Nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát đảm bảo an toàn thực phẩm

Chủ nhật - 06/03/2022 22:18 187 0
Thực hiện chủ trương chú trọng khai thác tiềm năng, lợi thế kinh tế biển và vùng cát của huyện Gio Linh, trong những năm qua, nông dân ở các xã biển đã đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản đã và đang mở ra triển vọng mới, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống của người dân.
Nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát đảm bảo an toàn thực phẩm

Thực hiện chủ trương chú trọng khai thác tiềm năng, lợi thế kinh tế biển và vùng cát của huyện Gio Linh, trong những năm qua, nông dân ở các xã biển đã đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản đã và đang mở ra triển vọng mới, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống của người dân.




Mô hình nuôi tôm hai giai đoạn của hộ anh Trần Viết Quang

Năm 2007, anh Trần Viết Quang, hội viên nông dân chi Hội Nam Sơn, xã Trung Giang đã mạnh dạn vay vốn 1 tỷ đồng qua Ngân hàng Nông nghiệp &PTNT đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng theo hình thức quảng canh, truyền thống nhỏ lẻ với 02 ao tôm, diện tích mặt nước 8000m2, mỗi năm nuôi 02 vụ, số lượng tôm giống thả khoảng 50 vạn con/vụ, sản lượng đạt 6 - 7 tấn/vụ.

Qua thời gian nuôi, anh Quang có thêm kinh nghiệm, cùng với kiến thức sau khi tham gia các lớp tập huấn của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm Khuyến nông tỉnh, Tập đoàn thủy sản Bồ Đề, Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam được hỗ trợ về kỹ thuật nuôi, cung cấp giống, thức ăn, men vi sinh xử lý môi trường và bao tiêu sản phẩm cho nông dân nuôi tôm thẻ chân trắng 2 giai đoạn theo quy trình chuẩn, gia đình anh Trần Viết Quang mở rộng quy mô đầu tư với diện tích 2 ha, vay vốn Ngân hàng Nông nghiệp &PTNT lên 5 tỷ đồng với số lượng nuôi lên 6 triệu con giống/vụ, đạt sản lượng 100 tấn/vụ, theo giá bán tôm thương phẩm tại ao hiện nay khoảng 150.000 - 180.000đ/kg đạt doanh thu từ 12 - 15 tỷ đồng/vụ. Sau khi trừ các khoản chi phí nuôi trồng, hao hụt về con giống, cho lợi nhuận từ 2 - 2,2 tỷ đồng/vụ.

Chia sẻ về tính ưu việt của nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát hai giai đoạn theo hình thức thâm canh, anh Quang cho biết: ở giai đoạn đầu là quá trình ương: tôm giống được thả vào ao ương có diện tích nhỏ để dễ theo dõi quá trình phát triển của tôm, những biến động của thời tiết, xử lý nguồn nước trong giống ao ương. Giai đoạn 2 là sau khi tôm được 30 - 40 ngày tuổi sẽ tiến hành san qua ao nuôi thông qua hệ thống ống xả và nuôi cho đến khi tôm đạt trọng lượng thương phẩm khoảng 100 – 120 ngày. Với hình thức nuôi này, tỷ lệ tôm giống sống cao, sức đề kháng mạnh hơn, rút ngắn thời gian nuôi, giảm chi phí đến mức tối đa, kéo dài tuổi thọ của ao nuôi từ 10 – 15 năm, quản lý chặt chẽ về sức khỏe, dịch bệnh trong quá trình phát triển của tôm, mật độ nuôi đảm bảo.

Đặc biệt, nuôi tôm theo quy trình chuẩn, trong quá trình nuôi, hộ nuôi cam kết với các Công ty, tập đoàn thực hiện việc ghi nhật ký, hồ sơ đầy đủ, chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, thân thiện với môi trường, đảm bảo không sử dụng hóa chất, thuốc kháng sinh độc hại làm cơ sở cho việc test sản phẩm và truy xuất nguồn gốc sau thu hoạch tôm. Vì vậy, đã tạo được sự liên kết giữa các “Nhà” trong phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững, sự an toàn, ổn định cần thiết về đầu ra cho sản phẩm, đem lại niềmphấn khởi, nguồn thu nhập khá cao cho người dân.

Từ hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng, anh Trần Viết Quang tiếp tục mở rộng hướng đầu tư ra vùng cát ven biển của xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh với diện tích 02 ha để nuôi tôm theo hình thức ký hợp đồng thuê đất để nuôi trồng thủy sản.

Bên cạnh làm kinh tế giỏi, gia đình anh Quang còn tiên phong, tham gia tích cực các hoạt động ở địa phương, năm 2020, anh cùng các hộ nuôi tôm ở thôn Nam Sơn và các hộ sản xuất, kinh doanh giỏi đóng góp 450 triệu đồng hỗ trợ cho các hộ dân bị thiệt hại nặng trong trận lũ lụt lịch sử ở tỉnh Quảng Trị và tỉnh Quảng Bình. Năm 2021, ảnh hưởng bởi đại dịch covid-19, gia đình anh Quang và nhiều hộ dân ở địa phương tiếp tục đóng góp các sản phẩm nông sản, nhu yếu phẩm, tiền mặt với hơn 100 triệu đồng để ủng hộ người dân ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam.

Anh Bùi Quang Miêng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Trung Giang cho biết, toàn xã Trung Giang hiện có 45 hộ nuôi trồng thủy sản, trong đó, nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng liên kết với các công ty, tập đoàn bao tiêu sản phẩm tập trung ở thôn Nam Sơn với 10 hộ nông dân tham gia. Anh Trần Viết Quang là hội viên nông dân có thâm niên nuôi tôm khá lâu năm ở địa phương, mô hình của gia đình anh mang lại hiệu quả kinh tế cao./.

Ngọc Nhân

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Liên kết Website
Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
Chính phủ Nước CHXHCNVN
https://quochoi.vn/
Báo Nhân dân
Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật
Cổng Thông tin điện tử Tỉnh ủy Quảng Trị
Báo Quảng Trị
Đài PT-TH tỉnh
Trang Thông tin điện tử UBND tỉnh
Trang tin điện tử Bộ Nông nghiệp&PTNT
Hội Nông dân Việt Nam
Báo điện tử Dân việt
Sở Nông nghiệp &PTNT
Sở khoa học công nghệ tỉnh Quảng Trị
Sở lao động TB&XH tỉnh Quảng Trị
Cổng thông tin điện tử pháp điển
Thăm dò ý kiến

Bạn nghĩ sao về sự thay đổi giao diện mới của trang web Hội Nông dân Quảng Trị so với phiên bản cũ?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập59
  • Máy chủ tìm kiếm24
  • Khách viếng thăm35
  • Hôm nay16,283
  • Tháng hiện tại419,247
  • Tổng lượt truy cập2,912,058
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây