Nhiều giải pháp khôi phục, phát triển sản xuất và hoạt động thương mại

Thứ hai - 14/06/2021 03:54 286 0
Hiện nay, do ảnh hưởng của COVID-19 đã tác động đến việc tiêu thụ một số sản phẩm nông sản trên địa bàn tỉnh, trong đó có một số mặt hàng chủ lực như tinh bột sắn, chuối, tôm, gỗ nguyên liệu. Cùng với đó, tình hình hạn hán, xâm nhập mặn; dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi đang diễn biến khá phức tạp càng tạo thêm nhiều thách thức cho sản xuất nông nghiệp. Để tập trung thực hiện “nhiệm vụ kép”, vừa tập trung phòng, chống dịch, vừa đảm bảo phát triển kinh tế- xã hội, nhiều giải pháp đã được ngành Nông nghiệp và PTNT đưa ra nhằm khôi phục và phát triển sản xuất, tháo gỡ khó khăn trong hoạt động thương mại.
Nhiều giải pháp khôi phục, phát triển sản xuất và hoạt động thương mại

Hiện nay, do ảnh hưởng của COVID-19 đã tác động đến việc tiêu thụ một số sản phẩm nông sản trên địa bàn tỉnh, trong đó có một số mặt hàng chủ lực như tinh bột sắn, chuối, tôm, gỗ nguyên liệu. Cùng với đó, tình hình hạn hán, xâm nhập mặn; dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi đang diễn biến khá phức tạp càng tạo thêm nhiều thách thức cho sản xuất nông nghiệp. Để tập trung thực hiện “nhiệm vụ kép”, vừa tập trung phòng, chống dịch, vừa đảm bảo phát triển kinh tế- xã hội, nhiều giải pháp đã được ngành Nông nghiệp và PTNT đưa ra nhằm khôi phục và phát triển sản xuất, tháo gỡ khó khăn trong hoạt động thương mại.

Nhu cầu thu mua tôm xuất khẩu giảm do ảnh hưởng của COVID-19 làm ảnh hưởng đến thu nhập của người dân - Ảnh: T.L

Theo thống kê, do ảnh hưởng của COVID-19, hiện có trên 13.000 tấn tinh bột sắn của các nhà máy tinh bột sắn trên địa bàn tỉnh tồn kho, chưa bán được. Sản phẩm chuối quả cũng không nhập được sang thị trường các nước như Trung Quốc, Thái Lan, Lào nên chủ yếu tiêu thụ nội địa, giá bán giảm so với trước đây. Đối với các mặt hàng thủy sản, do ảnh hưởng của COVID-19 nên nhu cầu thu mua tôm xuất khẩu giảm mạnh, chủ yếu tiêu thụ nội địa nên giá bán thấp hơn 40 - 50 nghìn đồng/ kg so với thời điểm không có dịch, từ đó làm ảnh hưởng lớn đến thu nhập của người nuôi tôm. Bên cạnh đó, bệnh viêm da nổi cục ở trâu, bò đang diễn biến phức tạp, cộng với ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh năm 2020 đã tác động rất lớn đến sản xuất, tái đàn của người dân, nhất là nguồn giống chất lượng cao, sạch bệnh.

Để ứng phó với hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, các cơ quan chuyên môn lĩnh vực thủy lợi khẩn trương phối hợp với chính quyền các địa phương thực hiện kiểm kê, đánh giá thực trạng, dự báo nguồn nước tại các hồ chứa, hệ thống thủy lợi trên địa bàn. Rà soát các diện tích thiếu nước không thể sản xuất lúa hoặc sản xuất hiệu quả thấp để tổ chức chuyển đổi cơ cấu cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn… Trong sản xuất nông nghiệp, các cơ quan chuyên ngành khẩn trương phối hợp với các địa phương trong tỉnh phân công cán bộ bám sát cơ sở, chỉ đạo sản xuất, phòng trừ dịch bệnh gây hại trên cây trồng, vật nuôi ngay từ đầu vụ hè thu năm 2021. Thực hiện nghiêm túc phương án của tỉnh để hạn chế ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng do thiên tai, dịch bệnh gây ra, góp phần đảm bảo sản lượng lương thực, ổn định cuộc sống cho người dân. Chi cục Chăn nuôi và Thú y tập trung chỉ đạo và thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm nhằm giảm thiểu rủi ro do dịch bệnh gây ra. Tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ đảm bảo đúng quy trình, vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm…

Bên cạnh đó, ngành Nông nghiệp và PTNT cũng chủ động phối hợp với ngành Công thương và các đơn vị liên quan thường xuyên theo dõi sát hoạt động sản xuất, lưu thông nông sản, vật tư nông nghiệp ở địa phương, kịp thời thông báo tình hình đến doanh nghiệp và người sản xuất để chủ động trong điều chỉnh kế hoạch sản xuất, tiêu thụ. Thường xuyên thực hiện việc lấy mẫu nông sản, thủy sản để kiểm tra, giám sát dư lượng các chất độc hại. Tập trung hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến nông, lâm, thủy sản về thủ tục đăng ký để được cấp giấy xác nhận sản phẩm an toàn thực phẩm. Thành lập các đoàn công tác liên ngành tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, lưu thông nông sản, vật tư nông nghiệp. Kiên quyết xử lý các hành vi trục lợi ép giá, găm hàng, gian lận thương mại, gây tâm lý hoang mang cho người sản xuất và người tiêu dùng.

Đối với hoạt động thương mại, trước mắt ngành Công thương, Cục Quản lý thị trường tỉnh chỉ đạo, thường xuyên theo dõi sát tình hình sản xuất và lưu thông nông sản trên địa bàn, kịp thời thông báo tình hình xuất nhập khẩu nông sản đến các doanh nghiệp và người sản xuất để chủ động trong điều chỉnh kế hoạch sản xuất và nhu cầu của thị trường. Ngành Công thương chủ trì phối hợp với ngành Nông nghiệp và các ngành có liên quan thống kê về số lượng, nguồn gốc xuất xứ, chất lượng sản phẩm, giá bán niêm yết… cùng liên kết với các siêu thị như Co.opmart, hệ thống siêu thị Vinmart… để cung ứng và tiêu thụ nông sản trong thị trường nội địa. Khuyến khích doanh nghiệp đẩy mạnh thu mua nông sản, nhất là rau, củ, quả, thủy sản có thời gian bảo quản ngắn ngày đã và đang trong giai đoạn thu hoạch để cung ứng cho thị trường trong nước, địa phương. Đồng thời tăng cường kiểm tra giám sát, kiên quyết xử lý các hành vi trục lợi ép giá, gian lận thương mại, gây tâm lý hoang mang cho người sản xuất và người tiêu dùng. Ngành Nông nghiệp phối hợp với các doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết chặt chẽ với các vùng nguyên liệu để đẩy mạnh chế biến, giảm bớt xuất khẩu sản phẩm tươi, thô…

Về lâu dài, tỉnh cần thực hiện các giải pháp nhằm đa dạng các thị trường xuất khẩu các nông sản như sắn, chanh leo, chuối…, tránh tình trạng phụ thuộc vào một thị trường để hạn chế rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ nông sản. Đồng thời đẩy mạnh nghiên cứu phát triển thương mại điện tử cho nông sản, thành lập sàn giao dịch nông sản, bán hàng online cho các sản phẩm nông sản chủ lực, sản phẩm OCOP của địa phương. Chính phủ cần kịp thời có các gói tín dụng hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tiếp tục được tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng khi hàng hóa bị tồn kho không bán được nhưng vẫn duy trì sản xuất. Có chính sách đặc thù và kịp thời nhằm khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở thu mua chế biến hàng nông sản để chế biến sâu theo hình thức các bên cùng có lợi giữa người sản xuất và người thu mua, chế biến. Có chính sách bảo vệ người sản xuất theo quy chuẩn, sản xuất theo hướng hữu cơ, an toàn sinh học. Hỗ trợ, hướng dẫn người sản xuất tuân thủ các nội dung về quy hoạch, chiến lược phát triển sản phẩm nông sản của vùng, địa phương. Cùng hợp tác với doanh nghiệp để tổ chức sản xuất và cùng chia sẻ lợi ích khi tiêu thụ sản phẩm trong bối cảnh tác động tiêu cực chung của thiên tai và dịch bệnh.

baoquangtri.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Liên kết Website
Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
Chính phủ Nước CHXHCNVN
https://quochoi.vn/
Báo Nhân dân
Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật
Cổng Thông tin điện tử Tỉnh ủy Quảng Trị
Báo Quảng Trị
Đài PT-TH tỉnh
Trang Thông tin điện tử UBND tỉnh
Trang tin điện tử Bộ Nông nghiệp&PTNT
Hội Nông dân Việt Nam
Báo điện tử Dân việt
Sở Nông nghiệp &PTNT
Sở khoa học công nghệ tỉnh Quảng Trị
Sở lao động TB&XH tỉnh Quảng Trị
Cổng thông tin điện tử pháp điển
Thăm dò ý kiến

Bạn nghĩ sao về sự thay đổi giao diện mới của trang web Hội Nông dân Quảng Trị so với phiên bản cũ?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập87
  • Máy chủ tìm kiếm27
  • Khách viếng thăm60
  • Hôm nay13,401
  • Tháng hiện tại416,365
  • Tổng lượt truy cập2,909,176
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây