Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm Tết Nguyên đán Đinh Dậu và mùa Lễ hội Xuân 2017

Thứ sáu - 13/01/2017 03:18 64 0
Tết Nguyên đán Đinh Dậu và Lễ hội Xuân 2017 đang đến gần, đây là thời điểm lượng tiêu thụ thực phẩm tăng mạnh nhất trong năm, đặc biệt là các mặt hàng như thịt, cá, trứng, bánh mứt kẹo, rượu bia nước giải khát, các loại hạt có dầu… Bên cạnh đó, thời gian nghỉ Tết kéo dài, do đó nhu cầu sử dụng các dịch vụ ăn uống phục vụ liên hoan, tổng kết, phục vụ mùa lễ hội, du lịch đầu năm cũng tăng cao, kèm theo nguy cơ về mất an toàn vệ sinh thực phẩm, thực phẩm kém chất lượng, ngộ độc thực phẩm hàng loạt...

Tết Nguyên đán Đinh Dậu và Lễ hội Xuân 2017 đang đến gần, đây là thời điểm lượng tiêu thụ thực phẩm tăng mạnh nhất trong năm, đặc biệt là các mặt hàng như thịt, cá, trứng, bánh mứt kẹo, rượu bia nước giải khát, các loại hạt có dầu… Bên cạnh đó, thời gian nghỉ Tết kéo dài, do đó nhu cầu sử dụng các dịch vụ ăn uống phục vụ liên hoan, tổng kết, phục vụ mùa lễ hội, du lịch đầu năm cũng tăng cao, kèm theo nguy cơ về mất an toàn vệ sinh thực phẩm, thực phẩm kém chất lượng, ngộ độc thực phẩm hàng loạt...


Ảnh minh họa

Để đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu và Lễ hội Xuân 2017 phục vụ nhân dân đón Tết, vui Xuân an toàn, bảo đảm sức khỏe, đồng thời ổn định sản xuất, kinh doanh, phát triển và cạnh tranh lành mạnh của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, xuất nhập khẩu thực phẩm. Cán bộ, hội viên nông dân, cần lưu ý những điều sau:

- Chọn mua thực phẩm ở các cửa hàng uy tín, chất lượng đảm bảo có thương hiệu, sản phẩm đã được kiểm soát và chứng nhận an toàn thực phẩm để tránh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.

- Khi chọn mua thực phẩm, nên chọn mua loại thực phẩm an toàn. Chọn các loại rau quả tươi, giữ nguyên trạng thái tự nhiên, không dập nát, không có mùi lạ. Chọn các loại phủ tạng, thịt và thủy sản còn tươi, thịt đã qua kiểm dịch thú y, chọn cá đang sống hay vừa mới chết, đặc biệt lưu ý đến cá ngừ. Các thực phẩm đóng hộp, đóng gói sẵn phải có nhãn ghi đầy đủ nội dung. Không sử dụng các thực phẩm khô, đã bị mốc, đặc biệt là ngũ cốc, hạt có dầu có chứa độc tố vì nấm rất nguy hiểm. Không dùng thực phẩm còn nghi ngờ, chưa biết rõ nguồn gốc.

- Không nên mua trữ quá nhiều trong những ngày Tết để tránh tình trạng thực phẩm để lâu dễ bị ôi thiu nếu bảo quản không đúng cách.

- Nên nấu với số lượng vừa phải để không hâm đi, hâm lại nhiều lần sẽ giảm chất lượng và không bảo đảm hoàn toàn yêu cầu về vệ sinh.

- Sử dụng nước sạch, dụng cụ sạch để chế biến, nấu nướng, lưu trữ, bảo quản thức ăn. Chú ý vệ sinh cá nhân (cắt ngắn móng tay, rửa tay sạch bằng xà phòng và nước sạch trước khi ăn và chế biến thực phẩm. Đặc biệt là sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với các nguồn ô nhiễm khác). Đôi tay bẩn chính là “thủ phạm” đầu tiên khiến bạn bị ngộ độc thực phẩm vì nó chứa rất nhiều vi khuẩn.

- Dao, thớt cũng là nguyên nhân được biết đến với thủ phạm gây ngộ độc thực phẩm. Do đó khi dao, thớt đã thái đồ sống tuyệt đối không dùng thái đồ chín cho dù đã được bạn rửa sạch.

- Không nên ăn quá nhiều thức ăn, nhất là những loại thức ăn có dầu mỡ vì các thực phẩm này dễ tích tụ năng lượng dư thừa gây tăng cân và béo phì. Những người có bệnh nào đó cần được cán bộ y tế tư vấn về chế độ ăn uống thích hợp. Kết hợp ăn uống hợp lý với vận động, tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên, ngay cả trong những ngày Tết.

- Không nên uống rượu quá nhiều trong những ngày Tết để vừa bảo đảm sức khỏe, vừa bảo đảm về an toàn giao thông. Chú ý trong việc chọn loại rượu để sử dụng (rượu đã đăng ký và được chứng nhận chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm).

Khẩu hiệu đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
Tết Nguyên đán Đinh Dậu và Mùa lễ hội Xuân 2017:

1. Nhiệt liệt hưởng ứng đợt triển khai công tác tuyên truyền bảo đảm An toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Đinh Dậu và mùa Lễ hội Xuân 2017.

2. Bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm vừa là trách nhiệm vừa là quyền lợi của doanh nghiệp.

3. Vì sức khỏe và phát triển bền vững, hãy sản xuất ra những sản phẩm thực phẩm chất lượng, an toàn.

4. Để bảo vệ sức khỏe của bạn hãy lựa chọn, chế biến và tiêu dùng thực phẩm an toàn.

5. Lãnh đạo chính quyền các cấp, người đứng đầu các tổ chức, cơ quan hãy nêu cao vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

6. Không sử dụng phẩm màu độc hại, các chất phụ gia, hóa chất ngoài danh mục cho phép trong sản xuất, chế biến thực phẩm.

7. Mỗi người tiêu dùng hãy là một giám sát viên, đấu tranh với các hành vi vi phạm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.

8. Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm mùa lễ hội là trách nhiệm của chính quyền các cấp.

9. Hiểu và thực hiện đúng Luật An toàn thực phẩm là trách nhiệm và lợi ích của doanh nghiệp và cộng đồng.

10. Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trong mùa lễ hội là trách nhiệm của Ban quản lý các khu du lịch, các Lễ hội.

11. Không lạm dụng rượu, bia để Tết Đinh Dậu an toàn, vui vẻ.

12. Không uống rượu khi: không biết đó là rượu gì, rượu không có nguồn gốc, rượu không công bố tiêu chuẩn chất lượng

Ban biên tập

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Liên kết Website
Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
Chính phủ Nước CHXHCNVN
https://quochoi.vn/
Báo Nhân dân
Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật
Cổng Thông tin điện tử Tỉnh ủy Quảng Trị
Báo Quảng Trị
Đài PT-TH tỉnh
Trang Thông tin điện tử UBND tỉnh
Trang tin điện tử Bộ Nông nghiệp&PTNT
Hội Nông dân Việt Nam
Báo điện tử Dân việt
Sở Nông nghiệp &PTNT
Sở khoa học công nghệ tỉnh Quảng Trị
Sở lao động TB&XH tỉnh Quảng Trị
Cổng thông tin điện tử pháp điển
Thăm dò ý kiến

Bạn nghĩ sao về sự thay đổi giao diện mới của trang web Hội Nông dân Quảng Trị so với phiên bản cũ?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập78
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm70
  • Hôm nay14,321
  • Tháng hiện tại141,989
  • Tổng lượt truy cập2,572,263
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây