Trau dồi đạo đức cách mạng - việc làm không thể thiếu trong trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Thứ hai - 18/02/2019 22:06 420 0
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân; coi đó là nền tảng và là sức mạnh của người cách mạng, là cái gốc của cây, ngọn nguồn của sông nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần chỉ rõ: “Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa”1.
Trau dồi đạo đức cách mạng - việc làm không thể thiếu trong trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân; coi đó là nền tảng và là sức mạnh của người cách mạng, là cái gốc của cây, ngọn nguồn của sông nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần chỉ rõ: “Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa”1.




Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc trong phòng ở Chiến khu Việt Bắc. Ảnh TL (Nguồn: Internet)


Theo Bác, “Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”2. Người khái quát nội hàm đạo đức cách mạng là: “Nhận rõ phải, trái. Giữ vững lập trường. Tận trung với nước. Tận hiếu với dân”3; “tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân. Ngoài lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, Đảng ta không có lợi ích gì khác”4. Trung thành, thẳng thắn với Đảng, với nhân dân không chỉ là đạo đức cốt yếu của mỗi người cách mạng, mà còn là động lực quan trọng giúp cán bộ, đảng viên công tác hiệu quả hơn. Ngược lại, cán bộ, đảng viên giấu giếm sai lầm tức là dối trá với Đảng, với nhân dân, là trái với đạo đức cách mạng. Bởi, cán bộ, đảng viên “đã trung thành thẳng thắn thì bao giờ cũng đặt lợi ích chung của Đảng, của cách mạng, của nhân dân lên trên hết, trước hết”5. Đạo đức cách mạng còn là “Quyết tâm giúp đỡ loài người ngày càng tiến bộ và thoát khỏi ách áp bức, bóc lột, luôn luôn giữ vững tinh thần chí công vô tư”6. Hồ Chí Minh khẳng định: “Có gì sung sướng vẻ vang hơn là trau dồi đạo đức cách mạng để góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và giải phóng loài người”7. Đạo đức cách mạng là “đạo đức tập thể, nó phải đánh thắng và tiêu diệt chủ nghĩa cá nhân”8. Như vậy, học tập, tu dưỡng, rèn luyện, trau dồi đạo đức cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh là làm việc không vì danh vọng cá nhân hay lợi ích cục bộ, mà vì lợi chung của Đảng, của dân tộc, của loài người; nó là gốc, là nguồn lực vô địch của người chiến sỹ cách mạng và là nền tảng vững chắc để cán bộ, đảng viên hoàn thành nhiệm vụ.

Phẩm chất đạo đức cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh được biểu hiện nổi bật ở cần, kiệm, liêm, chính; trong đó, cần, kiệm, liêm là gốc rễ của chính. Vì cán bộ, đảng viên không giữ đúng cần, kiệm, liêm, chính thì dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân. Người giải thích rõ ràng thế nào là cần, kiệm, liêm, chính để mọi người hiểu và dễ thực hành. Đồng thời, tiếp tục bổ sung, phát triển phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong từng thời kỳ, bao gồm: Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Riêng đối với cán bộ Quân đội, do đặc thù của hoạt động quân sự, nên ngoài những phẩm chất đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ, đảng viên nói chung, Hồ Chí Minh cho rằng: Quân sự giỏi song nếu không có đạo đức cách mạng thì khó thành công. Muốn có đạo đức cách mạng phải có 5 điều sau đây: Trí - tín - nhân - dũng - liêm.

Để có đạo đức cách mạng, Người đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên cần phải: Quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng; ra sức làm việc cho Đảng, giữ vững kỷ luật của Đảng, thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng; đặt lợi ích của Đảng và của nhân dân lao động lên trên, lên trước lợi ích riêng của cá nhân mình; hết lòng hết sức phục vụ nhân dân; vì Đảng, vì dân mà đấu tranh quên mình, gương mẫu trong mọi việc; ra sức học tập chủ nghĩa Mác - Lê-nin, luôn luôn dùng tự phê bình và phê bình để nâng cao tư tưởng và cải tiến công tác của mình và cùng đồng chí mình tiến bộ; ra sức phấn đấu để thực hiện mục tiêu của Đảng, hết sức trung thành phục vụ giai cấp công nhân và nông dân lao động, tuyệt đối không thể lừng chừng; vô luận trong hoàn cảnh nào, cũng phải quyết tâm đấu tranh, chống mọi kẻ địch, luôn luôn cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, quyết không chịu khuất phục, không chịu cúi đầu; hòa mình với quần chúng thành một khối, tin quần chúng, hiểu quần chúng, lắng nghe ý kiến của quần chúng.

Đạo đức của Đảng nói chung và đạo đức của mỗi cán bộ, đảng viên nói riêng không tự nhiên có được. Nó phải trải qua quá trình rèn luyện, đấu tranh không ngừng mà hình thành và phát triển. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong. Vì vậy, phải kiên trì bồi dưỡng đạo đức cách mạng với lý tưởng vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, nhấn mạnh chuẩn mực cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Đồng thời chú trọng kết hợp giữa giáo dục nhận thức với rèn luyện lập trường quan điểm, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cách mạng, hình thành niềm tin khoa học và thực hành đạo đức, lối sống của cán bộ đảng viên, trong từng tổ chức đảng và toàn Đảng.

Mỗi người cán bộ, đảng viên phải hiểu thật sâu sắc rằng: Đảng ta là một đội ngũ tiên tiến nhất và tổ chức chặt chẽ nhất của giai cấp công nhân, là người lãnh đạo của giai cấp công nhân và nhân dân lao động... Người cán bộ, đảng viên phải hiểu thật rõ điều đó và đứng vững trên lập trường giai cấp công nhân, để hết lòng hết sức đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, cho giai cấp công nhân và cho toàn thể nhân dân lao động. Đạo đức cách mạng là tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân. Những chính sách và nghị quyết của Đảng đều vì lợi ích của nhân dân. Vì vậy, đạo đức cách mạng của người đảng viên là bất kỳ khó khăn đến mức nào cũng kiên quyết làm đúng chính sách và nghị quyết của Đảng, làm gương mẫu cho quần chúng. Mọi đảng viên phải nâng cao tinh thần trách nhiệm trước nhân dân, trước Đảng; phải ngăn ngừa và kiên quyết chống lại chủ nghĩa cá nhân.

Đạo đức cách mạng là vô luận trong hoàn cảnh nào, người đảng viên cũng phải đặt lợi ích của Đảng lên trên hết. Nếu khi lợi ích của Đảng và lợi ích của cá nhân mâu thuẫn với nhau, thì lợi ích của cá nhân phải tuyệt đối phục tùng lợi ích của Đảng. Đạo đức cách mạng là “hòa mình với quần chúng thành một khối, tin quần chúng, hiểu quần chúng, lắng nghe ý kiến của quần chúng. Do lời nói và việc làm, đảng viên, đoàn viên và cán bộ làm cho dân tin, dân phục, dân yêu, đoàn kết quần chúng chặt chẽ, xung quanh Đảng, tổ chức, tuyên truyền và động viên quần chúng hăng hái thực hiện chính sách và nghị quyết của Đảng”.

Để đề cao trách nhiệm nêu gương và trau dồi đạo đức cách mạng, mỗi cán bộ, đảng viên cần nghiêm khắc với bản thân và kiên quyết chống:

1. Chủ nghĩa cá nhân, cục bộ, bản vị. Lợi dụng tập thể để né tránh trách nhiệm hoặc lấy danh nghĩa tập thể thực hiện mục đích cá nhân. Nói không nhất quán, nói không đi đôi với làm, nói nhiều làm ít.

2. Độc đoán, chuyên quyền, quan liêu, xa dân, thờ ơ, vô cảm trước những khó khăn, bức xúc của nhân dân. Định kiến với người góp ý, phê bình. Trực tiếp, mượn danh hoặc cung cấp tài liệu cho người khác để nói, viết, đăng tin, bài sai sự thật nhằm đề cao tập thể, cá nhân mình hoặc hạ thấp uy tín của tập thể, cá nhân khác trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội.

3. Tham nhũng, hối lộ dưới mọi hình thức; tặng quà, nhận quà vì vụ lợi. Can thiệp không đúng thẩm quyền, trách nhiệm, trái quy định vào công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; đối với việc đề xuất, cho chủ trương, thẩm định, phê duyệt, đấu thầu, chỉ định thầu các dự án, đề án kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh; đấu giá đất đai, tài sản nhà nước.

4. Chủ trì tham mưu, ban hành cơ chế, chính sách trái chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng hoặc gây thiệt hại đối với lợi ích của Nhà nước, tập thể và công dân.

5. Chạy hoặc tiếp tay cho chạy chức, chạy quyền, chạy phiếu bầu, chạy phiếu tín nhiệm. Can thiệp không đúng thẩm quyền, trách nhiệm, trái quy định vào công tác cán bộ; đề bạt, bổ nhiệm, bố trí cán bộ không đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định, nhất là đối với người nhà, người thân.

6. Lãng phí công quỹ, tài sản, phương tiện, nhân lực và thời gian làm việc. Tổ chức đoàn đi công tác ở trong và ngoài nước không đúng thành phần, thời gian và nội dung yêu cầu công việc. Sống, sinh hoạt, tiêu dùng, giải trí xa hoa, lãng phí.

7. Lợi dụng doanh nghiệp hoặc để doanh nghiệp lợi dụng nhằm vụ lợi. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, uy tín để sử dụng, vay, mượn tiền, tài sản, phương tiện của tổ chức, cá nhân trái quy định.

8. Để vợ (chồng), bố, mẹ, con, anh chị em ruột lợi dụng chức vụ, quyền hạn, uy tín của mình để vụ lợi. Để vợ (chồng), con đẻ, con nuôi sống xa hoa, phô trương, lãng phí hoặc sa vào tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật.

Theo bqllang.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Liên kết Website
Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
Chính phủ Nước CHXHCNVN
https://quochoi.vn/
Báo Nhân dân
Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật
Cổng Thông tin điện tử Tỉnh ủy Quảng Trị
Báo Quảng Trị
Đài PT-TH tỉnh
Trang Thông tin điện tử UBND tỉnh
Trang tin điện tử Bộ Nông nghiệp&PTNT
Hội Nông dân Việt Nam
Báo điện tử Dân việt
Sở Nông nghiệp &PTNT
Sở khoa học công nghệ tỉnh Quảng Trị
Sở lao động TB&XH tỉnh Quảng Trị
Cổng thông tin điện tử pháp điển
Thăm dò ý kiến

Bạn nghĩ sao về sự thay đổi giao diện mới của trang web Hội Nông dân Quảng Trị so với phiên bản cũ?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập150
  • Máy chủ tìm kiếm18
  • Khách viếng thăm132
  • Hôm nay14,683
  • Tháng hiện tại240,438
  • Tổng lượt truy cập2,733,249
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây