Tăng cường công tác dân vận trong xây dựng nông thôn mới

Thứ tư - 10/08/2022 04:38 128 0
Đại hội Đại biểu lần thứ X và Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) của Đảng khẳng định: Hiện nay và trong nhiều năm tới vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn có tầm đặc biệt quan trọng; có vị trí chiến lược trong sự nghiệp CNH, HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển KT - XH bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo QP - AN; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước. Đây là quyết tâm chính trị to lớn và chương trình có phạm vi thực hiện trên địa bàn nông thôn cả nước, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân kết hợp với vận động sự tham gia ủng hộ của các thành phần kinh tế để góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp trong thực hiện các mục tiêu, tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM).
Tăng cường công tác dân vận trong xây dựng nông thôn mới

Đại hội Đại biểu lần thứ X và Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) của Đảng khẳng định: Hiện nay và trong nhiều năm tới vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn có tầm đặc biệt quan trọng; có vị trí chiến lược trong sự nghiệp CNH, HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển KT - XH bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo QP - AN; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước. Đây là quyết tâm chính trị to lớn và chương trình có phạm vi thực hiện trên địa bàn nông thôn cả nước, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân kết hợp với vận động sự tham gia ủng hộ của các thành phần kinh tế để góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp trong thực hiện các mục tiêu, tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM).

Nhiều mô hình phát triển kinh tế trong xây dựng nông thôn mới đạt hiệu quả cao - Ảnh: CTV

Nghị quyết số 03-NQ/TU, ngày 4/11/2021 của Tỉnh ủy đánh giá: Thực tiễn sau hơn 10 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã đạt được nhiều kết quả quan trọng; tạo nên diện mạo khu vực nông thôn có nhiều đổi mới, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên. Tính đến cuối năm 2020 toàn tỉnh có 57/101 xã và huyện Cam Lộ được công nhận đạt chuẩn NTM.

Tuy nhiên, xã đạt chuẩn NTM còn chưa đồng đều giữa các vùng miền; chất lượng đạt chuẩn một số tiêu chí còn thiếu tính bền vững; công tác quy hoạch, rà soát, điều chỉnh, bổ sung có nơi triển khai còn chậm…

Bên cạnh nguyên nhân khách quan do ảnh hưởng, tác động của bất lợi của thiên tai, dịch bệnh thì một bộ phận cán bộ, đảng viên, người dân còn chưa nhận thức đầy đủ về mục đích, ý nghĩa và nội dung trong xây dựng NTM; vẫn còn bị động, trông chờ, ỷ lại sự hỗ trợ của Nhà nước; chưa huy động được nhiều nguồn lực trong Nhân dân và doanh nghiệp; thiếu quyết liệt trong duy trì và nâng cao chất lượng tiêu chí NTM, xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu và NTM cấp thôn, bản.

Bên cạnh đó, kết cấu hạ tầng ở một số vùng nông thôn tuy đã có đầu tư xây dựng nhưng vẫn còn yếu kém; môi trường ô nhiễm; năng lực thích ứng đối phó với thiên tai của nông dân còn thấp; công trình hạ tầng thiếu và xuống cấp, nhất là ở vùng miền núi. Hình thức tổ chức phát triển sản xuất vùng nông thôn đã có những đổi mới nhưng chưa đáp ứng với yêu cầu đề ra; các hợp tác xã nông nghiệp chưa tạo ra động lực mạnh mẽ để thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển; công nghiệp, dịch vụ nông thôn còn yếu, chưa thúc đẩy chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở nông thôn.

Quán triệt sâu sắc Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XVII của Đảng bộ tỉnh trong thực hiện quan điểm và phương châm “Dân là gốc”; “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”; Nhân dân là trung tâm, là chủ thể và cội nguồn sức mạnh trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Để triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 03-NQ/TU, ngày 4/11/2021 của Tỉnh ủy về “Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị”, hệ thống dân vận các cấp trong tỉnh cần tiếp tục chủ động tham mưu, đề xuất cấp ủy làm tốt một số nội dung trọng tâm sau:

Tăng cường quán triệt, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của toàn dân về ý nghĩa, quan điểm, chủ trương, phương châm, nhiệm vụ, giải pháp của Đảng, Nhà nước và của tỉnh về xây dựng NTM; đặc biệt là vai trò công tác dân vận của hệ thống chính trị cùng với trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người dân gắn với thực hiện các nghị quyết, kết luận của Tỉnh ủy về cải cách hành chính, chuyển đổi số và cơ cấu lại ngành nông nghiệp.

Xác định chương trình này là một quá trình đổi mới toàn diện, lâu dài, thường xuyên, liên tục để phát triển bền vững; thực hiện nhất quán quan điểm “NTM là nền tảng, cơ cấu lại ngành nông nghiệp là căn bản, Nhân dân là chủ thể”; huy động sự vào cuộc của toàn dân trong phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo quan điểm đổi mới tư duy “sản xuất nông nghiệp” sang “kinh tế nông nghiệp” nhằm nâng cao đời sống, thu nhập cho cư dân nông thôn; xây dựng NTM gắn với phòng, chống thiên tai, dịch bệnh và đảm bảo an ninh nông thôn.

Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần nhỏ, yếu tố quyết định chính là phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, nội lực của từng người dân, tất cả Nhân dân phải tự giác tham gia để góp phần vào sự nghiệp chung. Hệ thống chính trị ở địa phương, cơ sở cần thể hiện rõ hơn nữa vai trò, trách nhiệm, uy tín, năng lực để vận động Nhân dân tham gia vào phong trào hành động thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM.

Đẩy mạnh xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, nhất là cơ chế công khai dân chủ và phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”; Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các đoàn thể chính trị xã hội phải thực hiện tốt vai trò dân chủ đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên và Nhân dân; tuyên truyền, vận động sự đóng góp vật chất, công sức của người dân trên nguyên tắc tự nguyện, dân chủ và dân quyết định.

Những công việc không đòi hỏi phải có kỹ thuật cao thì ưu tiên cho các đoàn thể và người dân ở địa phương đảm nhiệm để tăng thêm việc làm, thu nhập nhằm tạo ra phong trào rộng lớn trong xây dựng thôn, bản, xã NTM góp phần thay đổi phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm” sang phương châm “Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ”.

Xác định số xã còn lại chưa đạt chuẩn NTM là những đơn vị còn gặp nhiều khó khăn như: Vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nên hệ thống dân vận của địa phương với chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị, lực lượng vũ trang cần thường xuyên, liên tục tổ chức phát động, đổi mới trong thực hiện hiệu quả, thiết thực phong trào “Cả nước chung sức xây dựng NTM” và cuộc vận động “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Mỗi thôn, bản, xã, đoàn thể nên cần lựa chọn một đầu việc để làm mẫu và vận động đoàn viên, hội viên và Nhân dân tham gia, có mục tiêu, nội dung cụ thể. Trong các phong trào, MTTQ và các đoàn thể cần chú trọng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và kết quả, sản phẩm đạt được trong đảm nhận tiêu chí xây dựng NTM. Cần khắc phục tình trạng hô hào chung chung...

Tiếp tục duy trì thực hiện tốt công tác tiếp dân, đối thoại trực tiếp với Nhân dân, tiếp thu, lắng nghe ý kiến, kinh nghiệm của Nhân dân để điều chỉnh, bổ sung các nội dung trong tiến trình xây dựng NTM; xử lý giải quyết, kịp thời, dứt điểm những vấn đề kiến nghị, bức xúc liên quan đến đời sống, sản xuất của người dân, các vụ khiếu kiện đông người, vượt cấp kéo dài, không để hình thành điểm nóng về an ninh trật tự, xã hội ở các địa phương.

Xây dựng NTM là quá trình lâu dài, trên diện rộng, có nhiều việc phải làm, công tác dân vận và phong trào thi đua “Dân vận khéo” cần phải tiếp tục được hiện thực hóa có hiệu quả, thực chất trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Hệ thống dân vận các cấp phải chủ động coi trọng công tác tham mưu, đề xuất cấp ủy đảng lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới công tác dân vận của hệ thống chính trị trong tình hình mới; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; vừa làm, vừa nghiên cứu sơ kết, tổng kết, đúc rút kinh nghiệm về nội dung, phương pháp vận động, tổ chức thành phong trào quần chúng rộng lớn trong quá trình xây dựng NTM, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà Nghị quyết số 03-NQ/TU của Tỉnh ủy đề ra./

Võ Trường Sơn, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Tỉnh ủy Quảng Trị

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Liên kết Website
Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
Chính phủ Nước CHXHCNVN
https://quochoi.vn/
Báo Nhân dân
Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật
Cổng Thông tin điện tử Tỉnh ủy Quảng Trị
Báo Quảng Trị
Đài PT-TH tỉnh
Trang Thông tin điện tử UBND tỉnh
Trang tin điện tử Bộ Nông nghiệp&PTNT
Hội Nông dân Việt Nam
Báo điện tử Dân việt
Sở Nông nghiệp &PTNT
Sở khoa học công nghệ tỉnh Quảng Trị
Sở lao động TB&XH tỉnh Quảng Trị
Cổng thông tin điện tử pháp điển
Thăm dò ý kiến

Bạn nghĩ sao về sự thay đổi giao diện mới của trang web Hội Nông dân Quảng Trị so với phiên bản cũ?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập70
  • Máy chủ tìm kiếm14
  • Khách viếng thăm56
  • Hôm nay16,677
  • Tháng hiện tại281,540
  • Tổng lượt truy cập2,711,814
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây