Việt Nam là quốc gia ven Biển Đông, có bờ biển dài khoảng 3.260 km từ Bắc xuống Nam, có vùng biển rộng với hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Âu tàu trên Đảo Cồn Cỏ
Hoàng Sa và Trường Sa, nơi ghi dấu hồn thiêng đất Việt, triều đình nhà Nguyễn thế kỷ 17-18 đã có các châu bản của vua là cơ sở pháp lý khảng định chủ quyền đối với hai quần đảo, hàng năm cử các đội Hoàng Sa kiêm đội quân Bắc Hải ra hai quần đảo khai thác tài nguyên sản vật trên biển, đo đạc vẽ bản đồ, dựng bia lập miếu, trồng cây, cứu trợ các tàu nước ngoài gặp nạn. Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo cũng đã được thừa nhận tại Hội nghị San Francisco tháng 9/1951, sau khi ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 Pháp chuyển giao hai quần đảo cho chính quyền Sài Gòn chiếm hữu và thực thi chủ quyền, sau năm 1975 nước Việt Nam thống nhất Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quản lý các đảo ở Trường Sa và liên tiếp khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa.
Nông dân hướng về Biển Đông
Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã bị Trung Quốc đánh chiếm bằng bằng vũ lực vào các năm 1956 và 1974, một số bãi ngầm của quần đảo Trường Sa bị Trung Quốc đánh chiếm bằng vũ lực vào năm 1988. Quần đảo Trường Sa đang là đối tượng tranh chấp giữa 5 nước, 6 bên ( gồm Trung Quốc, Việt Nam, Phi-lip-pin, Ma-lai-xia, Bru-nây và một bên là Đài Loan). Tranh chấp ở Biển Đông rất phức tạp Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và các lợi ích trên biển của mình, kiên trì chủ trương giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp Quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Nguyễn Đán