Chuyển đổi mô hình kinh tế bù đắp thiệt hại do dịch tả lợn Châu Phi

Thứ tư - 11/09/2019 21:44 207 0
Để bù đắp thiệt hại do ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu Phi gây ra, huyện Hải Lăng tập trung chỉ đạo các ngành, đoàn thể, địa phương tích cực triển khai các giải pháp, trong đó Hội Nông dân giữ vai trò đi đầu trong tuyên truyền, vận động hội viên chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
Chuyển đổi mô hình kinh tế bù đắp thiệt hại do dịch tả lợn Châu Phi

Để bù đắp thiệt hại do ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu Phi gây ra, huyện Hải Lăng tập trung chỉ đạo các ngành, đoàn thể, địa phương tích cực triển khai các giải pháp, trong đó Hội Nông dân giữ vai trò đi đầu trong tuyên truyền, vận động hội viên chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

Người dân thôn Trà Lộc, xã Hải Xuân chuyển qua nuôi ngan để có thêm thu nhập trong lúc chăn nuôi lợn đang gặp khó khăn​

Gia đình ông Lê Quang Xự ở thôn Trà Lộc, xã Hải Xuân trước đây là một trong những hộ nuôi lợn quy mô lớn. Trung bình mỗi lứa gia đình ông nuôi 100 lợn thịt và trên 10 lợn nái. Trong đợt dịch tả lợn Châu Phi vừa qua, gia đình ông là một trong nhiều hộ dân bị thiệt hại lớn bởi dịch bệnh với tổng số lợn bị tiêu hủy là 3,8 tấn. Vẫn còn tiếc nuối bởi tài sản lớn của gia đình bỗng mất đi một cách chóng vánh, tuy vậy sau đó ông đã nhanh chóng vệ sinh chuồng trại, tận dụng dãy chuồng lợn và cải tạo chuồng trại chuyển đổi sang nuôi ngan. Ông Xự cho hay: “Sau khi bị thiệt hại bởi dịch bệnh, gia đình tôi gặp rất nhiều khó khăn, thu nhập chính của gia đình từ việc nuôi lợn không còn. Tuy nhiên, nhờ sự vận động của cán bộ Hội Nông dân xã, cảm thấy hợp lí nên tôi chuyển đổi qua nuôi ngan. Hiện nay tôi đã đưa về 300 con ngan và sẽ tiếp tục nuôi gối thêm mỗi tháng 100 con để có nguồn thu nhập. Tôi cũng mong muốn nhà nước hỗ trợ nguồn vốn và kĩ thuật để người dân khôi phục, chuyển đổi sản xuất được nhanh chóng và hiệu quả hơn”.

Đồng cảnh ngộ với hộ ông Xự, dịch tả lợn Châu Phi xảy ra đã ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu nhập của gần 3.000 hộ chăn nuôi ở huyện Hải Lăng. Trước tình hình đó, huyện đã ban hành chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp bù đắp giá trị thiếu hụt do ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu Phi gây ra, đồng thời chỉ đạo các ngành, đoàn thể, địa phương tích cực triển khai các giải pháp khắc phục khó khăn, chuyển đổi mô hình sản xuất một cách quyết liệt. Riêng đối với Hội Nông dân huyện, ngoài việc vận động các hộ nông dân chuyển đổi cây trồng, vật nuôi theo chính sách của huyện thì hội đã chủ động bố trí các nguồn vốn từ Quỹ hỗ trợ nông dân, Quỹ giải quyết việc làm để tạo điều kiện cho hội viên phát triển các mô hình kinh tế khác.

Tại xã Hải Trường, công tác vận động hội viên chuyển đổi mô hình được Hội Nông dân xã triển khai tích cực. Bước đầu đã có một số hội viên chuyển đổi sang nuôi gia cầm, thủy cầm và thỏ. Riêng chị Trần Thị Lan, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hải Trường đã đi đầu trong việc nuôi thỏ với số lượng lớn. Chị Lan cho biết: “Sau khi được Huyện hội cho đi tham quan mô hình nuôi thỏ ở một số địa phương để về vận động hội viên xây dựng mô hình, tôi thấy đây là mô hình chăn nuôi phù hợp với địa bàn xã Hải Trường. Do là mô hình còn mới nên bước đầu chưa có hộ nào thực hiện nên tôi đã mạnh dạn đầu tư khoảng 60 triệu đồng xây dựng chuồng trại và mua thỏ giống về nuôi. Đến nay, sau 3 tháng nuôi tôi đã xuất bán được một ít. Quá trình nuôi, tôi thấy mô hình nuôi thỏ đạt hiệu quả cao, đầu ra ổn định. Bước đầu mỗi lứa tôi nuôi khoảng 150 con. Nếu đầu ra được mở rộng hơn, thời gian tới tôi sẽ tăng số lượng lên và vận động hội viên nông dân tham gia thành lập tổ hợp tác nuôi thỏ”.

Được biết, sau khi mô hình nuôi thỏ của chị Lan cho thấy hiệu quả, đến nay đã có một số hội viên đăng kí tham gia tổ hợp tác. Chị Bùi Thị Hạnh, cán bộ Hội Nông dân huyện Hải Lăng cho biết: “Sau đợt dịch tả lợn Châu Phi bùng phát mạnh, Hội Nông dân huyện tích cực vận động hội viên chuyển sang nuôi gia cầm, thủy cầm và đặc biệt là mô hình nuôi thỏ đến nay đã mang lại hiệu quả, được nhiều hội viên quan tâm. Từ nguồn Quỹ hỗ trợ nông dân và Quỹ hỗ trợ giải quyết việc làm, từ đầu năm đến nay, hội đã hỗ trợ hơn 1,1 tỉ đồng cho hội viên chuyển đổi mô hình và giải quyết việc làm”. Thông qua công tác vận động của Hội Nông dân huyện, đến nay đã có 65 hộ đăng kí chuyển đổi sang mô hình chăn nuôi gia cầm, thủy cầm với số lượng hơn 30.000 con, trong đó có 17 hộ đã thả nuôi. Cùng với công tác chuyển đổi mô hình, Hội Nông dân huyện Hải Lăng cũng đang tập trung đẩy mạnh hướng dẫn, giúp đỡ hội viên nông dân thành lập các tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp nhằm khắc phục tình trạng sản xuất tự phát, hạn chế dịch bệnh và tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm.

baoquangtri.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Liên kết Website
Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
Chính phủ Nước CHXHCNVN
https://quochoi.vn/
Báo Nhân dân
Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật
Cổng Thông tin điện tử Tỉnh ủy Quảng Trị
Báo Quảng Trị
Đài PT-TH tỉnh
Trang Thông tin điện tử UBND tỉnh
Trang tin điện tử Bộ Nông nghiệp&PTNT
Hội Nông dân Việt Nam
Báo điện tử Dân việt
Sở Nông nghiệp &PTNT
Sở khoa học công nghệ tỉnh Quảng Trị
Sở lao động TB&XH tỉnh Quảng Trị
Cổng thông tin điện tử pháp điển
Thăm dò ý kiến

Bạn nghĩ sao về sự thay đổi giao diện mới của trang web Hội Nông dân Quảng Trị so với phiên bản cũ?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập64
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm56
  • Hôm nay13,022
  • Tháng hiện tại305,441
  • Tổng lượt truy cập2,183,819
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây