Bác Hồ với phong trào thi đua yêu nước

Thứ ba - 12/05/2020 06:14 172 0
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, vận mệnh đất nước ta đang đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, Ngày 11/6/1948, tại bản Là Nọn, xã Phú Bình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên nhân kỷ niệm 1.000 ngày kháng chiến (Ngày Nam Bộ kháng chiến 23/9/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi thi đua ái quốc”, chính thức phát động phong trào thi đua yêu nước trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta.
Bác Hồ với phong trào thi đua yêu nước

Nguyễn Thị Hường, Phó Chủ tịch Hội ND tỉnh



Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, vận mệnh đất nước ta đang đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, Ngày 11/6/1948, tại bản Là Nọn, xã Phú Bình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên nhân kỷ niệm 1.000 ngày kháng chiến (Ngày Nam Bộ kháng chiến 23/9/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi thi đua ái quốc”, chính thức phát động phong trào thi đua yêu nước trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta.




Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện tại Đại hội Anh hùng, chiến sĩ thi đua chống Mỹ, cứu nước diễn ra tại Hà Nội tháng 12-1966. Ảnh: Tư liệu


Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với những bài nói, bài viết của Người về thi đua là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn, thôi thúc, động viên hàng triệu người dân Việt Nam không phân biệt già, trẻ, trai, gái, dân tộc, tôn giáo nêu cao truyền thống yêu nước, đoàn kết một lòng, vượt qua mọi gian khổ, hy sinh hăng hái thi đua trên mọi lĩnh vực, làm nên những thắng lợi vẻ vang của dân tộc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua, những người thi đua là những người yêu nước nhất”. Theo quan điểm của Người thi đua là một cách tốt nhất, hiệu quả nhất để khơi dậy lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự lực, tự cường của đông đảo quần chúng nhân dân; thi đua được xây dựng trên nền tảng của lòng yêu nước, thông qua các phong trào thi đua hun đúc lòng yêu nước và ngược lại lấy lòng yêu nước để thúc đẩy các phong trào thi đua.

Theo Người mục đích thi đua yêu nước là nhằm đem lại hạnh phúc cho nhân dân. Thời kỳ chống Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ mục đích thi đua yêu nước là “Diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm", để đem lại kết quả: “Toàn dân đủ ăn, đủ mặc, toàn dân biết đọc, biết viết, toàn bộ đội đầy đủ lương thực, khí giới để diệt ngoại xâm, toàn quốc sẽ thống nhất độc lập hoàn toàn". Thi đua còn góp phần cải tạo con người. Bởi thi đua giữa người này với người khác, giữa ngành này với ngành khác, giữa đơn vị này với đơn vị khác sẽ giúp mọi người không những tăng cường tình đoàn kết, mà còn giúp con người ngày càng hoàn thiện về suy nghĩ, kỹ năng, trình độ, nâng cao tinh thần kỷ luật, ý thức trách nhiệm với công việc…

Về nội dung, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: thi đua yêu nước phải toàn diện, phải thiết thực ở tất cả các lĩnh vực hoạt động của đất nước, gắn với nhiệm vụ cụ thể của từng ngành, từng cấp, khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần tự giác, sáng tạo và sức lực của các tầng lớp nhân dân. Cần đẩy mạnh tăng gia sản xuất, mở mang doanh nghiệp, thi đua học tập, sáng tác, phát minh, thực hành tiết kiệm và tận dụng thời gian, đẩy nhanh tiến độ, để tăng năng suất, hiệu quả. Làm được như vậy, sẽ vừa tiết kiệm được nhân công, nguyên, vật liệu, thời gian đồng thời lại tạo ra được nhiều của cải cho xã hội. Thi đua phải gắn với công việc hằng ngày của mỗi người. Phải hướng phong trào đi vào thực chất, tránh hình thức và bệnh thành tích, sao cho những cá nhân điển hình xuất sắc được tuyên dương không chỉ là những người đại diện xứng đáng, tiêu biểu trong sản xuất và chiến đấu, mà còn là tấm gương về đạo đức cách mạng. Trong thi đua thì tùy theo từng đối tượng, ngành nghề, lĩnh vực,…mà xác định những nội dung công việc cho phù hợp, khoa học, hiệu quả: “Các cụ phụ lão thi đua đốc thúc con cháu hăng hái tham gia mọi công việc, Các cháu nhi đồng thi đua học hành và giúp việc người lớn, Đồng bào phú hào thi đua mở mang doanh nghiệp, Đồng bào công nông thi đua sản xuất, Đồng bào trí thức và chuyên môn thi đua sáng tác và phát minh, Nhân viên Chính phủ thi đua tận tụy làm việc, phụng sự nhân dân”.

Người nêu lên phương châm thi đua yêu nước đó là: “Thi đua có nghĩa là mọi người phát triển tài năng, sáng kiến của mình, học hỏi điều hay, giúp nhau sửa chữa khuyết điểm để cùng nhau tiến bộ”. Người cũng lưu ý “Thi đua chứ không phải ganh đua". Thi đua phải gắn liền với công tác khen thưởng,“Thi đua là gieo trồng, khen thưởng là thu hoạch”. Biểu dương, khen thưởng phải kịp thời, công tâm và đảm bảo công bằng, minh bạch, đúng người, đúng việc.

Đối với nông dân và sản xuất nông nghiệp, Bác Hồ luôn dành sự động viên, quan tâm đặc biệt. Tháng 2-1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho nông dân toàn quốc, động viên tăng gia sản xuất.

Người khen ngợi nông dân, mặc dù năm trước có nhiều thiên tai, địch họa, vẫn duy trì sản xuất tốt nên lương thực vẫn đủ cung cấp cho nhân dân và bộ đội.

Người động viên, nhắc nhở: năm 1951, kháng chiến tiến mạnh hơn, nông dân phải chuẩn bị lương thực đầy đủ hơn nữa để bộ đội ăn no, đánh thắng. Chiến sĩ ở mặt trận thì thi đua giết giặc lập công, còn đồng bào hậu phương thì thi đua tăng gia sản xuất. "Mùa này nhất định là một mùa thắng lợi". Nông hội cần phải đi sát với dân, đôn đốc, giúp đỡ dân về mọi mặt; nhà nông cũng phải giúp nhau để cùng sản xuất tốt.

Động viên phong trào thi đua ở hậu phương, Người tặng mấy câu thơ:

“Ruộng rẫy là chiến trường,

Cuốc cày là vũ khí.

Nhà nông là chiến sĩ,

Hậu phương thi đua với tiền phương".

Khắc sâu lời dạy của Người, hơn 70 năm qua, kể từ ngày Bác Hồ ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc, cùng với nông dân cả nước, nông dân Quảng Trị một lòng sắt son theo Đảng, nêu cao tinh thần đoàn kết, vượt mọi khó khăn, hăng hái thực hiện các phong trào thi đua trên tất cả các lĩnh vực, nhất là trong lao động sản xuất. Thời kỳ chống Pháp, nông dân có mặt khắp nơi trong các phong trào “Diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm”, “thi đua tăng gia sản xuất”, "Hũ gạo kháng chiến", “Sào ruộng nuôi quân”. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ở bờ Nam sông Bến Hải nông dân kiên gan trong các phong trào “Bám đất giữ làng”, “Một tấc không đi, một ly không rời”…ở Khu vực Vĩnh Linh nông dân sôi nổi trong các phong trào “thi đua với Hợp tác xã Đại Phong”, “Tay cày, tay súng”…đóng góp xứng đáng vào công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc .Và ngày nay, tinh thần yêu nước tiếp tục lan tỏa trong các phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, “Chung sức xây dựng nông thôn mới”, phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp./.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Liên kết Website
Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
Chính phủ Nước CHXHCNVN
https://quochoi.vn/
Báo Nhân dân
Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật
Cổng Thông tin điện tử Tỉnh ủy Quảng Trị
Báo Quảng Trị
Đài PT-TH tỉnh
Trang Thông tin điện tử UBND tỉnh
Trang tin điện tử Bộ Nông nghiệp&PTNT
Hội Nông dân Việt Nam
Báo điện tử Dân việt
Sở Nông nghiệp &PTNT
Sở khoa học công nghệ tỉnh Quảng Trị
Sở lao động TB&XH tỉnh Quảng Trị
Cổng thông tin điện tử pháp điển
Thăm dò ý kiến

Bạn nghĩ sao về sự thay đổi giao diện mới của trang web Hội Nông dân Quảng Trị so với phiên bản cũ?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập58
  • Máy chủ tìm kiếm14
  • Khách viếng thăm44
  • Hôm nay13,379
  • Tháng hiện tại454,901
  • Tổng lượt truy cập2,947,712
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây