Ông Hồ Văn Láo - người Vân Kiều gương nông dân sản xuất giỏi

Thứ hai - 27/10/2014 02:57 120 0
Phong trào "Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” triển khai tại huyện Hướng Hóa đã được nông dân từ vùng kinh tế mới đường 9 đến các bản, làng xa xôi đặc biệt khó khăn hưởng ứng tích cực. Với những chủ trương chính sách hỗ trợ phát triển trên các lĩnh vực của Đảng, Nhà nước, với việc tích cực tuyên tuyền vận động của Hội nông dân, nhiều gia đình cán bộ, hội viên nông dân đã tích cực chịu khó tiết kiệm, học hỏi kinh nghiệm làm ăn, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn.

Phong trào "Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” triển khai tại huyện Hướng Hóa đã được nông dân từ vùng kinh tế mới đường 9 đến các bản, làng xa xôi đặc biệt khó khăn hưởng ứng tích cực. Với những chủ trương chính sách hỗ trợ phát triển trên các lĩnh vực của Đảng, Nhà nước, với việc tích cực tuyên tuyền vận động của Hội nông dân, nhiều gia đình cán bộ, hội viên nông dân đã tích cực chịu khó tiết kiệm, học hỏi kinh nghiệm làm ăn, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn.

Tại Hướng Hóa đã hình thành các vùng trồng cây chuyên canh cà phê, trồng chuối, trồng sắn, phát triển chăn nuôi gia súc theo hướng hàng hóa và xuất hiện ngày càng nhiều những nông dân làm ăn giỏi. Trên địa bàn huyện có 2061 hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp. Trong số 239 hộ nông dân sản xuất giỏi cấp tỉnh thì hộ ông Hồ Văn Láo, chi Hội Nông dân thôn Của, xã Hướng Tân là một điển hình. Từ thuộc diện hộ nghèo khó, đến nay ông đã trở thành hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, được bà con trong vùng khen ngợi.


Ông Hồ Văn Láo đang chăm sóc vườn ngô (Ảnh: Ngọc Nhân)

Trò chuyện với ông Láo chúng tôi được biết, lập gia đình vào 1992, nhiều năm tiếp đó gia đình ông luôn là hộ nghèo đặc biệt khó khăn của xã, đời sống thiếu thốn mọi bề. Thời đó, ở thôn Của còn nặng về tập tục lạc hậu, nhất là đám ma, đám cưới mỗi đám kéo dài từ 7 đến 10 ngày rất tốn kém tiền của, thời gian, cuộc sống người dân nơi đây vốn đã khó lại càng khó khăn hơn. Quanh năm vợ chồng ông cùng 5 đứa con nhỏ phải tất bật chạy kiếm cơm từng bữa, từ cuộc sống nghèo khó ông suy nghỉ và đúc kết ra một điều: "Nghèo đói phần nhiều bởi tại chính mình, để thoát nghèo chỉ còn cách phải siêng năng lao động, sản xuất, muốn có hiệu quả thì phải học kinh nghiệm của những người đi trước và học tập cách làm ăn của bà con đồng bằng lên xây dựng vùng kinh tế mới".

Chịu khó học hỏi kiến thức làm ăn, học từ mọi nơi mọi lúc, không những thế ông còn tích cực nghe đài, báo, xem ti vi để nâng cao nhận thức tiếp thu thêm các thông tin mới bổ ích... Có được một chút kiến thức làm ăn, năm 2007 ông bắt đầu làm thử. Vừa học vừa làm, ông tham gia không bỏ sót bất cứ lớp tập huấn khoa học, kỹ thuật, kiến thức dân số, gia đình, trẻ em, bảo vệ môi trường, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội...và các hoạt động phong trào Hội Nông dân, chính quyền, đoàn thể khác do các cấp các nghành triển khai, phát động. Mỗi năm một tiến bộ nên đất đai hoang hóa của gia đình đã được tận dụng triệt để phục vụ phát riển sản xuất. Đến nay gia đình ông đã có quỹ đất hợp pháp lên tới 6 ha. Trong đó 2,5 ha cà phê, năng suất bình quân 15 tấn/ha với sản lượng 32 tấn những năm 2010-2012 với giá 8000 đ/kg, ước tính ông được trên 250 triệu đồng/năm; diện tích lúa nước 2 vụ 0.5 ha, năng suất 5 tấn/năm cho thu nhập khoảng 37,5 triệu/năm. Để có phân bón cho trồng trọt gia đình ông đã đầu tư chăn nuôi được 10 con trâu bò, hàng năm bán ra thị trường 1 con thu 10 triệu đồng. Bên cạnh đó gia đình ông còn nuôi đàn gà quy mô 120 – 150 con kèm theo 2 heo nái sinh sản, mỗi năm thu nhập từ gà – lợn lên tới 18 triệu đồng. Khi có vốn, ông đầu tư mua một máy cày phục vụ kịp thời khâu làm đất cho bà con trong vùng khi vào vụ. Các hộ khó khăn, gia đình ông cho nợ đến cuối vụ thanh toán. Thu nhập từ máy nông nghiệp làm dịch vụ mỗi năm từ 15-20 triệu đồng.

Những năm gần đây, sau khi trừ chi phí, mỗi năm gia đình ông thu trên 300 triệu đồng, bình quân nhân khẩu là 2,5 triệu đồng /tháng. Nhờ làm ăn mỗi ngày một khấm khá, từ nhà tranh dột nát, đến năm 2009 ông đã xây được một ngôi nhà bán kiên cố giá trị trên 300 triệu đồng.

Ngoài việc phát triển kinh tế, gia đình ông Hồ Văn Láo còn thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ quy định của Nhà nước và đạt danh hiệu gia đình văn hóa cấp huyện. Ông tham gia các phong trào do Hội Nông dân và các ban ngành đoàn thể trong thôn, xã phát động; đóng góp quỹ ủng hộ đồng bào các vùng bị thiệt hại do thiên tai, giúp đỡ một số gia đình nghèo gặp khó khăn hoạn nạn…Chỉ trong 4 năm trở lại đây ông Láo đã cho 6 hộ nông dân trong thôn mượn vốn làm ăn với số tiền 20 triệu đồng.

Ngắm nhìn "con trâu sắt" của ông Láo điều khiển bánh vẫn quay đều, tiếng nổ rền vang, đường cày thẳng tắp, lòng tôi vui sướng nghĩ đến một ngày không xa, trên mọi miền quê vùng cao Quảng Trị sẽ xuất hiện nhiều hơn những tấm gương nông dân bà con dân tộc ít người ra sức phấn đấu phát triển kinh tế để làm giàu như ông Hồ Văn Láo.

Nguyễn Thanh Bình, Hội ND huyện Hướng Hóa

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Liên kết Website
Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
Chính phủ Nước CHXHCNVN
https://quochoi.vn/
Báo Nhân dân
Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật
Cổng Thông tin điện tử Tỉnh ủy Quảng Trị
Báo Quảng Trị
Đài PT-TH tỉnh
Trang Thông tin điện tử UBND tỉnh
Trang tin điện tử Bộ Nông nghiệp&PTNT
Hội Nông dân Việt Nam
Báo điện tử Dân việt
Sở Nông nghiệp &PTNT
Sở khoa học công nghệ tỉnh Quảng Trị
Sở lao động TB&XH tỉnh Quảng Trị
Cổng thông tin điện tử pháp điển
Thăm dò ý kiến

Bạn nghĩ sao về sự thay đổi giao diện mới của trang web Hội Nông dân Quảng Trị so với phiên bản cũ?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập108
  • Máy chủ tìm kiếm11
  • Khách viếng thăm97
  • Hôm nay18,779
  • Tháng hiện tại314,790
  • Tổng lượt truy cập2,193,168
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây