Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm

Thứ hai - 15/12/2014 02:47 145 0
Nhằm ngăn chặn dịch bệnh gia súc, gia cầm phát sinh và lây lan diện rộng, nhất là vào thời điểm trước và sau Tết Nguyên đán, ngày 9-12, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát đã có Chỉ thị số 9897/CT- BNN-TY về tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.

Nhằm ngăn chặn dịch bệnh gia súc, gia cầm phát sinh và lây lan diện rộng, nhất là vào thời điểm trước và sau Tết Nguyên đán, ngày 9-12, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát đã có Chỉ thị số 9897/CT- BNN-TY về tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.


Cần kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh động vật trên các địa bàn,nhằm phát hiện và xử lý ngay ổ dịch khi còn ở diện hẹp. (Ảnh minh họa)

Theo Cục Thú y, hiện nay bệnh LMLM gia súc đã bùng phát trở lại và lây lan tại một số địa phương. Cụ thể: Tỉnh Hà Tĩnh đã phát sinh dịch từ đầu tháng 11 (tại huyện Can Lộc và thị xã Hồng Lĩnh) làm 113 con gia súc mắc bệnh; tỉnh Lạng Sơn đã phát hiện dịch LMLM vào cuối tháng 11 (tại huyện Lộc Bình và Đình Lập) làm 178 con gia súc mắc bệnh (gồm có: 159 con bò bị bệnh LMLM có nguồn gốc từ địa phương khác được vận chuyển đến tỉnh Lạng Sơn để cấp cho các hộ gia đình nghèo, sau đó lây lan sang 19 con gia súc của địa phương). Mặt khác, theo thông báo của Tổ chức Thú y thế giới (OIE), từ đầu năm đến nay, dịch cúm gia cầm thể độc lực cao đã xảy ra tại 17 quốc gia và vùng lãnh thổ; dịch LMLM đang xảy ra ở các nước trong khu vực như Trung Quốc, Hàn Quốc, Cam-pu-chia... và một số nước châu Phi.

Trước nguy cơ bùng phát dịch bệnh gia súc gia cầm rất cao, song qua kiểm tra thực tế, công tác phòng, chống dịch chủ động tại một số địa phương đang có biểu hiện chủ quan, lơ là và bộc lộ một số tồn tại, bất cập: Công tác giám sát, phát hiện, báo cáo ổ dịch chậm hoặc không báo cáo dịch, không lấy mẫu xét nghiệm để xác định týp, chủng vi-rút gây bệnh, không công bố dịch kịp thời và gây khó khăn cho công tác tổ chức phòng chống dịch, không đánh dấu gia súc mắc bệnh theo quy định để quản lý nhằm ngăn chặn hiện tượng bán chạy gia súc mắc bệnh; Tổ chức tiêm phòng vắc-xin nhưng không bảo đảm kỹ thuật và không đạt tỷ lệ tiêm phòng theo quy định nên dịch bệnh dễ xảy ra, đa số các ca bệnh xảy ra ở gia súc chưa được tiêm phòng, vỏ lọ vắc-xin sau khi sử dụng không được thu gom và tiêu hủy theo quy định, lọ vắc-xin tiêm phòng dở chưa hết được chủ gia súc giữ lại để tiêm phòng tiếp đợt sau;

Công tác kiểm dịch động vật nội địa chưa được thực hiện tốt, một số Chi cục Thú y chưa ủy quyền cho Trạm Thú y cấp huyện thực hiện việc kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch, gây khó khăn cho công tác kiểm dịch, nhiều gia súc không rõ nguồn gốc được thu gom từ nhiều địa phương khác và được chủ gia súc hợp thức hóa để vận chuyển đi làm giống, cung cấp cho các dự án xóa đói giảm nghèo; vẫn còn hiện tượng chủ gia súc tự mua thẻ tai, ghi mã số, tự bấm thẻ tai cho trâu bò, làm giả niêm phong phương tiện vận chuyển, tẩy xóa và làm giả giấy chứng nhận kiểm dịch để vận chuyển gia súc đi tiêu thụ; gia súc làm giống, chăn nuôi từ tỉnh khác nhập vào địa phương nhưng không được nuôi cách ly trước khi phát cho các hộ chăn nuôi và làm lây lan dịch bệnh LMLM như một số dự án xóa đói giảm nghèo vừa qua; Công tác tổ chức kiểm tra, giám sát, hướng dẫn việc thực hiện các quy định của pháp luật về thú y tại tuyến cơ sở chưa được chú trọng, không phát hiện kịp thời vi phạm để khắc phục.

Để chấn chỉnh kịp thời những tồn tại, bất cập nêu trên với mục tiêu kiên quyết không để dịch bệnh gia súc, gia cầm phát sinh và lây lan diện rộng, nhất là vào thời điểm trước và sau Tết Nguyên đán như các năm trước đây; Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống bệnh cúm gia cầm đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và lãnh đạo các Bộ, ngành thành viên Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm tập trung triển khai một số nội dung chính.

Theo đó, tổ chức rà soát và kiện toàn Ban chỉ đạo phòng, chống dịch và phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên Ban chỉ đạo trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật; kiện toàn và tăng cường năng lực cơ quan quản lý chuyên ngành thú y từ cấp tỉnh đến cấp huyện theo đúng quy định để thực thi các nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về thú y theo đúng tinh thần của pháp luật thú y; tạo cơ chế, chính sách ưu đãi để thu hút nhân lực có trình độ chuyên môn để làm công tác thú y cơ sở nhằm phát hiện kịp thời, chính xác triệu chứng lâm sàng dịch bệnh động vật tại tuyến cơ sở để báo cáo cho cơ quan chuyên ngành thú y cấp huyện; Khẩn trương tổ chức xây dựng, phê duyệt kế hoạch và bố trí kinh phí để triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm năm 2015 trước ngày 10-1-2015;

Tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh động vật trên địa bàn, nhằm phát hiện và xử lý ngay ổ dịch khi còn ở diện hẹp; thực hiện việc công bố dịch theo đúng quy định của pháp luật thú y để áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch có hiệu quả, không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng; phát động và tổ chức thực hiện “Tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường chăn nuôi” trong toàn quốc đợt 3-2014, bắt đầu từ ngày 20-12-2014 đến 20-1-2015;

Chấn chỉnh ngay công tác tiêm phòng vắc-xin, bảo đảm việc tiêm phòng định kỳ và bổ sung theo đúng quy định, hiệu quả; nghiêm cấm việc cấp khống giấy chứng nhận tiêm phòng; rà soát công tác kiểm dịch động vật nội địa, yêu cầu cơ quan thú y địa phương thực hiện nghiêm túc quy định về kiểm dịch tại nơi xuất phát và nơi đến, tăng cường ủy quyền công tác kiểm dịch nội địa cho Trạm Thú y cấp huyện, đồng thời tổ chức kiểm tra thường xuyên, đột xuất để phát hiện kịp thời những vi phạm, xử lý theo đúng quy định; rà soát, bãi bỏ các trạm, chốt kiểm dịch động vật thành lập không đúng quy định hoặc hoạt động không hiệu quả, gây phiền hà, cản trở tiêu thụ động vật, sản phẩm động vật;

Tổ chức rà soát, chấn chỉnh hoạt động đối với các chương trình, dự án liên quan đến cung cấp gia súc, gia cầm cho người dân trên địa bàn; yêu cầu tuân thủ nghiêm các quy định về chất lượng vật nuôi, quy định về kiểm dịch động vật.

Đối với các tỉnh biên giới, tổ chức ngăn chặn triệt để việc nhập lậu động vật, sản phẩm động vật qua biên giới, nhằm ngăn chặn mầm bệnh cúm gia cầm, LMLM và tai xanh xâm nhiễm vào Việt Nam;

Xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm: Không phát hiện, báo cáo dịch, làm thủ tục công bố dịch kịp thời; không thực hiện việc kiểm dịch theo quy định; làm giả giấy chứng nhận tiêm phòng, giấy chứng nhận kiểm dịch, niêm phong kẹp chì phương tiện vận chuyển; buôn bán động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh, ốm, chết làm phát sinh và lây lan dịch bệnh động vật, không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định tạiNghị định số 119/2013/NĐ-CP ; tổ chức tuyên truyền sâu rộng các nội dung nêu trên cho các tổ chức, cá nhân liên quan; thường xuyên tập huấn nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và kiến thức pháp luật trong công tác thú y cho toàn hệ thống thú y địa phương, đặc biệt là kỹ thuật tiêm phòng vắc xin, quy định phòng, chống dịch, kiểm dịch động vật và các quy định pháp luật khác có liên quan...

Kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Liên kết Website
Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
Chính phủ Nước CHXHCNVN
https://quochoi.vn/
Báo Nhân dân
Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật
Cổng Thông tin điện tử Tỉnh ủy Quảng Trị
Báo Quảng Trị
Đài PT-TH tỉnh
Trang Thông tin điện tử UBND tỉnh
Trang tin điện tử Bộ Nông nghiệp&PTNT
Hội Nông dân Việt Nam
Báo điện tử Dân việt
Sở Nông nghiệp &PTNT
Sở khoa học công nghệ tỉnh Quảng Trị
Sở lao động TB&XH tỉnh Quảng Trị
Cổng thông tin điện tử pháp điển
Thăm dò ý kiến

Bạn nghĩ sao về sự thay đổi giao diện mới của trang web Hội Nông dân Quảng Trị so với phiên bản cũ?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập92
  • Máy chủ tìm kiếm19
  • Khách viếng thăm73
  • Hôm nay14,680
  • Tháng hiện tại307,099
  • Tổng lượt truy cập2,185,477
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây