Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân nhằm củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng

Thứ năm - 03/05/2018 20:43 356 0
Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương mẫu mực về đạo đức cách mạng, về hy sinh hết thảy chủ nghĩa cá nhân vì lợi ích của Đảng, của dân tộc. Người luôn mong mỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải đặt lợi ích của Đảng lên trên hết, ngoài lợi ích của dân tộc, của Tổ quốc, Đảng không có lợi ích gì khác. Do đó, Người nhấn mạnh: “mỗi người trong Đảng phải hiểu rằng: lợi ích của cá nhân nhất định phải phục tùng lợi ích của Đảng. Lợi ích của mỗi bộ phận nhất định phải phục tùng lợi ích của toàn thể. Lợi ích tạm thời nhất định phải phục tùng lợi ích lâu dài. Nghĩa là phải đặt lợi ích của Đảng lên trên hết, lên trước hết. Vì lợi ích của Đảng tức là lợi ích của dân tộc, của Tổ quốc. Vô luận lúc nào, vô luận việc gì, đảng viên và cán bộ phải đặt lợi ích của Đảng ra trước, lợi ích của cá nhân lại sau. Đó là nguyên tắc cao nhất của Đảng”.
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân nhằm củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng

Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương mẫu mực về đạo đức cách mạng, về hy sinh hết thảy chủ nghĩa cá nhân vì lợi ích của Đảng, của dân tộc. Người luôn mong mỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải đặt lợi ích của Đảng lên trên hết, ngoài lợi ích của dân tộc, của Tổ quốc, Đảng không có lợi ích gì khác. Do đó, Người nhấn mạnh: “mỗi người trong Đảng phải hiểu rằng: lợi ích của cá nhân nhất định phải phục tùng lợi ích của Đảng. Lợi ích của mỗi bộ phận nhất định phải phục tùng lợi ích của toàn thể. Lợi ích tạm thời nhất định phải phục tùng lợi ích lâu dài. Nghĩa là phải đặt lợi ích của Đảng lên trên hết, lên trước hết. Vì lợi ích của Đảng tức là lợi ích của dân tộc, của Tổ quốc. Vô luận lúc nào, vô luận việc gì, đảng viên và cán bộ phải đặt lợi ích của Đảng ra trước, lợi ích của cá nhân lại sau. Đó là nguyên tắc cao nhất của Đảng”.



Người chỉ rõ mỗi cán bộ, đảng viên phải luôn học tập để nâng cao và thấm nhuần đạo đức cách mạng, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ lý luận để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới đặt ra và xem đây như là biện pháp để chống chủ nghĩa cá nhân. Người khẳng định: “Muốn giữ vững nhân cách, tránh khỏi hủ hóa, thì phải luôn thực hành 4 chữ, đó là: Cần, Kiệm, Liêm, Chính” và trong xã hội mới “ai cũng có thể vươn tới đỉnh cao của đạo đức cách mạng”. Thực hiện nâng cao dân trí, phát huy quyền dân chủ thực sự và rộng rãi, tăng cường mối liên hệ mật thiết, chặt chẽ giữa Đảng với quần chúng nhân dân. Đây là nội dung quan trọng tác động trực tiếp đến nhận thức và hành động của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Do thiếu hiểu biết nên nhân dân không có khả năng thực hành với tư cách của người làm chủ. Ngược lại, nếu họ hiểu biết nắm vững được pháp luật, nắm vững quyền làm chủ của mình, họ sẽ đấu tranh, bảo vệ quyền làm chủ của mình”. Người khẳng định, phong trào chống tham ô, lãng phí quan liêu, ắt phải dựa vào lực lượng quần chúng thì mới thành công. Đây là cách hiệu quả nhất để phòng chống chủ nghĩa cá nhân, ngăn chặn tình trạng suy thoái về đạo đức lối sống của cán bộ, đảng viên.

Cần phát huy và thực hành dân chủ rộng rãi trong Đảng, thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt Đảng, nhất là sinh hoạt chi bộ, thường xuyên đấu tranh tự phê bình và phê bình. Đây là vũ khí sắc bén và rất cần thiết để chống chủ nghĩa cá nhân trong Đảng, trong các cơ quan nhà nước. Người cho rằng, trong tự phê bình và phê bình phải thực hiện một cách thường xuyên, nghiêm túc, đặt lợi ích của Đảng, của cách mạng, của nhân dân lên trên hết, trước hết; tự phê bình và phê bình có lý, có tình, trên tinh thần thương yêu đồng chí, tôn trọng nhân cách của mỗi con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu cần phải có thái độ đúng đắn, nghiêm túc và giải quyết một cách hợp tình, hợp lý đối với những người mắc phải chủ nghĩa cá nhân, hủ hóa, suy thoái. Người cho rằng, “tệ nhất là trong hàng ngũ cán bộ có một số ít đã tham ô, hủ hóa… Cán bộ nào mà tham ô, hủ hóa là có tội to với Đảng và Chính phủ, có tội to với nhân dân và có tội to cả với anh chị em cán bộ khác”. Họ làm hại danh dự của Đảng, của Chính phủ, của tất cả các cán bộ, vì vậy, Đảng phải có trách nhiệm gột rửa cho những đồng chí mắc bệnh hủ hóa và Đảng cũng cần phải “luôn luôn tẩy bỏ những phần tử hủ hóa ra ngoài”. Theo Người, ai đã mắc bệnh hủ hóa, phải hết sức kiên quyết sửa chữa, nếu không tự sửa chữa, Chính phủ sẽ không khoan dung, ngược lại, cất nhắc những người hăng hái để thay thế cho những người cũ bị đào thải hoặc vì tài không xứng chức, hoặc hủ hóa.

Thực hiện những lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng nhiều lần tổ chức chỉnh huấn nhằm tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Trong công cuộc đổi mới, Đại hội VI (tháng 12-1986) là bước đột phá về xây dựng Đảng với tư duy mới, phong cách lãnh đạo mới. Đại hội Đảng các khóa đều nhấn mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Công cuộc đổi mới ngày càng phát triển với những thành tựu to lớn, công tác xây dựng Đảng có những thành công quan trọng nhưng cũng còn nhiều hạn chế, yếu kém; thậm chí có nhiều yếu kém, khuyết điểm kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ. Trước yêu cầu mới, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (tháng 11-2012) ban hành Nghị quyết “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, trong đó vấn đề hàng đầu là kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Vì thế, việc cán bộ, đảng viên tự tu dưỡng, rèn luyện, học tập vì lương tâm, danh dự, trách nhiệm của người cộng sản có ý nghĩa rất quan trọng, căn bản và bền vững đối với nhiệm vụ xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.

Hội nghị Trung ương 4 khóa XII (tháng 10-2016) ban hành Nghị quyết về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII là sự tiếp nối nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã đề ra trước đây, đồng thời phản ánh yêu cầu bức thiết hiện nay cần phải nhận thức rõ, quyết tâm chính trị cao, hành động mạnh mẽ, giải pháp đồng bộ để tạo ra sự chuyển biến căn bản, vững chắc với hiệu quả thiết thực. Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII đã nhận diện những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, đề ra mục tiêu, quan điểm và các nhóm nhiệm vụ, giải pháp.

Nước ta đang tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bên cạnh những thuận lợi còn chịu sự chi phối từ mặt trái của cơ chế thị trường, từ những tiêu cực nảy sinh trong quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế. Do đó, chủ nghĩa cá nhân có điều kiện phát triển với những biểu hiện phức tạp và ngày càng tinh vi. Chủ nghĩa cá nhân trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, nhất là những người có chức quyền đang trở thành vấn đề bức xúc của toàn xã hội, nhưng chậm được phát hiện và ngăn chặn kịp thời, hoặc có ngăn chặn nhưng hiệu quả chưa cao. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên thiếu ý thức tu dưỡng, rèn luyện; ở một số cấp ủy, việc giáo dục đạo đức, lối sống còn bị xem nhẹ hoặc mang tính hình thức. Trong nội bộ, những biểu hiện xa rời mục tiêu của chủ nghĩa xã hội “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” có những diễn biến phức tạp. Do thoái hóa về ý thức hệ, lý tưởng chính trị, biến chất về đạo đức, lối sống, để cho chủ nghĩa cá nhân phát triển đã làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng, gây trở ngại lớn đến sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Để chống chủ nghĩa cá nhân, chúng ta cần nhận thức, quán triệt một cách đầy đủ tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề này. Đảng và Nhà nước cần thực hiện đồng bộ các giải pháp cơ bản, trong đó, chú trọng tăng cường công tác giáo dục chính trị, nâng cao nhận thức cho mỗi cán bộ, đảng viên về mục tiêu, lý tưởng cách mạng mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn. Tuyên truyền rộng rãi trong toàn Đảng, toàn dân về tác hại và những biểu hiện mới của chủ nghĩa cá nhân, từ đó nhận diện và có biện pháp ngăn chặn. Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là nhiệm vụ quan trọng thường xuyên, lâu dài của cán bộ, đảng viên, của các chi bộ, tổ chức đảng và các tầng lớp nhân dân. Xác định các tiêu chí về đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên gắn với quán triệt Quy định về những điều đảng viên không được làm và chức trách, nhiệm vụ của từng người. Cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp cần có kế hoạch học tập thường xuyên, không ngừng nâng cao trình độ lý luận chính trị, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn, thường xuyên rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, tư cách đảng viên; khắc phục mọi biểu hiện trung bình chủ nghĩa, cơ hội, thực dụng, chủ nghĩa cá nhân, mơ hồ mất cảnh giác, giảm sút ý chí chiến đấu và những biểu hiện sa sút về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Giữ vững các nguyên tắc tổ chức xây dựng Đảng, phát huy dân chủ trong Đảng, thực hiện tốt tự phê bình và phê bình cả hai chiều từ trên xuống và từ dưới lên, phát huy sự gương mẫu của người đứng đầu.

Chỉ thị của Bộ Chính trị về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 4 (khóa XI) xác định, các tổ chức đảng khi tiến hành tự phê bình và phê bình phải nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nhất là những mặt còn yếu kém, không nể nang, né tránh; đề ra các biện pháp khắc phục, sửa chữa thiết thực, khả thi; kết hợp “chống và xây”, “xây và chống”, nói đi đôi với làm, tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc, trì trệ nhất hiện nay. Quá trình tiến hành kiểm điểm phải bảo đảm thật sự dân chủ, nghiêm túc, thẳng thắn với tinh thần xây dựng, đúng yêu cầu, nội dung, cách làm, thời gian mà Trung ương, Bộ Chính trị đã đề ra. Cấp trên phải làm gương tự phê bình trước, cấp dưới làm sau; tập thể làm trước, cá nhân làm sau; các đồng chí trong thường vụ, cấp ủy viên cấp trên gương mẫu, nghiêm túc tự phê bình và phê bình, làm gương cho cấp dưới. Toàn Đảng, toàn dân, các cấp, các ngành phải không ngừng giáo dục nhân dân, nâng cao dân trí, phát huy vai trò của các cơ quan dân cử, của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, các phương tiện thông tin đại chúng và của nhân dân trong việc giám sát cán bộ, công chức, có cơ chế để nhân dân tham gia vào công tác xây dựng Đảng. Đây là giải pháp vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính lâu dài của công tác xây dựng Đảng, cũng như trong việc phòng chống chủ nghĩa cá nhân, tình trạng suy thoái đạo đức của cán bộ, đảng viên hiện nay. Đồng thời, phát huy vai trò giám sát của nhân dân, của các phương tiện thông tin đại chúng đối với việc rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên; có cơ chế khen thưởng những cá nhân, cơ quan báo chí đã tích cực đấu tranh, phê phán những hành động sai trái. Qua đó, góp phần phát hiện, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, phòng chống những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân./.

Ban Tuyên giáo (sưu tầm)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Liên kết Website
Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
Chính phủ Nước CHXHCNVN
https://quochoi.vn/
Báo Nhân dân
Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật
Cổng Thông tin điện tử Tỉnh ủy Quảng Trị
Báo Quảng Trị
Đài PT-TH tỉnh
Trang Thông tin điện tử UBND tỉnh
Trang tin điện tử Bộ Nông nghiệp&PTNT
Hội Nông dân Việt Nam
Báo điện tử Dân việt
Sở Nông nghiệp &PTNT
Sở khoa học công nghệ tỉnh Quảng Trị
Sở lao động TB&XH tỉnh Quảng Trị
Cổng thông tin điện tử pháp điển
Thăm dò ý kiến

Bạn nghĩ sao về sự thay đổi giao diện mới của trang web Hội Nông dân Quảng Trị so với phiên bản cũ?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập78
  • Máy chủ tìm kiếm27
  • Khách viếng thăm51
  • Hôm nay28,660
  • Tháng hiện tại498,586
  • Tổng lượt truy cập2,991,397
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây