Thực hiện chương trình chuyển đổi, cải tạo vườn tạp sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao, trong những năm qua, các cấp Hội Nông dân trên địa bàn huyện Triệu Phong đã vận động bà con nông dân chuyển đổi vườn tạp trồng các loại cây kinh tế đem lại nguồn thu nhập cho nhân dân. Từ chủ trương trên, nhiều mô hình kinh tế trong cải tạo vườn tạp được đầu tư xây dựng và mang lại hiệu quả cao, tang thu nhập, giải quyết việc làm cho bà con nông dân. Mô hình trồng Cam, Quýt xã Đoài Ngệ An của ông Nguyễn Hữu Đới thôn Đạo Trung, xã Triệu Trung là mô hình cần được nhân rộng trên địa bàn huyện Triệu Phong.
Ông Nguyễn Hữu Đời đang chăm sóc vườn cam cuả mình
Sau nhiều năm chuyển đổi trồng các loại cây như: Thanh Long, Sabuche, ổi và các loại hoa màu, nhưng mang lại hiệu quả kinh tế thấp. Năm 2019, qua tìm hiểu giống cây cam và quýt xã Đoài ở nông trường cờ Đỏ Nghệ An, ông Nguyễn Hữu Đới đã đưa vào trồng thử nghiêm giống cây này trên diện tích khoảng trên 1000 m2. Sau khoảng thời gian hơn 3 năm dày công chăm bón, đến nay vườn cam, quýt của ông phát triển tốt và đã cho thu hoạch bước đầu, đặc điểm giống cây này phù hợp với vùng đất thấp trũng. Chia sẻ với chúng tôi ông Nguyễn Hữu Đới, thôn Đạo Trung nói: Sau 4 năm trồng, năm thứ 3 đã cho quả và thu hoạch, trong năm 2021 đã thu hoạch mỗi cây từ 40 - 50kg, cho thu khoảng 7 triệu đồng, năm 2022 mở rộng trên diện tích 1.900 m2.
Ông Nguyễn Hữu Đới cho biết: Đối với các loại cây này, khi trồng phải quy hoạch, chia khoảng cách thích hợp để đào hố. Mỗi cây cách nhau khoảng 1,2 m - 1,5m. Sau khi tìm hiểu các loại phân bón từ mô hình canh tác tự nhiên, ông đã chế biến các loại phân bón theo phương thức này để làm phân bón cho cây và thấy hai loại cam và quýt này phù hợp. Nhờ vậy, đặc điểm vườn cam, quýt của ông được sản xuất theo mô hình canh tác tự nhiên, đây là loại cam, quýt sạch, không sử dụng các loại phân bón và hóa chất để chăm bón, phòng từ sâu bệnh. Trong hơn 3 năm trồng cam, quýt xã Đoài Nghệ An, loại cây này phát triển rất tốt, ít sâu bệnh, tỉ lệ chết ít. Năm đầu tiên ra trái bói nhiều, sum suê, da đẹp, vị ngọt thanh, bình quân mỗi cây cho trái từ 40 - 50kg quả, được thương lái mua tại vườn, với giá bán 1kg 25 nghìn đồng, bình quân mỗi cây cho trị giá khoảng 800 nghìn đồng. Trong đó, với giống quýt xanh và quýt đỏ được người tiêu thụ rất ưa chuộng.
Trao đổi với chúng tôi, ông Phan Văn Phụng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Triệu Trung cho biết thêm: Trong chương trình cải tạo vườn tạp, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi trên địa bàn xã Triệu Trung có rất nhiều mô hình được bà con nông dân xây dựng mang lại hiệu quả kinh tế cao và hiện nay mô hình của ông Nguyễn Hữu Đới đã đưa giống cây cam, quýt xã Đoài ở nông trường cờ Đỏ Nghệ An vào để trồng khảo nghiệm, bước đầu cho thu hoạch, mỗi cây 50 kg quả, mang lại hiệu quả cao. Đây là cây trồng mới tại địa bàn Triệu Trung, chúng tôi sẽ tuyên truyền vận động bà con nông dân áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất và triển khai nhân rộng mô hình này trên trên địa bàn của xã nhằm khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của địa phương.
Triệu Phong là vùng đồng bằng diện tích đất canh tác còn rộng lớn, hiệu quả từ mô hình cam, quýt xã Đoài của ông Nguyễn Hữu Đới, trong thời gian tới, các cấp Hội Nông dân không chỉ ở xã Triệu Trung mà toàn huyện Triệu Phong tiếp tục nghiên cứu trồng thử nghiệm các loại cây này, nhằm đem lại hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích và hướng đến xây dựng các vườn cây mang tính hàng hóa cao./.
Lê Cảnh Thu