Thuận khô héo, chết, trong đó cây sắn bị ảnh hưởng nhiều nhất. Đây là cây chủ lực xóa đói giảm nghèo của xã và vùng Lìa, do đó, đứng trước khó khăn về thời tiết, chúng tôi luôn động viên bà con địa phương bằng mọi cách để duy trì việc trồng sắn. Rất may gần đây trời mưa liên tục, bà con rất phấn khởi, tranh thủ thời tiết thuận lợi trồng thay thế số sắn bị chết. Tuy nhiên, hiện giống sắn khá khan hiếm, chúng tôi rất mong có sự quan tâm của các ngành chức năng trong việc hỗ trợ giống và phân bón để giúp việc trồng sắn của bà con thuận lợi, hy vọng mùa thu hoạch tới năng suất và sản lượng được duy trì như mọi năm”.

Năm 2014, tổng diện tích sắn toàn huyện Hướng Hóa là 4.471 ha (tăng 0,94% so với năm 2013); năng suất đạt 15 tấn/ ha, sản lượng đạt gần 70 nghìn tấn; đến 6 tháng đầu năm 2015, tổng diện tích sắn của huyện khoảng trên 4.700 ha. Theo ông Hồ Quốc Trung, Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Hướng Hóa cho biết, vụ mùa năm nay, do hạn hán kéo dài đã khiến hơn 1.000 ha sắn của nông dân bị hư hại. Tuy nhiên, không nản lòng trước thời tiết khắc nghiệt, người dân thường xuyên kiểm tra, trồng dặm thay thế số sắn bị chết. Rất may, thời gian gần đây trên địa bàn liên tục có mưa, đem đến hy vọng cho nông dân trồng sắn nói riêng và nông dân trồng các loại cây khác nói chung ở địa phương không bị giảm năng suất và sản lượng cây trồng .

Người dân xã Thuận tranh thủ sau mưa trồng dặm thay thế số sắn bị chết do hạn hán

baoquangtri.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Liên kết Website
Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
Chính phủ Nước CHXHCNVN
https://quochoi.vn/
Báo Nhân dân
Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật
Cổng Thông tin điện tử Tỉnh ủy Quảng Trị
Báo Quảng Trị
Đài PT-TH tỉnh
Trang Thông tin điện tử UBND tỉnh
Trang tin điện tử Bộ Nông nghiệp&PTNT
Hội Nông dân Việt Nam
Báo điện tử Dân việt
Sở Nông nghiệp &PTNT
Sở khoa học công nghệ tỉnh Quảng Trị
Sở lao động TB&XH tỉnh Quảng Trị
Cổng thông tin điện tử pháp điển
Thăm dò ý kiến

Bạn nghĩ sao về sự thay đổi giao diện mới của trang web Hội Nông dân Quảng Trị so với phiên bản cũ?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập50
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm45
  • Hôm nay14,321
  • Tháng hiện tại143,930
  • Tổng lượt truy cập2,574,204
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây