Trồng đậu xanh trên đất lúa không chủ động nước tưới giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu

Thứ năm - 18/07/2019 22:19 213 0
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, đặc biệt tình trạng thiếu nước tưới đang ngày càng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp, tác động không nhỏ đến sự phát triển của cây trồng. Vì vậy, việc chuyển những diện tích đất không chủ động nước tưới sang cây trồng cạn có giá trị kinh tế, có thể nói là giải pháp hợp lý tránh tình trạng bỏ phí đất sản xuất hoặc canh tác kém hiệu quả. Tại hợp tác xã Thượng Phước, xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị nhiều nông dân đã chủ động mở rộng diện tích trồng đậu xanh trên đất lúa thiếu nước trong vụ Hè Thu, với hình thức sản xuất một vụ lúa - một vụ đậu xanh.
Trồng đậu xanh trên đất lúa không chủ động nước tưới giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, đặc biệt tình trạng thiếu nước tưới đang ngày càng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp, tác động không nhỏ đến sự phát triển của cây trồng. Vì vậy, việc chuyển những diện tích đất không chủ động nước tưới sang cây trồng cạn có giá trị kinh tế, có thể nói là giải pháp hợp lý tránh tình trạng bỏ phí đất sản xuất hoặc canh tác kém hiệu quả. Tại hợp tác xã Thượng Phước, xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị nhiều nông dân đã chủ động mở rộng diện tích trồng đậu xanh trên đất lúa thiếu nước trong vụ Hè Thu, với hình thức sản xuất một vụ lúa - một vụ đậu xanh.




Vườn đậu xanh của gia đình ông Lê Văn Phố ở thôn Thượng Phước, xã Triệu Thượng


Vì thiếu nguồn nước tưới, những năm trở về trước gia đình ông Lê Văn Phố ở thôn Thượng Phước, xã Triệu Thượng sau khi thu hoạch xong lúa Đông Xuân thì diện tích đất thường bỏ hoang, đến khi quay lại vụ sản xuất vụ mới phải mất rất nhiều công lao động để làm vệ sinh đồng ruộng. Thực hiện việc chuyển đổi tái cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp, sau khi tìm hiểu thông tin biết được trên chân đất này có thể trồng được đậu xanh. Được tham gia các lớp tập huấn chuyển đổi cây trồng cạn trên đất lúa thiếu nước, nhờ sự hướng dẫn nhiệt tình về kỹ thuật của cán bộ phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trạm Khuyến nông huyện Triệu Phong. Vụ Hè Thu năm nay ông Phố đã mạnh dạn chuyển đổi 7 sào đất trồng lúa không chủ động nước tưới sang trồng đậu xanh. Giống đậu xanh ông đưa vào trồng là DX208, đây là loại giống đã được các đơn vị chuyển giao trên địa bàn tỉnh khảo nghiệm cho thấy hiệu quả năng suất, chất lượng cao, giống chín sớm, sinh trưởng khỏe, ra hoa tập trung theo lứa, sai trái, khi chín không bị tách quả.

Ông Phố cho biết trồng cây đậu xanh ngoài việc tiết kiệm nguồn nước tưới, đây còn là giải pháp quan trọng để ứng phó với tình hình hạn hán, đảm bảo nguồn thu nhập ổn định cho gia đình ông. “Chỉ sau 2 tháng xuống giống, cây đậu xanh sẽ cho thu hoạch, sau khi thu hoạch lứa đầu tiên tôi tiếp tục chăm sóc thì cây ra hoa, cho quả lần 2, năng suất bình quân khoảng 50kg/1sào. Trồng đậu xanh không mấy vất vả mà bán sản phẩm cũng thuận lợi, thương lái tìm vào tận nhà thu mua. Nhờ trồng đậu xanh, gia đình tôi cũng như nhiều hộ dân trong vùng có thêm nguồn thu nhập để trang trải cuộc sống. Năm trước thì giá đậu xanh 20.000/1kg, năm nay được giá hơn 26.000/1kg, tôi thấy rất phấn khởi”, ông Phố nói.

Thực hiện việc chuyển đổi tái cơ cấu cây trồng vật nuôi, vụ Hè Thu và Thu Đông 2019 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị đã xây dựng kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, với diện tích chuyển đổi hơn 600 ha đất lúa thiếu nước sang các hình thức sản xuất và cây trồng khác. Việc chuyển đổi cây trồng này không những mang lại hiệu quả cao về kinh tế mà còn đạt nhiều hiệu quả xã hội như tiết kiệm nước tưới từ 75 đến 80% so trồng lúa, chống hoang hóa đất nông nghiệp do bỏ vụ, tăng độ phì cho đất, hạn chế dịch hại, ít sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Thực tế những năm qua, sản xuất ở địa phương khi hạn hán diễn ra nhiều diện tích cây trồng bị thiếu nguồn nước tưới dẫn đến tình trạng mất mùa, nông dân vừa mất công chăm bón, vừa mất chi phí đầu tư. Trong khi đó, nếu thực hiện chuyển đổi cây trồng phù hợp sẽ giúp người dân chủ động và an toàn trong sản xuất, hiệu quả kinh tế cao hơn trong điều kiện thiếu nước tưới. Ngoài việc tăng hiệu quả kinh tế, các mô hình chuyển đổi cây trồng cạn còn có thu nhập ổn định hơn, kể cả trong điều kiện khô hạn kéo dài.

Trao đổi với chúng tôi anh Trần Trọng Nghĩa - Phó Giám đốc HTX Thượng Phước, xã Triệu Thượng cho biết, để thích nghi với biến đổi khí hậu những năm trở lại đây HTX Thượng Phước đã chủ động và khuyến khích người dân khai thác diện tích đất ruộng kém hiệu quả để chuyển đổi qua cây trồng cạn. Đưa những giống cây trồng có giá trị kinh tế vào thay thế, trong đó cây đậu xanh đã trở thành loại cây chủ lực để chuyển đổi trên địa bàn. “Vụ Hè Thu 2019 tại HTX Thượng Phước chúng tôi có trên 30 hộ tham gia chuyển đổi với diện tích trên 5 ha, hiện tại còn khoảng còn khoảng 2 ha đất chưa chuyển đổi. Trong thời gian tới, bằng nguồn hỗ trợ của cấp trên cũng như nội lực của HTX, chúng tôi sẽ cùng với bà con tiếp tục nhân rộng mô hình này, để giải quyết công ăn việc làm cho bà con, hạn chế ruộng bỏ hoang hàng năm, nâng cao nguồn thu nhập cho nông dân”, anh Nghĩa cho hay.

Chủ tịch UBND xã Triệu Thượng ông Lê Ngọc Dũng cho biết: thực hiện chủ trương chỉ đạo của ngành nông nghiệp về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, chuyển đổi các diện tích đất lúa thiếu nước, sản xuất bấp bênh sang cây trồng cạn nhằm khắc phục tình trạng thiếu nước sản xuất. Thời gian qua, UBND xã Triệu Thượng đã tích cực chỉ đạo các hợp tác xã, hướng dẫn nông dân ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp. “Vụ Hè Thu 2019, toàn xã Triệu Thượng gieo trồng được 74,25 ha cây đậu xanh, trong đó có 11,05 ha được chuyển đổi từ ruộng lúa kém hiệu quả. Với chủ trương, giải pháp khắc phục diện tích đất nông nghiệp thiếu nước ở xã Triệu Thượng, đã tạo điều kiện cho người dân phát huy nội lực để phát triển kinh tế hiệu quả hơn. Việc phát triển những loại cây trồng cạn, điển hình như cây đậu xanh sẽ tạo điều kiện cho việc tái cơ cấu nền nông nghiệp toàn diện, bền vững hơn”, ông Dũng nói.

Để ứng phó với hạn hán, việc lựa chọn giống cây trồng cạn phù hợp để chuyển đổi là rất cần thiết, tránh tình trạng bỏ phí đất sản xuất hoặc canh tác kém hiệu quả. Với những kết quả bước đầu mang lại của mô hình trồng đậu xanh trên đất lúa thiếu nước này, chúng ta có thể tin tưởng rằng việc thực hiện chuyển đổi một vụ lúa một vụ đậu xanh càng ngày được nhân rộng, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho bà con nông dân vùng gò đồi Triệu Thượng.

Phan Việt Toàn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Liên kết Website
Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
Chính phủ Nước CHXHCNVN
https://quochoi.vn/
Báo Nhân dân
Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật
Cổng Thông tin điện tử Tỉnh ủy Quảng Trị
Báo Quảng Trị
Đài PT-TH tỉnh
Trang Thông tin điện tử UBND tỉnh
Trang tin điện tử Bộ Nông nghiệp&PTNT
Hội Nông dân Việt Nam
Báo điện tử Dân việt
Sở Nông nghiệp &PTNT
Sở khoa học công nghệ tỉnh Quảng Trị
Sở lao động TB&XH tỉnh Quảng Trị
Cổng thông tin điện tử pháp điển
Thăm dò ý kiến

Bạn nghĩ sao về sự thay đổi giao diện mới của trang web Hội Nông dân Quảng Trị so với phiên bản cũ?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập47
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm40
  • Hôm nay9,579
  • Tháng hiện tại152,556
  • Tổng lượt truy cập2,294,852
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây