Nhiều mô hình nông dân làm kinh tế giỏi ở Triệu Phong

Chủ nhật - 27/03/2022 20:38 266 0
Những năm qua, nông dân huyện Triệu Phong đoàn kết, sáng tạo, không ngừng đổi mới trong lao động, sản xuất và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Bằng sự chịu thương, chịu khó của nhiều thế hệ nông dân, giờ đây khắp mọi nơi từ gò đồi, đồng bằng đến vùng cát ven biển, ở đâu trên đất Triệu Phong cũng khởi sắc, đặc biệt là xuất hiện nhiều mô hình, tấm gương nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
Nhiều mô hình nông dân làm kinh tế giỏi ở Triệu Phong

Những năm qua, nông dân huyện Triệu Phong đoàn kết, sáng tạo, không ngừng đổi mới trong lao động, sản xuất và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Bằng sự chịu thương, chịu khó của nhiều thế hệ nông dân, giờ đây khắp mọi nơi từ gò đồi, đồng bằng đến vùng cát ven biển, ở đâu trên đất Triệu Phong cũng khởi sắc, đặc biệt là xuất hiện nhiều mô hình, tấm gương nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Mô hình trồng rau trong nhà lưới của anh Lê Quang Duy ở xã Triệu Đại cho thu nhập cao - Ảnh: N.T

Vùng đồng bằng Triệu Phong chiếm 38,39% diện tích đất tự nhiên của toàn huyện. Đây là vùng phì nhiêu, rất phù hợp để canh tác và đưa các loại cây trồng mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Kế thừa và phát huy nghề nông của cha ông, năm 2020, anh Lê Quang Duy ở thôn Quảng Điền, xã Triệu Đại quyết tâm chuyển đổi diện tích đất vườn 10.500 m2 trước đây trồng những loại hoa màu cho năng suất, chất lượng thấp sang mô hình trồng rau trong nhà lưới. Với cách quy hoạch vườn khá bài bản, anh lựa chọn các giống rau phù hợp với chất đất, khí hậu và đặc biệt là đáp ứng nhu cầu sản phẩm tươi, sạch của thị trường như ngò, xà lách, các loại rau thơm...

Bên cạnh đó, anh dành riêng 5 sào đất để trồng hoa bán vào các dịp lễ, tết. Bình quân mỗi năm, rau sạch của gia đình anh cho thu nhập khoảng 20 triệu đồng/sào; đối với loại hoa trồng bán trong dịp tết thu nhập khoảng 30 triệu đồng/5 sào; tổng thu nhập từ mô hình mỗi năm khoảng trên 220 triệu đồng. Anh Duy chia sẻ: “Nắm bắt nhu cầu của thị trường, đặc biệt là nguồn rau sạch nên tôi xây dựng mô hình trồng rau trong nhà lưới. Rau của gia đình tôi đều sử dụng các loại phân hữu cơ, thân thiện với môi trường, áp dụng đúng các quy trình kỹ thuật trong chăm sóc nên sản phẩm được tiêu thụ với số lượng lớn, đem lại nguồn thu nhập cao cho gia đình. Trong thời gian tới, rất mong các cấp hội nông dân quan tâm hỗ trợ vay vốn ưu đãi để gia đình tôi có điều kiện mở rộng mô hình, xây dựng thương hiệu rau sạch cho địa phương”.

Vùng gò đồi chiếm trên 51% diện tích đất tự nhiên của huyện gồm các xã Triệu Thượng, Triệu Ái và một phần của xã Triệu Giang. Đây là nơi phát triển các loại cây công nghiệp, cây lấy gỗ kết hợp trồng cây hoa màu, cây lương thực và phát triển kinh tế trang trại. Hưởng ứng chủ trương chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp, hiệu quả, nhiều nông dân vùng này đã xây dựng các mô hình kinh tế mới mang lại thu nhập cao. Tiêu biểu như mô hình tổng hợp của ông Nguyễn Hoàng Kim ở thôn Nhan Biều, xã Triệu Thượng. Với diện tích 3,5 ha đất vùng gò đồi, ông Kim xây dựng vườn thửa theo từng loại cây, con có giá trị gồm: 8 sào cam Vân Du (giống Nghệ An) với tổng số 150 cây, 2 ha cao su, 1 ha rừng và xây dựng chuồng trại nuôi lợn, gà.

Sau khoảng 3 năm dày công chăm sóc, đến nay vườn cam của gia đình ông phát triển xanh tốt và đã cho thu hoạch vụ đầu tiên, cây ra bói trái nhiều, đẹp, nhiều nước và rất ngọt. Mỗi cây cho khoảng 30 kg quả, giá bán 25 nghìn đồng/kg. Đối với lợn, mỗi năm gia đình ông xuất chuồng 3 lứa, mỗi lứa trên 30 con, gà mỗi năm bán 3 lứa với tổng số trên 400 con; cao su thời gian gần đây giá ổn định, cho thu nhập mỗi ngày 300 - 500 nghìn đồng. Tổng hợp mô hình của gia đình ông mỗi năm thu nhập khoảng 250 - 300 triệu đồng. Ông Kim chia sẻ: “Nhờ chuyển đổi cây trồng phù hợp nên gia đình tôi đã tăng thu nhập trên cùng đơn vị diện tích mà trước đây trồng sắn, chuối, hoa màu không mấy hiệu quả. Thời gian tới, chúng tôi duy trì và mở rộng mô hình để kinh tế gia đình ngày càng phát triển hơn”.

Tại các xã vùng cát của huyện như Triệu Lăng, Triệu Vân, Triệu An, Triệu Trạch, Triệu Sơn, nhiều nông dân đã mạnh dạn liên kết với các doanh nghiệp để xây dựng mô hình liên kết trong làm ăn, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm. Tiêu biểu như mô hình chăn nuôi của nông dân Lê Đình Vững ở thôn Đồng Tâm, xã Triệu Trạch. Nhận thấy vùng cát xa khu dân cư rất thuận lợi để xây dựng mô hình trang trại, sau khi được chính quyền chấp thuận, năm 2017 anh đã liên kết với Công ty Cổ phần Việt Nam xây dựng mô hình trang trại chăn nuôi trên diện tích 3 ha. Bước đầu anh chỉ liên kết chăn nuôi lợn, sau nhiều năm thấy hiệu quả mang lại khá cao, anh tiếp tục đầu tư chuồng trại, mở rộng liên kết chăn nuôi thêm gà. Bình quân mỗi năm, gia đình anh xuất chuồng khoảng 4 lứa gà với khoảng 48 nghìn con và lợn khoảng 3 nghìn con, cho lợi nhuận 1,8 tỉ đồng. Với những nỗ lực không ngừng trong làm ăn, anh Lê Đình Vững vinh dự thay mặt các hộ sản xuất, kinh doanh giỏi toàn tỉnh dự hội nghị biểu dương gương điển hình tiêu biểu toàn quốc năm 2021 tại Hà Nội.

Nhờ tích cực áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất nên nông dân trên địa bàn huyện Triệu Phong ngày càng làm ăn hiệu quả. Các mô hình gia trại, trang trại đang từng bước được đầu tư phát triển cả về quy mô, số lượng, chất lượng và đa dạng đối tượng con nuôi góp phần duy trì sự ổn định của đàn gia súc, gia cầm. Hội nông dân các cấp ở huyện còn đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên nông dân xây dựng và phát triển các loại hình kinh tế tập thể phù hợp với từng địa bàn, từng ngành nghề và trình độ phát triển ở cơ sở. Đến nay, toàn huyện có 85 hợp tác xã (HTX) kinh doanh dịch vụ trong lĩnh vực sản xuất nông - ngư nghiệp, 61 tổ hợp tác; giám đốc HTX và tổ trưởng tổ hợp tác là hội viên nông dân chiếm trên 95%.

Đặc biệt, năm 2021 huyện đã tổ chức thành lập 1 chi hội nghề nghiệp và 5 tổ hội nghề nghiệp. Đến nay toàn huyện có 3 chi hội nghề nghiệp và 13 tổ hội nghề nghiệp đang hoạt động tích cực, hiệu quả. Năm 2021 toàn huyện có 8.532 hộ nông dân đăng ký sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp theo tiêu chí mới, trong đó có 4.806 hộ nông dân đạt sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp (14 hộ đạt cấp trung ương; 146 hộ đạt cấp tỉnh; 928 hộ đạt cấp huyện, còn lại đạt cấp xã).

Chủ tịch Hội Nông dân huyện Triệu Phong Phạm Xuân Hiệp cho biết: “Hiện nay, có nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện hình thành nhiều mô hình kinh tế mang lại thu nhập cao, góp phần giải quyết việc làm cho nông dân. Thời gian tới, hội tiếp tục tạo điều kiện cho nông dân khai thác tốt tiềm năng vùng, miền, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào xây dựng các mô hình chăn nuôi, trồng trọt. Phối hợp với các ngành chức năng mở các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân. Tín chấp vay vốn để nông dân tiếp cận nguồn vốn ưu đãi phát triển kinh tế. Qua đó, đưa đời sống của nông dân ngày càng đi lên, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh”.

Ngọc Trang

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Liên kết Website
Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
Chính phủ Nước CHXHCNVN
https://quochoi.vn/
Báo Nhân dân
Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật
Cổng Thông tin điện tử Tỉnh ủy Quảng Trị
Báo Quảng Trị
Đài PT-TH tỉnh
Trang Thông tin điện tử UBND tỉnh
Trang tin điện tử Bộ Nông nghiệp&PTNT
Hội Nông dân Việt Nam
Báo điện tử Dân việt
Sở Nông nghiệp &PTNT
Sở khoa học công nghệ tỉnh Quảng Trị
Sở lao động TB&XH tỉnh Quảng Trị
Cổng thông tin điện tử pháp điển
Thăm dò ý kiến

Bạn nghĩ sao về sự thay đổi giao diện mới của trang web Hội Nông dân Quảng Trị so với phiên bản cũ?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập72
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm65
  • Hôm nay17,444
  • Tháng hiện tại185,110
  • Tổng lượt truy cập2,677,921
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây