Cùng nông dân xóa đói, giảm nghèo và làm giàu

Thứ hai - 15/10/2018 04:19 66 0
Để đồng hành với nông dân, thời gian qua Hội Nông dân huyện Đakrông đã chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận các nguồn vốn, tập huấn khoa học kĩ thuật về trồng trọt, chăn nuôi… nhằm nâng cao thu nhập cho hội viên, nông dân.
Cùng nông dân xóa đói, giảm nghèo và làm giàu

Để đồng hành với nông dân, thời gian qua Hội Nông dân huyện Đakrông đã chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận các nguồn vốn, tập huấn khoa học kĩ thuật về trồng trọt, chăn nuôi… nhằm nâng cao thu nhập cho hội viên, nông dân.


Hội Nông dân huyện Đakrông luôn vận động, khuyến khích hội viên nông dân phát triển diện tích lúa nước để đảm bảo an ninh lương thực

Anh Hồ La Vươi ở bản Tà Lao, xã Tà Long cho biết: “Trước đây, cuộc sống của gia đình tôi cũng như nhiều gia đình khác ở bản Tà Lao đều dựa vào rừng và mấy đám lúa rẫy. Người dân quanh năm vào rừng lấy đót, mây, măng tre... đem về bán. Lúa trồng trên rẫy thì không chăm sóc, bón phân nên năng suất thấp. Cũng chính vì vậy mà dân bản cứ đói nghèo mãi. Khoảng chục năm trở lại đây, được sự quan tâm, khuyến khích, hỗ trợ của chính quyền xã Tà Long, nhất là Hội Nông dân xã, cuộc sống của nhiều hộ dân bản Tà Lao đã được cải thiện nhờ trồng rừng, chăn nuôi gia súc, gia cầm… Gia đình tôi cũng đã trồng 7 ha tràm, keo tai tượng trên diện tích nương rẫy bỏ hoang. Cứ chu kỳ 4 - 5 năm thu hoạch rừng là đã thu được vài trăm triệu đồng. Nguồn vốn thu được từ rừng được tôi tiếp tục tái đầu tư cho việc trồng thêm rừng, chăn nuôi gia súc, gia cầm… để ổn định cuộc sống”.

Ông Hồ Văn Quan ở bản Kè, xã Húc Nghì chia sẻ: “Lâu nay, Hội Nông dân huyện Đakrông và Hội Nông dân xã Húc Nghì luôn quan tâm đến việc giúp hội viên cải thiện đời sống từ trồng rừng, chăn nuôi gia súc, gia cầm… Gia đình tôi hiện nuôi 38 con dê, 6 con trâu và trồng 8 ha rừng, mỗi năm có thu nhập từ 300 - 400 triệu đồng. Vừa rồi, gia đình tôi có nhu cầu vay vốn để mở rộng chăn nuôi, trồng rừng, Hội Nông dân huyện Đakrông đã chỉ đạo Hội Nông dân xã Húc Nghì tạo điều kiện vay vốn, cán bộ nông nghiệp xã cũng tận tình hướng dẫn gia đình tôi áp dụng khoa học kĩ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt để phát triển kinh tế”.

Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đakrông Nguyễn Thị Lượng cho biết, Hội Nông dân huyện có 6.189 hội viên, chiếm đến 60 - 70 % hội viên là đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô. Nhằm sát cánh, đồng hành với nông dân, thời gian qua Hội Nông dân huyện đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, khuyến khích hội viên đăng ký danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp; phấn đấu đến cuối năm 2018 có 2.603 hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp; tiếp tục vận động hội viên xây dựng các mô hình vườn- ao- chuồng, vườn- ao- chuồng- rừng, trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc…Trên thực tế đã có nhiều mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao như ở xã Triệu Nguyên có 3 mô hình chăn nuôi, kinh doanh; xã A Vao có 20 mô hình chăn nuôi bò, lợn, trồng rừng, xưởng mộc…; xã Húc Nghì có 5 mô hình nuôi dê dưới tán rừng, nuôi cá nước ngọt, gà bản, lợn bản; xã Ba Nang có 2 mô hình nuôi gà thả vườn và lợn bản; xã Tà Rụt có 18 mô hình chăn nuôi bò, dê, trồng rừng…; thị trấn Krông Klang có 14 mô hình chăn nuôi gà bán công nghiệp, gà siêu trứng, thỏ, nhím, dê…; xã Hải Phúc có 5 mô hình nuôi thỏ sinh sản, trâu, bò, lợn và trồng rừng…

Bên cạnh đó, các cấp hội đã tín chấp với Ngân hàng Chính sách xã hội với dư nợ 83 tỉ đồng (có 65 tổ tiết kiệm và vay vốn với 2.193 hộ vay); có 878 hộ vay vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT. Để giúp các hội viên sử dụng đồng vốn có hiệu quả, Hội Nông dân các cấp đã chủ động phối hợp với Trạm Khuyến nông, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện… tổ chức nhiều lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kĩ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi cho hội viên. Nhằm tìm hiểu sâu sát hơn tình hình sử dụng nguồn vốn vay, từ tháng 8/2018 đến nay, Hội Nông dân huyện đã tiến hành công tác kiểm tra, giám sát tại các xã Hải Phúc, Ba Lòng, Triệu Nguyên, Húc Nghì, Tà Long, A Ngo, Tà Rụt…

Qua công tác kiểm tra, giám sát, đã nắm được nhu cầu vay vốn của nhiều hội viên để phát triển, nhân rộng mô hình kinh tế. Đơn cử như ở thôn A Đeng (xã A Ngo) có hộ gia đình ông Hồ Văn Hiếu mở cơ sở chế biến gỗ tràm, giải quyết việc làm cho 15 lao động với thu nhập của mỗi lao động từ 4 - 5 triệu đồng/tháng; ông Hồ Văn Mộc ở thôn A Pun (xã Tà Rụt) chăn nuôi 10 con bò, 6 con dê và trồng 8 ha rừng; ông Hồ Văn Xua ở thôn A Pun (xã Tà Rụt) chăn nuôi 10 con bò và trồng 4 ha rừng; ông Trần Bá Dự ở thôn Xuân Lâm (xã Triệu Nguyên) chăn nuôi lợn và trồng 10 ha rừng tràm; ông Hồ Công Miên ở thôn 5 (xã Hải Phúc) với mô hình nuôi cá nước ngọt và trồng rừng... Các hộ nêu trên đều có nhu cầu vay vốn từ 50 triệu - 100 triệu đồng để phát triển chăn nuôi, trồng trọt. Việc kiểm tra, giám sát là để Hội Nông dân huyện kịp thời đề xuất với Hội Nông dân các xã chủ động phối hợp với cán bộ nông nghiệp xã xây dựng đề án liên quan đến mô hình phát triển kinh tế cần nhân rộng, trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt đề án; Hội Nông dân xã cùng với cán bộ nông nghiệp xã tiến hành việc hướng dẫn cho các mô hình áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi…

Thời gian tới, Hội Nông dân huyện Đakrông tiếp tục chỉ đạo các cấp Hội Nông dân cơ sở tích cực vận động hội viên, nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa; chuyển giao, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật trong sản xuất nông nghiệp; nhân rộng các mô hình kinh tế; phối hợp với các ngân hàng tạo điều kiện để hội viên nông dân được tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi đầu tư phát triển sản xuất...

Theo Báo Quảng Trị

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Liên kết Website
Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
Chính phủ Nước CHXHCNVN
https://quochoi.vn/
Báo Nhân dân
Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật
Cổng Thông tin điện tử Tỉnh ủy Quảng Trị
Báo Quảng Trị
Đài PT-TH tỉnh
Trang Thông tin điện tử UBND tỉnh
Trang tin điện tử Bộ Nông nghiệp&PTNT
Hội Nông dân Việt Nam
Báo điện tử Dân việt
Sở Nông nghiệp &PTNT
Sở khoa học công nghệ tỉnh Quảng Trị
Sở lao động TB&XH tỉnh Quảng Trị
Cổng thông tin điện tử pháp điển
Thăm dò ý kiến

Bạn nghĩ sao về sự thay đổi giao diện mới của trang web Hội Nông dân Quảng Trị so với phiên bản cũ?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập47
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm42
  • Hôm nay10,726
  • Tháng hiện tại230,187
  • Tổng lượt truy cập2,372,483
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây