HIỆU QUẢ CỦA CÂY DƯA TRÊN ĐẤT CÁT TRUNG GIANG

Thứ hai - 12/08/2019 04:05 147 0
Xã Trung Giang, huyện Gio Linh (Quảng Trị) là vùng biển bãi ngang với tổng diện tích đất tự nhiên 1.058,8 ha chủ yếu là đất cát trắng. Khí hậu khắc nghiệt, nông dân đa số là mưu sinh bằng nghề biển đánh bắt gần bờ nên thu nhập khá bấp bênh. Sau sự cố môi trường biển, chính quyền địa phương định hướng cho nông dân chuyển đổi ngành nghề, tăng cường canh tác các loại cây trồng truyền thống (đậu lạc, đậu đen, đậu xanh, khoai lang, cây dưa…) và phát triển các mô hình chăn nuôi tổng hợp.
HIỆU QUẢ CỦA CÂY DƯA TRÊN ĐẤT CÁT TRUNG GIANG

Xã Trung Giang, huyện Gio Linh (Quảng Trị) là vùng biển bãi ngang với tổng diện tích đất tự nhiên 1.058,8 ha chủ yếu là đất cát trắng. Khí hậu khắc nghiệt, nông dân đa số là mưu sinh bằng nghề biển đánh bắt gần bờ nên thu nhập khá bấp bênh. Sau sự cố môi trường biển, chính quyền địa phương định hướng cho nông dân chuyển đổi ngành nghề, tăng cường canh tác các loại cây trồng truyền thống (đậu lạc, đậu đen, đậu xanh, khoai lang, cây dưa…) và phát triển các mô hình chăn nuôi tổng hợp.


Mô hình dưa quả của nông dân xã Trung Giang

Trong số các cây trồng thì cây dưa là cây có khả năng chịu hạn tốt, phù hợp với đất cát, chi phí sản xuất thấp mà hiệu quả kinh tế mang lại khá cao. Với tổng diện tích trồng dưa toàn xã là 36 ha, tập trung ở các thôn Thủy Bạn, Cang Gián, Hà Lợi Trung, trong đó thôn Thủy Bạn có 15 ha với 70 - 80 hộ sản xuất. Theo tính toán của người dân thì mỗi ha thu được khoảng từ 70 - 80 triệu đồng trên một vụ, trong khi chi phí sản xuất chỉ từ 10 – 15 triệu đồng.

Cây dưa trồng và đầu tư một lần ngay từ đầu vụ, thu hoạch được cả năm. Người dân địa phương ví cây dưa là một thứ “của lồi” mà đất cát đem lại. Bởi tận dụng lượng mưa của trời, không cần chăm sóc nhiều, xuống giống từ tháng 1 dương lịch, quả cứ to dần bán dần, lúc nào cũng có tiền thu. Anh Đặng Xuân Mạnh , chi Hội trưởng nông dân Thủy Bạn chia sẻ: với diện tích 7 sào, trước đây anh trồng ném, lạc thu nhập 20 triệu đồng/ vụ, nhưng 3 năm lại đây, hạn hán kéo dài, cây ném và lạc năng suất thấp, anh chuyển toàn bộ diện tích sang trồng dưa, cho thu nhập đều mà không tốn công chăm sóc nhiều như các cây trồng khác, cứ 2-3 ngày thu hái 01 lần, vào đầu vụ bán được giá quả tươi 10.000đ -12.000đ/kg, còn trung bình 4.000đ/kg. Mỗi năm anh thu từ 30 – 40 triệu đồng từ trồng dưa. Nếu trồng được vụ trái từ tháng 11 – 12 hoặc tháng 7 – 8 thì thu nhập tăng khoảng 2 – 3 lần. Tuy nhiên, trồng trái vụ thì khó khăn trong việc chăm sóc, vì tháng 1 – 2 mưa rét kéo dài, tháng 7 – 8 lại nắng hạn khắc nghiệt, không có nước tưới. Nếu có được điện lưới để khoan giếng tưới cho dưa thì giảm chi phí khoảng 5 triệu đồng trên 1 ha và giảm được nhiều công sức của con người.

Cây dưa là một loại thực phẩm được chế biến thành nhiều loại món ăn khác nhau như ăn sống, nấu canh, làm dưa chua. Đặc biệt khi vụ mùa giá sản phẩm thấp thì bà con nông dân có thể chế biến thành dưa muối hoặc phơi khô để đến mùa đông tiêu thụ. Tại địa phương, có 07 hộ thu mua và chế biến, vào vụ dưa, các đầu mối như bà Dương Thị Loan ở thôn Cang Giáng thu mua 7-10 tấn quả tươi/ngày, mỗi vụ thu 60-70 tấn. Chủ yếu bán quả tươi tại các chợ trong tỉnh, số còn lại muối dưa bán cũng được giá. Dưa muối của bà Loan được người dân địa phương đánh giá cao về chất lượng và hương vị.

Ông Trần Xuân Tưởng – Chủ tịch UBND xã cho biết: “Trước đây, mỗi hộ trồng khoảng từ 1 – 2 sào, hiện nay mỗi hộ trồng khoảng từ 7 – 10 sào, cây dưa cho thu nhập đều và ổn định. Tham gia chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, xã Trung Giang chọn cây dưa với sản phẩm dưa muối là sản phẩm đặc trưng của địa phương. Chính quyền xã đang định hướng quy hoạch lại vùng sản xuất trồng dưa, chuyển đổi các cây trồng kém hiệu quả sang trồng dưa, hỗ trợ người dân về mặt kỹ thuật và hướng dẫn đẩy mạnh thâm canh. Đồng thời vận động các hộ thu mua và chế biến dưa muối thành lập tổ hợp tác và phối hợp với Phòng Khuyến công huyện hỗ trợ trong việc xây dựng nhãn mác, thương hiệu dưa muối”.

Bên cạnh cây dưa thì cây kiệu cũng là một loại cây mang lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng tại địa phương, cũng là một loại cây thu hoạch vào mùa hè nhưng chế biến bảo quản đến mùa đông, có thể để đến mùa đông năm sau.

Để cây dưa là mũi nhọn trong việc phát triển kinh tế tại địa phương thì cần có sự đầu tư đúng cách như quy hoạch thành vùng chuyên canh. Việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đúng quy trình để cây dưa thực sự là một nông sản sạch, đầu tư lưới điện ra đến đồng ruộng. Bên cạnh đó thì việc xây dựng thương hiệu dưa muối và dưa kiệu là rất cần thiết cho sản phẩm của quê hương.

Trần Thúy

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Liên kết Website
Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
Chính phủ Nước CHXHCNVN
https://quochoi.vn/
Báo Nhân dân
Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật
Cổng Thông tin điện tử Tỉnh ủy Quảng Trị
Báo Quảng Trị
Đài PT-TH tỉnh
Trang Thông tin điện tử UBND tỉnh
Trang tin điện tử Bộ Nông nghiệp&PTNT
Hội Nông dân Việt Nam
Báo điện tử Dân việt
Sở Nông nghiệp &PTNT
Sở khoa học công nghệ tỉnh Quảng Trị
Sở lao động TB&XH tỉnh Quảng Trị
Cổng thông tin điện tử pháp điển
Thăm dò ý kiến

Bạn nghĩ sao về sự thay đổi giao diện mới của trang web Hội Nông dân Quảng Trị so với phiên bản cũ?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập108
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm104
  • Hôm nay18,229
  • Tháng hiện tại310,648
  • Tổng lượt truy cập2,189,026
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây