Hiệu quả mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng 3 giai đoạn

Thứ năm - 25/03/2021 20:49 157 0
Quảng Trị là một trong những tỉnh nằm trong khu vực miền Trung có tiềm năng và lợi thế lớn về phát triển nuôi trồng thủy sản, với tổng diện tích nuôi tôm toàn tỉnh trên 1.000 ha, trong đó diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trên 650 ha. Thực hiện Nghị quyết 03/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị hỗ trợ phát triển cây trồng, con nuôi, tạo ra sản phẩm chủ lực có lợi thế cạnh tranh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2017 - 2020 có định hướng đến năm 2025, trong đó tôm là một trong hai con nuôi được quan tâm hỗ trợ đầu tư, ưu tiên phát triển.
Hiệu quả mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng 3 giai đoạn

Quảng Trị là một trong những tỉnh nằm trong khu vực miền Trung có tiềm năng và lợi thế lớn về phát triển nuôi trồng thủy sản, với tổng diện tích nuôi tôm toàn tỉnh trên 1.000 ha, trong đó diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trên 650 ha. Thực hiện Nghị quyết 03/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị hỗ trợ phát triển cây trồng, con nuôi, tạo ra sản phẩm chủ lực có lợi thế cạnh tranh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2017 - 2020 có định hướng đến năm 2025, trong đó tôm là một trong hai con nuôi được quan tâm hỗ trợ đầu tư, ưu tiên phát triển.




Cán bộ kỹ thuật kiểm tra chất lượng nước tại mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo ba giai đoạn của ông Phan Thanh Tôn ở xã Hải An, huyện Hải Lăng


Tuy nhiên, những năm trở lại đây các hộ nuôi tôm trên địa bàn tỉnh phải đối mặt với nhiều khó khăn: thời tiết diễn biến phức tạp, môi trường ao nuôi bị ô nhiễm, dịch bệnh luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát. Bên cạnh đó, các chi phí đầu vào như con giống, vật tư, thuốc thú y thủy sản, thức ăn... vẫn luôn biến động, sản phẩm tôm nuôi không ổn định về giá, đã tác động không nhỏ đến việc sản xuất nuôi trồng của các nông hộ. Từ những điều này, việc cải tiến quy trình kỹ thuật, thử nghiệm những mô hình nuôi mới nhằm góp phần tăng năng suất, chất lượng tôm nuôi, nâng cao thu nhập của người dân là vấn đề cần thiết.

Ông Phan Thanh Tôn ở thôn Tây Tân An, xã Hải An, huyện Hải Lăng là một trong những hộ đi đầu trong thực hiện các mô hình nuôi mới đối với con tôm. Năm 2020, từ nguồn kinh phí gia đình và sự hỗ trợ từ Trung tâm Khuyến nông tỉnh ông Tôn đã triển khai mô hình nuôi tôm 3 giai đoạn. Ông nhận được sự hỗ trợ ban đầu 50% chi phí giống và 40% chi phí thức ăn công nghiệp, phần còn lại gia đình đối ứng theo yêu cầu của chương trình. Ngoài ra trong quá trình thực hiện ông luôn nhận được sự động viên, khuyến khích từ chính quyền địa phương, các cấp Hội Nông dân để ông có thêm động lực thực hiện tốt mô hình.

Hệ thống ao nuôi mô hình tôm thẻ chân trắng thâm canh 3 giai đoạn theo công nghệ Biofloc được thiết kế gồm có ao lắng, bể ương và 2 ao nuôi. Ao lắng diện tích 300m2 đảm bảo đủ cấp và bù nước cho việc cung cấp đủ ao nuôi và ao ương trong vụ nuôi; bể ương được làm bằng vật liệu kim loại hình tròn bên trong lót bạt có thể tích hơn 120m3, phần trên có mái che kiên cố, có hệ thống thổi oxy đảm bảo. Đáy ao bể ương cao ngang mực nước cao nhất của ao nuôi; ao nuôi giai đoạn 2 diện tích 1.800 m2, ao nuôi giai đoạn 3 diện tích 2.000 m2, hệ thống quạt nước, oxy đảm bảo.

Thực hiện mô hình gia đình ông Tôn đã tiến hành thả giống tôm thẻ pốt 12 với số lượng 400.000 con vào ao ương. Quá trình chăm sóc, quản lý bao gồm 3 giai đoạn: Giai đoạn ương thời gian 30 ngày, sau khi tôm đạt kích cỡ trung bình 900con/kg, thì tiến hành san xuống giai đoạn 2 thông qua ống xả. Tôm được nuôi ở giai đoạn 2 được 45 ngày, kích cỡ trung bình 145 con/kg tiến hành san sang giai đoạn 3, việc san tôm lúc này được thực hiện bằng cách kéo lưới. Tại ao nuôi giai đoạn 3, tôm được tiến hành nuôi tiếp đến khi đạt kích cỡ thu hoạch.

Khi hỏi về hiệu quả của việc nuôi tôm 3 giai đoạn, ông Tôn phấn khởi cho biết: Tuy nuôi theo quy trình 3 giai đoạn nguồn vốn đầu tư ban đầu lớn, song hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với quy trình nuôi trước đây. Lợi ích thấy rõ là chi phí trong tháng nuôi đầu tiên giảm; trong giai đoạn ương, tôm được nuôi ở ao có diện tích nhỏ nên dễ quản lý lượng thức ăn. “Lượng thức ăn giai đoạn ương chỉ là 190 kg, thấp hơn nhiều so với so với quy trình nuôi tôm 1 giai đoạn trong 30 ngày đầu (khoảng 30%). Ngoài ra nuôi tôm 3 giai đoạn giảm được rủi ro về tác động của môi trường, nhiệt độ. Trong quá trình nuôi tôm sử dụng men vi sinh không dùng hóa chất và kháng sinh để quản lý các yếu tố môi trường, nên chất lượng tôm nuôi rất đảm bảo. Khi san ra giai đoạn 3 thì mật độ thả thưa hơn, môi trường nuôi mới hơn, xử lý môi trường mình chủ động hơn nên hiệu quả nuôi cao hơn”, ông Tôn cho hay.

Ông Tôn cũng chia sẻ thêm: Việc áp dụng quy trình tạo biofloc, cũng như quy trình nuôi 3 giai đoạn, đã giúp cho môi trường ao nuôi sạch hơn và thuận tiện cho việc chăm sóc, quản lý, tôm sinh trưởng, phát triển tốt, hạn chế dịch bệnh. Sau 4 tháng thả nuôi gia đình tôi đã tiến hành thu hoạch, tỷ lệ sống đạt 75%, khối lượng bình quân đạt 50 con/kg, sản lượng trên 5,5 tấn, với giá bán 154.000 đ/kg đã mang về cho gia đình nguồn lợi nhuận trên 200 triệu đồng. Với năng suất như vậy, thời gian tới, tôi sẽ mở rộng thêm diện tích nuôi theo quy trình này.

Trao đổi với chúng tôi ông Phan Văn Đại - Chủ tịch Hội Nông dân xã Hải An, huyện Hải Lăng đánh giá đây là mô hình đem lại hiệu quả cao, là một trong những giải pháp áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, mang tính bền vững, góp phần nâng cao năng suất chất lượng và hiệu quả kinh tế trong nuôi tôm trên địa bàn xã nói riêng và tỉnh Quảng Trị nói chung. Trong thời gian tới Hội Nông dân xã sẽ tuyên truyền, vận động các hộ dân nuôi tôm có điều kiện đến tham quan học tập để thực hiện nhân rộng mô hình, nhằm mang lại hiệu quả kinh tế, giảm thiểu rủi ro cho bà con góp phần thực hiện các mô hình nuôi tôm thâm canh phát triển theo hướng bền vững.

Ông Nguyễn Văn Huân - Phó Giám Đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Trị cho biết việc triển khai xây dựng mô hình nuôi tôm thâm canh 3 giai đoạn là phù hợp với chủ trương, chính sách của tỉnh Quảng Trị về phát triển con tôm. Để phát triển nuôi tôm theo hướng bền vững, cùng với nguồn lực đầu tư về mọi mặt của chính quyền các cấp, thời gian tới Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị sẽ tiếp tục rà soát, và triển khai nhiều mô hình nuôi tôm công nghệ cao như nuôi bằng chế phẩm sinh học, áp dụng tiêu chuẩn VietGap, mà trọng tâm là phát triển mạnh hình thức nuôi tôm hai, ba giai đoạn theo công nghệ Biofloc, mở rộng diện tích nuôi theo hình thức này lên nhằm nâng cao chất lượng tôm nuôi; tổ chức liên kết các nhóm hộ nuôi nhỏ lẻ; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư nuôi tôm công nghệ cao. Việc ứng dụng các mô hình công nghệ cao nói chung và nuôi tôm hai, ba giai đoạn theo công nghệ Biofloc nói riêng đã mang lại hiệu quả thiết thực cho người nuôi, đang được các đơn vị chuyển giao triển khai tích cực. Từ đây sẽ tạo ra các sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm, giúp bà con nông dân chuyển đổi sản xuất nông nghiệp có hiệu quả, góp phần thực hiện thành công mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới.

Phan Việt Toàn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Liên kết Website
Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
Chính phủ Nước CHXHCNVN
https://quochoi.vn/
Báo Nhân dân
Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật
Cổng Thông tin điện tử Tỉnh ủy Quảng Trị
Báo Quảng Trị
Đài PT-TH tỉnh
Trang Thông tin điện tử UBND tỉnh
Trang tin điện tử Bộ Nông nghiệp&PTNT
Hội Nông dân Việt Nam
Báo điện tử Dân việt
Sở Nông nghiệp &PTNT
Sở khoa học công nghệ tỉnh Quảng Trị
Sở lao động TB&XH tỉnh Quảng Trị
Cổng thông tin điện tử pháp điển
Thăm dò ý kiến

Bạn nghĩ sao về sự thay đổi giao diện mới của trang web Hội Nông dân Quảng Trị so với phiên bản cũ?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập55
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm48
  • Hôm nay7,780
  • Tháng hiện tại150,757
  • Tổng lượt truy cập2,293,053
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây