Xã Hải Ba tích cực di dời cơ sở chăn nuôi ra vùng cát

Thứ ba - 30/10/2018 23:17 71 0
Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tạo thuận lợi trong làm ăn cho các hộ chăn nuôi có quy mô lớn, thời gian qua xã Hải Ba, huyện Hải Lăng đã tích cực vận động các chủ hộ chăn nuôi trong khu dân cư di dời cơ sở ra vùng cát đã được quy hoạch. Đến nay đã có nhiều hộ thực hiện tốt, mô hình làm ăn dần ổn định và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Xã Hải Ba tích cực di dời cơ sở chăn nuôi ra vùng cát

Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tạo thuận lợi trong làm ăn cho các hộ chăn nuôi có quy mô lớn, thời gian qua xã Hải Ba, huyện Hải Lăng đã tích cực vận động các chủ hộ chăn nuôi trong khu dân cư di dời cơ sở ra vùng cát đã được quy hoạch. Đến nay đã có nhiều hộ thực hiện tốt, mô hình làm ăn dần ổn định và mang lại hiệu quả kinh tế cao.


Một trang trại chăn nuôi di dời ra vùng cát thôn Cổ Lũy, xã Hải Ba, huyện Hải Lăng hiện làm ăn ổn định

Việc di dời các cơ sở chăn nuôi nằm trong khu dân cư gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và nguy cơ lây lan dịch bệnh là yêu cầu bức thiết. Đây cũng là tiêu chí quan trọng trong thực hiện xây dựng nông thôn mới đã được xã Hải Ba chú trọng. Chủ tịch UBND xã Hải Ba Mai Văn Căn cho biết, để thực hiện chủ trương di dời trang trại, gia trại chăn nuôi ra khỏi khu dân cư, xã đã quy hoạch khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cư tại các thôn với tổng diện tích 15 ha ở vùng cát. “Toàn xã hiện có khoảng 13-15 mô hình chăn nuôi lợn với quy mô từ 50-300 con/lứa. Từ năm 2016 đến nay đã có 3 hộ chăn nuôi quy mô lớn di dời ra khỏi khu dân cư và làm ăn ổn định. Hiện chúng tôi đang tiếp tục vận động những hộ chăn nuôi khác tiếp tục di dời ra vùng cát để chăn nuôi ổn định, đảm bảo vệ sinh môi trường, dịch bệnh”, ông Căn cho biết. Để hỗ trợ các hộ di dời cơ sở chăn nuôi ra vùng quy hoạch, xã Hải Ba đã cho mỗi mô hình vay không tính lãi với số tiền 50 triệu đồng/mô hình, trả chậm trong 5 năm. Nguồn kinh phí này được trích từ vốn chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới của xã.

Năm 2016, vợ chồng chị Nguyễn Thị Nga, ở thôn Cổ Lũy được chính quyền địa phương vận động và hỗ trợ để di dời cơ sở chăn nuôi ra vùng cát. Sau hơn 2 năm di dời, hiện cơ sở chăn nuôi lợn quy mô lớn kết hợp nuôi gà, vịt, cá của chị đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Vợ chồng chị được địa phương cho thuê đất lâu dài với tổng diện tích 3.500 m2 . Đây vốn là vùng đất cát hoang, có sình lầy rất khó để canh tác các loại hoa màu. Ngay khi lên vùng đất cát, vợ chồng chị đã thuê thợ xây dựng khu trang trại, trong đó tập trung xây khu chuồng lợn có diện tích trên 500 m2 với hàng chục ô nuôi. Do nền đất yếu nên chỉ riêng việc xây dựng móng đã ngốn mất hơn 100 triệu đồng. Trong diện tích đất của mình, vợ chồng chị Nga thuê xe múc đào khu hồ rộng hơn 1.500 m2 để nuôi cá. Khu trang trại hoàn tất với tổng kinh phí hơn 850 triệu đồng. Xung quanh trang trại được rào lưới thép toàn bộ. Đây là khu trang trại chăn nuôi lợn khép kín lớn nhất ở xã Hải Ba. “Hiện mỗi lứa tôi nuôi từ 200-250 lợn thịt, mỗi năm khoảng hơn 3 lứa. Thời điểm mới ra vùng cát đúng vào lúc lợn rớt giá nên gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, thời gian qua giá lợn đã tăng trở lại cộng với những loại con nuôi khác ổn định nên trang trại của gia đình tôi đã có nguồn thu nhập khá sau khi trừ các chi phí. Di dời trang trại ra đây vừa chăn nuôi thuận lợi, hạn chế dịch bệnh và ô nhiễm môi trường, nói chung là rất thuận lợi”, chị Nga cho biết.

Cũng như gia đình chị Nga, đầu năm 2018, anh Nguyễn Đức Chữ, ở thôn Ba Du cũng đã đầu tư chuồng trại trên vùng rú cát với diện tích khoảng 2 ha để chăn nuôi. “Thực tế sau nhiều năm chăn nuôi ở trong khu dân cư, tôi cũng thấy ảnh hưởng đến môi trường. Bà con lối xóm cũng phản ánh nhiều nên rất ngại, nhưng do thiếu đất nên tôi chưa biết tính sao. Nhờ có chủ trương của xã hỗ trợ di dời ra vùng cát nên tôi thấy rất phù hợp và hưởng ứng ngay. Hiện tôi đang trồng cây xanh bóng mát trong trang trại, xây dựng chuồng lợn, đào hồ thả cá. Di dời trang trại ra xa khu dân cư hơn 1 km nên bà con hàng xóm không còn phàn nàn về mùi hôi nữa, tôi cũng đỡ lo lắng về dịch bệnh vì được nuôi khép kín khá an toàn”, anh Chữ nói. Có diện tích đất lớn, anh Chữ cho biết sẽ tiếp tục mở rộng trang trại để chăn nuôi, trồng trọt thêm những loại cây con phù hợp và có hiệu quả kinh tế cao để nâng cao thu nhập.

Chủ tịch UBND xã Hải Ba Mai Văn Căn cho biết, di dời trang trại, gia trại chăn nuôi ra xa khu dân cư là chủ trương lớn để đảm bảo mục tiêu lâu dài vừa phát triển kinh tế vừa đảm bảo môi trường. Chủ trương của Đảng ủy, chính quyền xã là tiếp tục tuyên truyền, vận động để 100% hộ chăn nuôi lớn ra khỏi khu dân cư. “Để thực hiện chủ trương này, chúng tôi cũng đề nghị cấp trên hỗ trợ thêm về cơ sở vật chất, đặc biệt là hệ thống đường và điện. Với các hộ chưa di dời, khó khăn lớn nhất khi đến địa điểm mới là nguồn vốn và đầu tư về hạ tầng thiết yếu để phục vụ phát triển kinh tế. Do đó, những giải pháp hỗ trợ hợp lý để hộ chăn nuôi nằm trong diện di dời đủ điều kiện đến khu quy hoạch, đảm bảo không ô nhiễm môi trường là điều mà địa phương chúng tôi và các hộ chăn nuôi quan tâm”, ông Căn nêu kiến nghị.

Theo Báo Quảng Trị

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Liên kết Website
Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
Chính phủ Nước CHXHCNVN
https://quochoi.vn/
Báo Nhân dân
Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật
Cổng Thông tin điện tử Tỉnh ủy Quảng Trị
Báo Quảng Trị
Đài PT-TH tỉnh
Trang Thông tin điện tử UBND tỉnh
Trang tin điện tử Bộ Nông nghiệp&PTNT
Hội Nông dân Việt Nam
Báo điện tử Dân việt
Sở Nông nghiệp &PTNT
Sở khoa học công nghệ tỉnh Quảng Trị
Sở lao động TB&XH tỉnh Quảng Trị
Cổng thông tin điện tử pháp điển
Thăm dò ý kiến

Bạn nghĩ sao về sự thay đổi giao diện mới của trang web Hội Nông dân Quảng Trị so với phiên bản cũ?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập54
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm46
  • Hôm nay16,642
  • Tháng hiện tại331,019
  • Tổng lượt truy cập2,209,397
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây