Tạo sức bật mới trong phát triển nông nghiệp, nông thôn

Thứ năm - 18/07/2019 22:30 106 0
Sau gần 1 năm triển khai, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã tạo được sức bật mới trong phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống của người dân. OCOP trở thành chương trình phát triển kinh tế quan trọng nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao thu nhập cho cộng đồng dân cư khu vực nông thôn và góp phần thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM).
Tạo sức bật mới trong phát triển nông nghiệp, nông thôn

Sau gần 1 năm triển khai, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã tạo được sức bật mới trong phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống của người dân. OCOP trở thành chương trình phát triển kinh tế quan trọng nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao thu nhập cho cộng đồng dân cư khu vực nông thôn và góp phần thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM).

Thanh long ruột đỏ là sản phẩm chủ lực của xã Vĩnh Thủy (Vĩnh Linh) trong thực hiện chương trình OCOP​

Thực hiện chương trình OCOP, xã Vĩnh Trung (Vĩnh Linh) đã giao HTX Huỳnh Công Đông phát triển và đăng kí nhãn hiệu cho sản phẩm tinh bột sắn dây với tên gọi là “Bột sắn dây Vĩnh Linh”, mô hình thu hút trên 10 hộ dân tham gia. Trao đổi với chúng tôi, Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Trung Trần Quang Vĩnh cho biết: “Từ sau khi xây dựng thương hiệu, việc tiêu thụ sản phẩm sắn dây được thuận lợi hơn. Nếu trước đây sản xuất nhỏ lẻ, tự phát, sản phẩm không có thương hiệu, người dân tự tìm thị trường tiêu thụ thì hiện nay, sản phẩm sắn dây Vĩnh Trung đã được kết nối đưa vào bán, giới thiệu sản phẩm tại nhiều hội chợ, phiên chợ hàng Việt, đã có nhiều người tiêu dùng biết đến sản phẩm, đặt hàng. Thực tế tại Vĩnh Trung cho thấy, thực hiện chương trình OCOP đóng vai trò quan trọng trong xây dựng NTM tại địa phương, vì khi sản phẩm xây dựng được thương hiệu sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao thu nhập cho người dân. Để thực hiện tốt chương trình OCOP, chúng tôi tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm theo bộ tiêu chí đánh giá, xếp hạng sản phẩm, đồng thời động viên các hộ có điều kiện tham gia sản xuất tinh bột sắn dây theo chu trình OCOP”.

Toàn tỉnh hiện có 35 sản phẩm thế mạnh thuộc 6 nhóm sản phẩm gồm nhóm thực phẩm; đồ uống; thảo dược; vải và may mặc; lưu niệm- nội thất- trang trí; nhóm dịch vụ du lịch nông thôn. Ngoài ra, tỉnh hiện có gần 100 sản phẩm, vật phẩm tiềm năng có thể phát triển, tham gia chương trình OCOP. Hiện nay có 5 sản phẩm đạt doanh thu trên 20 tỉ đồng/năm gồm nước mắm, bún bánh, cá hấp, ném củ và cao dược liệu. Để thúc đẩy sản xuất phát triển, thời gian qua, tỉnh đã có nhiều sự hỗ trợ về nguồn lực và có cơ chế chính sách phù hợp. Bên cạnh những cơ chế, chính sách của trung ương, tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế chính sách liên quan đến hỗ trợ phát triển sản xuất như hỗ trợ lãi suất, vốn vay phát triển sản xuất, kinh doanh trong thực hiện chương trình xây dựng NTM; hỗ trợ một số cây trồng, con nuôi tạo sản phẩm chủ lực có lợi thế cạnh tranh trên địa bàn tỉnh; một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển kinh tế tập thể; các chương trình khuyến công, khuyến nông, xúc tiến thương mại…Với sự hỗ trợ đó đã tạo thêm điều kiện để các địa phương phát triển sản xuất những sản phẩm thế mạnh, xây dựng thương hiệu và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tuy nhiên, đa số sản phẩm trên địa bàn tỉnh chủ yếu được sản xuất thủ công, nhiều sản phẩm chưa xây dựng được thương hiệu, công bố chất lượng. Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ các sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu tiêu thụ trong nước. Số lượng doanh nghiệp, HTX tham gia sản xuất sản phẩm theo tiêu chí OCOP còn thấp, chủ yếu ở hình thức cơ sở sản xuất kinh doanh. Được triển khai từ năm 2018, mục tiêu của việc thực hiện chương trình OCOP nhằm phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh để sản xuất các sản phẩm truyền thống, dịch vụ có lợi thế đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, góp phần phát triển kinh tế nông thôn. Đồng thời, thực hiện chương trình OCOP góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân và thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM… Phấn đấu đến năm 2020 tỉnh sẽ hoàn thiện, nâng cấp và tiêu chuẩn hóa khoảng 40 sản phẩm thế mạnh trong nông nghiệp và dịch vụ du lịch nông thôn hiện có của các địa phương. Đồng thời phát triển mới khoảng 15 sản phẩm; phát triển từ 1-2 làng du lịch sinh thái cộng đồng kết hợp bảo tồn các giá trị văn hóa tạo ra sản phẩm dịch vụ du lịch tham gia chương trình OCOP…Hằng năm, mỗi huyện, thị xã, thành phố có ít nhất 2 ý tưởng sản phẩm được hỗ trợ theo chu trình OCOP. Chú trọng củng cố, hoàn thiện tổ chức sản xuất theo hướng liên kết giữa các hộ sản xuất với HTX, doanh nghiệp, có tối thiểu 10 tổ chức kinh tế tham gia chương trình OCOP…

Để thực hiện hiệu quả mục tiêu đề ra, tỉnh đã thành lập hệ thống quản lí, tổ chức triển khai OCOP từ tỉnh đến huyện, xã nhằm hỗ trợ các tổ chức kinh tế, hộ sản xuất các sản phẩm chủ lực, đặc trưng trong tỉnh phát triển và thương mại hóa sản phẩm truyền thống... Triển khai đào tạo, tập huấn cho các cán bộ quản lí nhà nước các cấp, lãnh đạo các tổ chức doanh nghiệp, HTX, chủ hộ sản xuất, trưởng các làng nghề tham gia chương trình OCOP về chuyên môn quản lí, kinh doanh, chiến lược phát triển sản phẩm…Việc phát triển sản phẩm, dịch vụ; công tác xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP và xây dựng các dự án liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với thực hiện chương trình OCOP cũng được quan tâm thực hiện. Bên cạnh đó, để triển khai chương trình OCOP, tỉnh đã chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền, tăng cường sự lãnh đạo trong triển khai thực hiện chương trình. Chỉ đạo thành lập, kiện toàn bộ máy giúp việc ban chỉ đạo, điều hành triển khai chương trình OCOP các cấp gắn với Ban Chỉ đạo thực hiện chương trình xây dựng NTM đảm bảo đồng bộ, hiệu quả. Củng cố, phát triển các tổ chức kinh tế tham gia chương trình OCOP; xây dựng và triển khai hỗ trợ các tổ chức kinh tế ứng dụng khoa học, công nghệ đối với sản phẩm OCOP theo hướng nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu triển khai, xây dựng tiêu chuẩn hóa sản phẩm… Về huy động nguồn lực thực hiện chương trình OCOP, ngoài nguồn kinh phí ngân sách hỗ trợ một phần để thực hiện chương trình, các huyện, xã cần phát huy tối đa nội lực của nhân dân địa phương và các thành phần kinh tế, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn. Đồng thời khuyến khích, vận động các cơ sở sản xuất tăng vốn đầu tư nhằm mở rộng sản xuất, đầu tư máy móc hiện đại để phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh…Tranh thủ sự hỗ trợ của các bộ, ngành Trung ương trong thực hiện các chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Được xác định là một nội dung trọng tâm trong triển khai chương trình xây dựng NTM của tỉnh, thực hiện chương trình OCOP chính là giải pháp hiệu quả để đưa chương trình xây dựng NTM đi vào chiều sâu và mang lại hiệu quả bền vững hơn. Tuy nhiên, để chương trình OCOP được triển khai hiệu quả trong thực tế cần nhiều yếu tố, trước hết là sự vào cuộc tích cực của các cấp, ngành, địa phương liên quan và sự nỗ lực của mỗi chủ thể thực hiện.

baoquangtri.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Liên kết Website
Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
Chính phủ Nước CHXHCNVN
https://quochoi.vn/
Báo Nhân dân
Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật
Cổng Thông tin điện tử Tỉnh ủy Quảng Trị
Báo Quảng Trị
Đài PT-TH tỉnh
Trang Thông tin điện tử UBND tỉnh
Trang tin điện tử Bộ Nông nghiệp&PTNT
Hội Nông dân Việt Nam
Báo điện tử Dân việt
Sở Nông nghiệp &PTNT
Sở khoa học công nghệ tỉnh Quảng Trị
Sở lao động TB&XH tỉnh Quảng Trị
Cổng thông tin điện tử pháp điển
Thăm dò ý kiến

Bạn nghĩ sao về sự thay đổi giao diện mới của trang web Hội Nông dân Quảng Trị so với phiên bản cũ?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập49
  • Máy chủ tìm kiếm15
  • Khách viếng thăm34
  • Hôm nay19,680
  • Tháng hiện tại449,983
  • Tổng lượt truy cập2,942,794
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây