Bác Hồ đi bầu cử

Thứ sáu - 20/05/2016 04:32 93 0
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016- 2021 được tiến hành đúng vào dịp chúng ta kỷ niệm 126 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu. Nhân sự kiện trọng đại này, Ban biên tập lược trích giới thiệu một số mẫu chuyện về Bác Hồ đi bầu cử. Sự tôn trọng, dân chủ, nghiêm túc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn thể hiện ở việc làm rất nhỏ trong công tác bầu cử.

Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016- 2021 được tiến hành đúng vào dịp chúng ta kỷ niệm 126 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu. Nhân sự kiện trọng đại này, Ban biên tập lược trích giới thiệu một số mẫu chuyện về Bác Hồ đi bầu cử. Sự tôn trọng, dân chủ, nghiêm túc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn thể hiện ở việc làm rất nhỏ trong công tác bầu cử.

Bác Hồ tham gia bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội ngày 25/4/1965. Ảnh: Tư liệu

Cuộc tổng tuyển cử bầu cử Quốc hội khóa I (ngày 06/01/1946): Đây là cuộc tổng tuyển cử đầu tiên, là một sự kiện lịch sử vô cùng quan trọng nên chiều hôm trước ngày Tổng tuyển cử, Bác đã gặp gỡ hơn hai vạn nhân dân Thủ đô trong cuộc mít tinh tại Việt Nam học xá (nay là khu vực Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội). Thay mặt các ứng cử viên, Bác nói: “Từ trước đến nay, toàn quốc chưa bao giờ tuyển cử vì xưa chưa bao giờ làm chủ mình. Xưa, dân phải nghe lời vua quan, sau phải nghe thực dân Pháp, Nhật. Vừa rồi đây, ta mới giành được độc lập. Ta đã phải hy sinh nhiều mới có cái quyền cầm lá phiếu này… Bây giờ làm việc nước là hy sinh, phấn đấu, quên lợi riêng mà nghĩ lợi chung. Những ai muốn làm quan cách mạng thì nhất định không nên bầu…”.

Hôm sau, điểm bỏ phiếu số 10 phố Hàng Vôi trang hoàng rực rỡ, đông đảo cử tri đã tề tựu từ sớm đợi giờ khai mạc. Giữa lúc ấy, Bác Hồ xuất hiện với bộ kaki giản dị thường ngày. Bác bước vào phòng bỏ phiếu làm nghĩa vụ công dân. Bà con ùa đến đón. Bác tươi cười vẫy tay chào đồng bào. Bầu cử xong, Bác đi thăm một số điểm bỏ phiếu ở các phố Hàng Bạc, Hàng Đào, Hàng Trống, Lò Đúc, Bưởi… Hà Nội năm ấy có 194.880 cử tri, hơn 91% đã đi bỏ phiếu, Hồ Chủ tịch có số phiếu bầu cao nhất (98,4%).

Do đất nước phải tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp rồi lại bị chia cắt làm hai miền Nam- Bắc, nên nhiệm kỳ Quốc hội khóa I kéo dài 15 năm.

Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa II (ngày 08/5/1960): Tại cuộc tiếp xúc giữa các ứng cử viên với đại biểu nhân dân Hà Nội ở Nhà hát Lớn thành phố tối 24/4/1960, Bác Hồ đã nói chuyện thân mật: “Sáng nay, một đồng chí cán bộ mời tôi ra mắt cử tri. Tôi trả lời: Đã bao nhiêu năm lòng tôi luôn luôn ở cạnh đồng bào, và tôi tin rằng lòng đồng bào cũng luôn luôn ở cạnh tôi, xa lạ gì mà phải ra mắt. Nói thế này mới đúng. Tôi đến đây để cảm ơn đồng bào đã nhất trí yêu cầu tôi và các vị khác ra ứng cử vào Quốc hội khóa II ở Thủ đô yêu quý của chúng ta… Lá phiếu cử tri có một giá trị rất cao quý, nó là dấu hiệu xác nhận rằng nhân dân thực sự làm chủ nước nhà…”.

Đúng 7 giờ ngày 08/5/1960, Bác đã có mặt tại phòng bỏ phiếu tổ 52 khu phố Trúc Bạch, đặt tại Trường Nguyễn Trãi, phố Cửa Bắc. Bác ân cần thăm hỏi mọi người, khen Ban Bầu cử tổ chức chu đáo và mời cụ Thạc là cử tri cao tuổi nhất bỏ lá phiếu đầu tiên, rồi mới đến mình. Sau đó, Bác đi kiểm tra một số điểm bỏ phiếu ở xã Nhật Tân và nhắc nhở phải đảm bảo các nguyên tắc dân chủ, bí mật, hoàn thành đúng thời gian, an toàn.

Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa III (ngày 26/4/1964): Nói chuyện với Đại hội đại biểu nhân dân Thủ đô ngày 14/4/1964 nhân bầu cử Quốc hội khóa III, Bác cho biết, bản thân Người đã làm đại biểu Quốc hội gần 20 năm, nhưng vì nhiệm vụ và yêu cầu của cách mạng nên vẫn chưa thể thảnh thơi vui thú thanh nhàn được. Bác hứa: “Cố gắng phấn đấu và phấn đấu mạnh, phấn đấu cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc; phấn đấu ủng hộ đồng bào miền Nam, phấn đấu cho sự nghiệp hòa bình thống nhất nước nhà, phấn đấu cho:

Nam Bắc sum họp một nhà

Cho người thấy mặt thì ta vui lòng”.

Ngày 26/4/1964, Bác Hồ đi bầu đại biểu Quốc hội khóa III tại phòng bỏ phiếu A24 đặt ở Hội trường Bộ Nông nghiệp, cạnh vườn Bách Thảo, phố Ngọc Hà. Làm xong nghĩa vụ và quyền lợi công dân, Bác đi thăm một số khu vực bỏ phiếu ở khu phố Đống Đa, thôn Vệ Hồ, huyện Từ Liêm.

Trong hơn 16 năm sống và làm việc ở Hà Nội, Bác Hồ đã 8 lần là cử tri đi bầu cử, trong đó có 3 lần bầu cử đại biểu Quốc hội, còn lại là Người đi bỏ phiếu bầu đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố và Hội đồng nhân dân khu phố Ba Đình.

Thẻ cử tri của Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1965. Ảnh: Tư liệu

Đúng 6 giờ 30 ngày chủ nhật 25-4-1965, Bác Hồ đã đến nơi bầu cử ở khu Ba Đình (Hà Nội) để bỏ phiếu bầu đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố. Đến nơi, Bác vui vẻ chào mọi người và nói với mọi người hãy cùng Bác làm tốt quyền lợi và nghĩa vụ của một người công dân. Sau đó, Bác tới dãy bàn của nhân viên bầu cử làm việc, trình thẻ cử tri. Chị cán bộ rất trẻ phấn khởi và cảm động được đóng dấu ghi ngày bầu cử vào thẻ cử tri của Bác và chăm chú nhìn Bác cầm bút ký. Một điều rất nhỏ nhưng làm chị suy nghĩ và nhớ mãi. Đó là khi Bác ký tên, nét chữ cuối cùng của Bác sát vào con dấu vuông của Ủy ban hành chính khu Ba Đình thì Bác vội ngoặt xuống, không để chữ ký đè lên trên dấu. Chị cán bộ kính cẩn đứng dậy trao lại tấm thẻ cử tri cho Bác. Bác cảm ơn và thân mật nói: Sao cháu lại đóng dấu ngược thế này. Thì ra trong lúc mải nhìn Bác, chị đã cầm dấu ngược đóng vào thẻ cử tri, Bác và mọi người nhìn vào chiếc thẻ có đóng dấu ngày 25-4 ngược đều cười. Không khí nơi bầu cử thêm rộn ràng, niềm vui tràn ngập. Tiếp đó Bác sang bàn bên nhận phiếu và đến ngồi vào bàn, chăm chú đọc tên từng người ứng cử, suy nghĩ và lựa chọn những người xứng đáng được bầu vào Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội.

Chiều 27/4/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đi bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân khu phố Ba Đình. Người bỏ phiếu tại hòm phiếu số 6, Tiểu khu 1, Khu phố Ba Đình, Hà Nội đặt tại Nhà thuyền (Hồ Tây). Khi Bác đến, tổ bầu cử có ý cho mọi người dừng lại để Bác bầu cử trước. Thấy vậy, Người nói thẳng thắn: "Ai đến trước, bầu trước; Bác đến sau, Bác chờ". Sau đó, Người đã gương mẫu chờ đến lượt mình mới lấy lá phiếu và bầu cử. Nghĩa vụ là vậy, còn về "quyền" Bác cũng kiên quyết thực hiện đúng quyền của mình. Bác yêu cầu đưa lý lịch những người ứng cử để Bác cân nhắc lựa chọn. Một nhà báo định chụp ảnh Bác đang bầu cử, Người đã lấy tay che lá phiếu và ngăn lại: "Không ai được vào đây. Đây là phòng viết phiếu kín của cử tri. Phải tôn trọng cử tri. Phải tôn trọng tự do và bí mật của công dân!".

Ngày nay Bác Hồ kính yêu đã đi vào cõi vĩnh hằng, song câu chuyện Bác Hồ đi bầu cử tuy là chuyện nhỏ nhưng có ý nghĩa rất to lớn. Chúng ta cần học tập Bác, làm tốt công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016- 2021, để ngày 22-5-2016 thực sự là ngày Hội Dân chủ - Đoàn kết - Trách nhiệm của toàn dân./.

Ban Tuyên Giáo – Tổng hợp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Liên kết Website
Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
Chính phủ Nước CHXHCNVN
https://quochoi.vn/
Báo Nhân dân
Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật
Cổng Thông tin điện tử Tỉnh ủy Quảng Trị
Báo Quảng Trị
Đài PT-TH tỉnh
Trang Thông tin điện tử UBND tỉnh
Trang tin điện tử Bộ Nông nghiệp&PTNT
Hội Nông dân Việt Nam
Báo điện tử Dân việt
Sở Nông nghiệp &PTNT
Sở khoa học công nghệ tỉnh Quảng Trị
Sở lao động TB&XH tỉnh Quảng Trị
Cổng thông tin điện tử pháp điển
Thăm dò ý kiến

Bạn nghĩ sao về sự thay đổi giao diện mới của trang web Hội Nông dân Quảng Trị so với phiên bản cũ?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập50
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm46
  • Hôm nay18,026
  • Tháng hiện tại195,845
  • Tổng lượt truy cập2,338,141
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây