Vượt khó để làm giàu

Thứ năm - 25/05/2017 22:31 79 0
Bằng sự chăm chỉ, chịu thương chịu khó anh Cáp Quốc Hà - Hội viên nông dân chi Hội Mỹ Chánh, xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng đã thực hiện thành công mô hình kinh tế trang trại tổng hợp (vườn rừng, vườn đồi và chăn nuôi) để vươn lên trở thành tỷ phú.
Vượt khó để làm giàu

Bằng sự chăm chỉ, chịu thương chịu khó anh Cáp Quốc Hà - Hội viên nông dân chi Hội Mỹ Chánh, xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng đã thực hiện thành công mô hình kinh tế trang trại tổng hợp (vườn rừng, vườn đồi và chăn nuôi) để vươn lên trở thành tỷ phú.


Mô hình trồng tiêu đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm của anh Cáp Quốc Hà (người thứ 2 từ phải sang)

Cơ duyên đến với anh trong một lần cùng với Ba đi tìm mộ đồng đội của Ba anh tại đồi Bướm Bạc (phía Tây của xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng), nhận thấy vùng đất này có địa hình khá thuận lợi, nguồn nước quanh năm có thể phát triển kinh tế trang trại được. Thế là anh bàn với gia đình lập dự án xin cấp đất và đã được UBND huyện Hải Lăng, các ban ngành liên quan chấp thuận giao cho gia đình anh 157 ha đất ở vùng đồi Bướm Bạc để xây dựng trang trại.

Tháng 7 năm 1994, anh cùng với gia đình quyết tâm lên lập nghiệp ở vùng gò đồi đó. Bước đầu khó khăn, thiếu thốn đủ điều tưởng chừng không thể vượt qua, thậm chí có người còn cho anh là gàn dỡ. Nhưng với nghị lực và sự quyết tâm vượt khó, dám nghĩ, dám làm, anh đã động viên gia đình bám đất, bám đồi, tích cực khai hoang lập nên trang trại như bây giờ. Từ chỗ không có đường đi, anh đã mạnh dạn thuê máy ủi đầu tư mở đường từ Quốc lộ 1A lên đến trang trại với độ dài 10 km; san ủi mặt bằng để làm nhà, xây dựng chuồng trại chăn nuôi; đắp 01 đập lớn dài 60 m để làm hồ chứa nước và đào ao nuôi cá với diện tích 4.000 m2, trị giá 80 triệu đồng. Với phương châm “lấy ngắn nuôi dài”, ban đầu gia đình anh nuôi 7 con bò, 23 con dê, nuôi thêm gà vịt; trồng 4 ha sắn, khoai, dưa, đậu, chuối, đu đủ,.. và đầu tư trồng 20 ha rừng gồm tràm, keo lai, bạch đàn. Nhận thấy vùng đất này thích hợp với các loại cây và phát triển tốt. Năm 2012, anh tiếp tục mở rộng diện tích trồng rừng và phát triển trang trại với quy mô 250 ha. Năm 2013, anh đã đích thân vào tận Phú quốc để học cách trồng tiêu đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, năm 2014 anh trồng thử nghiệm 700 gốc, sau 01 năm tiêu phát triển tốt và cho quả bói. Gia đình anh tiếp tục mở rộng diện tích trồng tiêu thêm 1.200 gốc đến nay đã cho thu hoạch. Năm 2015, nhận thấy vùng đồi núi này thích hợp với nuôi ong lấy mật, anh đã vào tận Đồng Nai mua 1.000 thùng giống ong mật Ý và học kỹ thuật nuôi. Năm 2016, anh mở rộng trồng thêm 0,5 ha tiêu giống Srilanka bằng choái bê tông, đầu tư giàn lưới chống nắng và hệ thống tưới tự động với trị giá 1,5 tỷ đồng. Để mở rộng và nâng cao hiệu quả sản xuất, anh đã đầu tư mua sắm 02 xe tải, 01 máy xúc, 01 máy bơm cứu hỏa và các loại máy móc khác để phục vụ sản xuất, trồng rừng, khai thác và vận chuyển gỗ.

Trao đổi với chúng tôi, anh Cáp Quốc Hà cho biết: Tiêu của gia đình anh trồng không sử dụng phân hóa học cũng như phân lợn để bón, mà anh chỉ dùng phân bò ủ với vi sinh để bón. Nhờ vậy mà vườn tiêu của gia đình anh mới trồng chưa đầy 3 năm đã cho thu hoạch và xanh tốt lạ thường. Chia sẻ về dự định của mình: Thời gian tới anh sẽ mở rộng quy mô trồng tiêu bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, cũng như công việc trồng rừng của gia đình nhằm nâng cao thu nhập, đồng thời tạo thêm công ăn việc làm cho lao động ở địa phương.

Sau 22 năm xây dựng và phát triển kinh tế trang trại đến nay, gia đình anh đã có thu nhập từ 0,8 - 1,0 tỷ đồng/năm (đã trừ chi phí). Xây dựng được ngôi nhà 03 tầng khang trang, nuôi con cái ăn học đến nơi đến chốn, mua sắm trang thiết bị sinh hoạt trong gia đình đầy đủ và mua 01 xe ô tô 07 chỗ hiệu Fotuner để làm phương tiện đi lại cho gia đình. Ngoài ra, gia đình anh còn tạo việc làm cho 20 lao động, thu nhập bình quân 4,5 triệu đồng/người/tháng; giúp đỡ cho 05 hộ nghèo trong thôn vươn lên thoát nghèo; vận động nhân dân trong vùng tham gia bảo vệ rừng và làm tốt công tác phòng, chống cháy rừng. Hàng năm, gia đình ông tích cực tham gia đóng góp quỹ từ thiện, nhân đạo do thôn, xã phát động. Trong phong trào xây dựng nông thôn mới, hỗ trợ xây dựng các loại quỹ ở địa phương như: xây dựng Đài tưởng niệm tại nghĩa trang liệt sĩ xã, giúp đỡ các gia đình chính sách, già cả, neo đơn trong các dịp lễ, Tết,… tích cực tham gia các hoạt động Hội và các phong trào thi đua do Hội và địa phương phát động. Với những nỗ lực của mình, anh đã được các cấp, các ngành khen thưởng. Đặc biệt, năm 2016 anh vinh dự được UBND tỉnh tặng Bằng khen đã có nhiều thành tích trong phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, giúp nhau làm giàu và xóa nghèo bền vững giai đoạn 2011- 2016.

Không chỉ chăm lo phát triển kinh tế của gia đình, anh Hà còn hỗ trợ cho bà con trong vùng về kinh nghiệm sản xuất, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, phương tiện máy móc để trồng rừng. Sự nỗ lực vượt khó vươn lên làm giàu của anh Cáp Quốc Hà là một tấm gương để nhiều người học tập và noi theo, thay đổi cách nghĩ, cách làm, mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế./.

Nguyên Hạnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Liên kết Website
Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
Chính phủ Nước CHXHCNVN
https://quochoi.vn/
Báo Nhân dân
Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật
Cổng Thông tin điện tử Tỉnh ủy Quảng Trị
Báo Quảng Trị
Đài PT-TH tỉnh
Trang Thông tin điện tử UBND tỉnh
Trang tin điện tử Bộ Nông nghiệp&PTNT
Hội Nông dân Việt Nam
Báo điện tử Dân việt
Sở Nông nghiệp &PTNT
Sở khoa học công nghệ tỉnh Quảng Trị
Sở lao động TB&XH tỉnh Quảng Trị
Cổng thông tin điện tử pháp điển
Thăm dò ý kiến

Bạn nghĩ sao về sự thay đổi giao diện mới của trang web Hội Nông dân Quảng Trị so với phiên bản cũ?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập60
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm54
  • Hôm nay18,779
  • Tháng hiện tại317,312
  • Tổng lượt truy cập2,195,690
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây