Chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp hiệu quả ở Gio Linh

Chủ nhật - 17/06/2018 22:00 72 0
Thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới của Huyện ủy Gio Linh giai đoạn 2017 - 2020, có tính đến năm 2025, theo đó, các xã, thị trấn trên địa bàn đã chủ động quy hoạch chi tiết, phối hợp với các ngành, đoàn thể, doanh nghiệp để tư vấn, hỗ trợ nông dân về vay vốn, chọn lựa cây trồng, vật nuôi phù hợp, chuyển giao khoa học kỹ thuật, xây dựng các mô hình sản xuất, thay đổi tập quán canh tác manh mún, nhỏ lẻ sang chuyên canh tập trung, tạo ra chuỗi giá trị kinh tế bền vững trong sản xuất nông nghiệp. Nhiều hộ nông dân đã mạnh dạn nghiên cứu, tìm tòi ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất, dám nghĩ dám làm, đưa vào thử nghiệm các loại cây, con mới, phát huy tiềm năng đất đai, mặt nước để tạo ra những sản phẩm mang lại giá trị kinh tế cao.
Chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp hiệu quả ở Gio Linh

Thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới của Huyện ủy Gio Linh giai đoạn 2017 - 2020, có tính đến năm 2025, theo đó, các xã, thị trấn trên địa bàn đã chủ động quy hoạch chi tiết, phối hợp với các ngành, đoàn thể, doanh nghiệp để tư vấn, hỗ trợ nông dân về vay vốn, chọn lựa cây trồng, vật nuôi phù hợp, chuyển giao khoa học kỹ thuật, xây dựng các mô hình sản xuất, thay đổi tập quán canh tác manh mún, nhỏ lẻ sang chuyên canh tập trung, tạo ra chuỗi giá trị kinh tế bền vững trong sản xuất nông nghiệp. Nhiều hộ nông dân đã mạnh dạn nghiên cứu, tìm tòi ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất, dám nghĩ dám làm, đưa vào thử nghiệm các loại cây, con mới, phát huy tiềm năng đất đai, mặt nước để tạo ra những sản phẩm mang lại giá trị kinh tế cao.


Lãnh đạo Hội Nông dân huyện Gio Linh thăm mô hình trồng bưởi da xanh ở chi Hội Phú Ân, xã Hải Thái

Mấy năm trở lại đây, một số giống cây trồng có tính chủ lực ở vùng đất phía Tây huyện Gio Linh như cao su, hồ tiêu giá cả xuống thấp trong khi chi phí đầu tư lớn đã ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của nhiều nông dân. Trước thực trạng đó, chính quyền địa phương đã có nhiều chủ trương, xây dựng đề án để hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu. Nông dân đã tích cực hưởng ứng, mạnh dạn đưa những loại giống mới vào canh tác. Anh Lê Văn Tiến, ở thôn Phú Ân, xã Hải Thái đã chuyển đổi diện tích 5 ha cây cao su tiểu điền sang trồng bưởi da xanh. Những ngày đầu xây dựng mô hình, gia đình anh được Hội Nông dân xã tín chấp qua Ngân hàng Chính sách xã hội vay vốn gần 200 triệu đồng, phối hợp với Công ty TNHH MTV Quế Lâm Phương Nam để cấp giống, phân bón miễn phí, tư vấn khoa học kỹ thuật về trồng và chăm sóc theo quy trình chuẩn, đến vụ thu hoạch công ty đứng ra bao tiêu sản phẩm cho nông dân.

Qua 1 năm tuổi, đến nay số cây trồng trên diện tích 5 ha đều sinh trưởng tốt, sớm thích nghi với vùng đất đỏ ba dan phía Tây của huyện Gio Linh đem lại tín hiệu vui, niềm hy vọng cho nông dân.

Anh Trần Xuân Quyến, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hải Thái cho hay, 5 ha cây bưởi da xanh của anh Tiến là mô hình điểm về chuyển đổi cơ cấu cây trồng của xã Hải Thái được UBND xã giao cho Hội Nông dân theo dõi, đánh giá và hỗ trợ hội viên làm chủ phát triển sản xuất. Vì vậy, Hội Nông dân xã đã phối hợp với các doanh nghiệp để hỗ trợ về giống cây trồng, khoa học kỹ thuật, dựa vào nguồn lực của Ngân hàng Nông nghiệp-PTNT, Ngân hàng Chính sách xã hội hỗ trợ vùng khó, vùng gò đồi để xây dựng mô hình điểm, nếu hiệu quả sẽ nhân rộng, tăng diện tích sản xuất theo chuỗi hàng hóa.

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết ở xã Trung Giang hiện có 3 ha đất trồng ném cho năng suất đạt 2 tấn/ha. Trong đó, diện tích đất trồng ném thuộc mô hình huyện hỗ trợ cho nông dân là 2 ha, còn lại diện tích người dân tự trồng hằng năm là 1 ha.

Mô hình hỗ trợ trồng ném của xã Trung Giang được triển khai ở 3 thôn Hà Lợi Trung, Cang Gián và Thủy Bạn với 30 hộ gia đình, mỗi thôn 10 hộ, mỗi hộ được hỗ trợ 13 kg ném giống, trị giá khoảng 1 triệu đồng. Chị Thương ở Chi hội nông dân Hà Lợi Trung cho biết, trước đây gia đình chị trồng khoai lang, mỗi vụ thu hơn 1 triệu đồng. Sau khi chuyển sang trồng cây ném cho thu hoạch được 1 tạ ném hạt. Với giá bán trên thị trường khoảng 60.000 đồng/kg, gia đình chị thu lãi trên 5,5 triệu đồng.

Ngoài cây ném cho thu nhập cao thì hiện nay phong trào trồng cây mướp đắng đang phát triển khá mạnh ở các xã vùng Đông Gio Linh, đặc biệt là ở xã Gio Mỹ. Theo thống kê hiện nay toàn xã có trên 200 hộ dân tham gia trồng mướp đắng với diện tích khoảng 17 ha. So với các loại cây màu khác, mướp đắng cho thu nhập cao hơn gấp nhiều lần. Bình quân mỗi sào đất trồng 2 vụ ngô cho thu nhập khoảng 3 triệu đồng, nhưng trồng mướp đắng thu nhập khoảng 16 triệu đồng.

Từ một vùng đất cát trắng chua mặn, hoang hóa nay người dân xã Gio Hải đưa vào trồng các loại cây thích nghi với điều kiện nắng nóng như cây sả đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể. Sau 6 tháng cây sả cho thu hoạch với năng suất 10 tấn/ha/vụ, mỗi năm thu 2 vụ được 20 tấn. Như vậy 1 ha sả cho thu nhập 60 triệu đồng/năm. Bước đầu mô hình trồng sả đã mang lại hiệu quả kinh tế cao so với các loại cây trồng khác đồng thời còn giải quyết được việc làm cho một lượng lao động rất lớn ở nông thôn. Do đó, không riêng ở vùng cát, nhiều địa phương trên địa bàn huyện Gio Linh đã có kế hoạch tận dụng hết diện tích đất trồng cạn kém hiệu quả để đưa vào trồng sả có giá trị kinh tế cao hơn.

Chủ tịch Hội Nông dân huyện Gio Linh Lê Văn Cảm cho biết: Trong những năm qua, hưởng ứng phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, Hội Nông dân các cấp trong huyện tổ chức tổng kết định kỳ 5 năm, 10 năm, 20 năm để phát huy nhân rộng mô hình, ký cam kết thi đua hộ sản xuất giỏi hằng năm để tạo động lực phấn đấu cho hội viên, cuối năm hội tiến hành rà soát, xét duyệt và đề nghị cấp giấy chứng nhận cho hộ đạt tiêu chuẩn các cấp, đồng thời có khen thưởng và nhân rộng mô hình đối với các hộ làm ăn tiêu biểu, hằng năm có trên 50% hộ đăng ký thực hiện. Có thể nói, từ sự hỗ trợ, động viên tích cực, kịp thời của các cấp hội, hội viên nông dân huyện Gio Linh đã có những hướng đi mới trong việc tổ chức các mô hình sản xuất nhỏ và vừa trong gia đình. Đến nay, trên địa bàn toàn huyện có 17 hộ sản xuất giỏi cấp Trung ương, 118 hộ sản xuất giỏi cấp tỉnh, 317 hộ sản xuất giỏi cấp huyện và 2.518 hộ sản xuất giỏi cấp cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận, tăng 1.240 hộ so với năm 2012./.

Ngọc Nhân

t

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Liên kết Website
Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
Chính phủ Nước CHXHCNVN
https://quochoi.vn/
Báo Nhân dân
Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật
Cổng Thông tin điện tử Tỉnh ủy Quảng Trị
Báo Quảng Trị
Đài PT-TH tỉnh
Trang Thông tin điện tử UBND tỉnh
Trang tin điện tử Bộ Nông nghiệp&PTNT
Hội Nông dân Việt Nam
Báo điện tử Dân việt
Sở Nông nghiệp &PTNT
Sở khoa học công nghệ tỉnh Quảng Trị
Sở lao động TB&XH tỉnh Quảng Trị
Cổng thông tin điện tử pháp điển
Thăm dò ý kiến

Bạn nghĩ sao về sự thay đổi giao diện mới của trang web Hội Nông dân Quảng Trị so với phiên bản cũ?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập70
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm63
  • Hôm nay16,642
  • Tháng hiện tại333,528
  • Tổng lượt truy cập2,211,906
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây