Các giải pháp để phục hồi thương hiệu cà phê Hướng Hóa

Thứ năm - 14/04/2016 23:38 152 0
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có 14 doanh nghiệp, 7 hộ gia đình và khoảng 83 đại lý, tư thương tham gia thu mua và chế biến cà phê. Với 14 nhà máy thu mua và chế biến cà phê tổng công suất thiết kế gần 100.000 tấn quả tươi/năm, tuy nhiên sản lượng cà phê bình quân hàng năm trên địa bàn tỉnh chỉ khoảng 40- 50 ngàn tấn, mới chỉ đáp ứng khoảng 40- 50% công suất các nhà máy. Vì vậy hầu hết các doanh nghiệp thu mua và chế biến cà phê đều lâm vào tình cảnh khó khăn do thiếu nguyên liệu, sản xuất cầm chừng.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có 14 doanh nghiệp, 7 hộ gia đình và khoảng 83 đại lý, tư thương tham gia thu mua và chế biến cà phê. Với 14 nhà máy thu mua và chế biến cà phê tổng công suất thiết kế gần 100.000 tấn quả tươi/năm, tuy nhiên sản lượng cà phê bình quân hàng năm trên địa bàn tỉnh chỉ khoảng 40- 50 ngàn tấn, mới chỉ đáp ứng khoảng 40- 50% công suất các nhà máy. Vì vậy hầu hết các doanh nghiệp thu mua và chế biến cà phê đều lâm vào tình cảnh khó khăn do thiếu nguyên liệu, sản xuất cầm chừng.

Địa bàn huyện Hướng Hóa hiện có trên 4.600 ha cà phê, trong đó gần 4.300 ha cà phê đã cho thu hoạch. Cà phê Hướng Hóa phần lớn được trồng từ năm 1994- 1995 đến nay hầu hết đã già cỗi. Bên cạnh đó, phương thức canh tác của nông dân ở đây còn thụ động, việc áp dụng các tiến bộ khoa hoạc kỹ thuật còn hạn chế, người trồng cà phê vẫn quen sử dụng phân hóa học và dựa vào nguồn nước tự nhiên nên đất trồng cà phê ngày càng thoái hóa, các biện pháp phòng trừ sâu bệnh chưa tốt; khâu thu hoạch còn theo phương thức tuốt cành nên ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng sản phẩm. Năm 2015, năng suất cà phê ở Hướng Hóa chỉ đạt 13,6 tạ/ha.


Nông dân Hướng Hóa thu hoạch cà phê

Trên thực tế, cà phê Hướng Hóa đã từng được đánh giá cao về chất lượng và từng được các bạn hàng trên thế giới ưa chuộng bởi hương thơm và vị ngon độc đáo. Năm 2008, Công ty TNHH Thái Hòa đã bắt tay vào việc xây dựng thương hiệu cà phê Khe Sanh từ khâu chọn giống, canh tác, thu hoạch, chế biến nhằm cho ra đời sản phẩm cà phê sạch, chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế. Sau này, có thêm các doanh nghiệp như: Công ty TNHH Đại Lộc, Nhà máy chế biến cà phê Tân Lâm… cũng đã xuất khẩu hàng ngàn tấn cà phê nhân đạt tiêu chuẩn quốc tế sang thị trường châu Âu. Tuy nhiên, bên cạnh yếu tố cà phê già cỗi ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản phẩm việc sản xuất, thu hoạch, chế biến, tiêu thụ sản phẩm cà phê ở Hướng Hóa chưa tuân thủ đúng quy trình, nhiều nhà máy thu mua, chế biến cà phê ra đời dẫn đến thiếu nguyên liệu; doanh nghiệp và nông dân đều chạy theo lợi nhuận trước mắt nên thu hoạch sản phẩm cà phê không đảm bảo về chất lượng như cà phê chưa đủ độ chín, ngâm nước… dẫn đến giảm mất uy tín của thương hiệu cà phê Khe Sanh. Bên cạnh đó, các nhà máy thiếu nguyên liệu, sản xuất cầm chừng, không đủ sức đầu tư ứng dụng công nghệ mới để chế biến tinh và sâu hơn mà doanh nghiệp chủ yếu bán cà phê thô (dạng cà phê thóc hoặc cà phê nhân khô) cho thương lái hoặc các doanh nghiệp ngoài tỉnh, làm cho cà phê Hướng Hóa mất dần thị trường, sản phẩm không đủ sức cạnh tranh, nhiều doanh nghiệp lâm vào tình cảnh phá sản. Đặc biệt, trong bối cảnh thị trường cà phê liên tục biến động, giá cả giảm sút như những năm vừa qua khiến nông dân sản xuất cà phê thua lỗ, chán nản không quan tâm đầu tư chăm sóc vườn cây khiến chất lượng cà phê nhân ở đây càng giảm sút, giá bán sản phẩm cà phê của Quảng Trị thấp hơn so với sản phẩm cà phê cùng loại của các địa phương khác.

Theo tính toán của Sở Nông nghiệp & PTNT, với công suất của các nhà máy chế biến cà phê trên địa tỉnh như hiện nay đã có thể đáp ứng nhu cầu tiêu thụ cho sản lượng cà phê tỉnh quy hoạch đến năm 2020 với khoảng 90.000 tấn quả tươi/năm, vì vậy các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Công thương không nên cấp phép đầu tư, xây dựng thêm nhà máy chế biến cà phê mới, đồng thời khuyến khích, hỗ trợ các nhà máy hiện có đầu tư, nâng cấp công nghệ chế biến; tăng cường công tác tập huấn, hỗ trợ để nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp trong việc vận hành, xây dựng thương hiệu, củng cố sự tin cậy của khách hàng. Chú trọng các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường đảm bảo sản xuất an toàn, bền vững. Tích cực kêu gọi, xúc tiến, thu hút đầu tư các nhà máy chế biến các sản phẩm cà phê bột, cà phê hòa tan vào địa bàn tỉnh. Hỗ trợ bảo vệ quyền lợi người trồng, chế biến cà phê. Khuyến khích các doanh nghiệp thành lập quỹ xúc tiến thương mại, quỹ bảo hiểm ngành hàng để thực hiện các chương trình quảng bá, giới thiệu, kích cầu cà phê Khe Sanh; khắc phục rủi ro trong sản xuất kinh doanh, đặc biệt là trước những biến động tiêu cực của thị trường cà phê thế giới. Hỗ trợ xây dựng chuỗi giá trị sản xuất cà phê bền vững trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm…

Có thể thấy bên cạnh các biện pháp cải tạo vườn cà phê già cỗi thì những vấn đề đặt ra trong việc thu hoạch, chế biến và tiêu thụ sản phẩm cà phê Hướng Hóa cũng cần được tháo gỡ, chấn chỉnh kịp thời, có như vậy thương hiệu cà phê Hướng Hóa mới sớm phục hồi và đủ sức cạnh tranh trên thị trường.

Baoquangtri.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Liên kết Website
Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
Chính phủ Nước CHXHCNVN
https://quochoi.vn/
Báo Nhân dân
Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật
Cổng Thông tin điện tử Tỉnh ủy Quảng Trị
Báo Quảng Trị
Đài PT-TH tỉnh
Trang Thông tin điện tử UBND tỉnh
Trang tin điện tử Bộ Nông nghiệp&PTNT
Hội Nông dân Việt Nam
Báo điện tử Dân việt
Sở Nông nghiệp &PTNT
Sở khoa học công nghệ tỉnh Quảng Trị
Sở lao động TB&XH tỉnh Quảng Trị
Cổng thông tin điện tử pháp điển
Thăm dò ý kiến

Bạn nghĩ sao về sự thay đổi giao diện mới của trang web Hội Nông dân Quảng Trị so với phiên bản cũ?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập51
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm43
  • Hôm nay11,509
  • Tháng hiện tại169,163
  • Tổng lượt truy cập2,311,459
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây