Tận dụng lợi thế để làm giàu ở Đạo Đầu

Thứ tư - 03/12/2014 03:20 84 0
Nói về nghề nuôi cá nước ngọt có truyền thống lâu đời trên địa bàn tỉnh Quảng Trị thì có lẽ ở Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị có thôn Long Hưng còn ở Triệu Phong có thôn Đạo Đầu, xã Triệu Trung. Về thôn Đạo Đầu, đi qua các đường làng ngõ xóm người ta dễ dàng bắt gặp những chiếc hồ nuôi cá ngay trong khuôn viên gia đình.

Nói về nghề nuôi cá nước ngọt có truyền thống lâu đời trên địa bàn tỉnh Quảng Trị thì có lẽ ở Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị có thôn Long Hưng còn ở Triệu Phong có thôn Đạo Đầu, xã Triệu Trung. Về thôn Đạo Đầu, đi qua các đường làng ngõ xóm người ta dễ dàng bắt gặp những chiếc hồ nuôi cá ngay trong khuôn viên gia đình.


Mô hình trồng rau màu ở thôn Đạo Đầu

Ông Nguyễn Ca, Chi hội trưởng Nông dân thôn Đạo Đầu cho biết nghề nuôi cá nước ngọt của thôn ra đời từ rất lâu. Hiện toàn thôn có 92 hộ có hồ nuôi cá nước ngọt, ao nuôi cá tự nhiên với tổng số khoảng 25 ha. Những năm gần đây bình quân thu nhập mang lại từ nuôi cá nước ngọt của các hộ nông dân ở đây là khoảng từ 15- 20 triệu đồng/ sào/năm. Tính ra mỗi héc ta mặt nước nuôi cá cho thu nhập khoảng từ 350- 400 triệu đồng, tổng thu từ nuôi cá hàng năm của thôn đạt khoảng 10 tỷ đồng. Nghề nuôi cá nước ngọt đã đóng góp vào thu nhập chung của người nông dân nơi đây là khá cao. Dẫn chúng tôi tham quan mô hình của gia đình anh Phan Quốc Tòa, ông Ca cho hay ở thôn Đạo Đầu có hàng chục mô hình như vậy. Gia đình anh Tòa có 4 sào mặt nước nuôi các loại cá nước ngọt như trắm, trê lai, rô phi... Ngoài ra vợ chồng anh còn xây dựng chuồng trại nuôi 3 lợn nái và hàng chục con lợn thịt/lứa kết hợp trồng trọt các loại hoa màu khác.

“Tính ra mỗi năm từ mô hình này vợ chồng tôi cũng có tổng thu khoảng 200 triệu đồng, trừ mọi chi phí cũng có lợi nhuận gần trăm triệu đồng. Với mức thu nhập tương đối khá ấy vợ chồng tôi có điều kiện nuôi con cái ăn học tới nơi tới chốn, nâng cao chất lượng cuộc sống. Ở Đạo Đầu người nông dân hầu như không cho đất nghỉ. Ai cũng hăng hái làm ăn, điều này khiến không khí làng quê càng thêm sôi nổi, khởi sắc”, anh Toà vui vẻ cho biết.

Gia đình anh Phan Văn Thưởng là một trong những hộ đi đầu trong phát triển kinh tế vườn, ao, chuồng của thôn. Vốn là hộ khó khăn về kinh tế nhưng anh đã lập ra mô hình V-A- C khá hiệu quả. Với tổng diện tích rộng gần 2.000 m2 anh Thưởng đã đào ao nuôi cá, vịt trên 700 m2, diện tích còn lại trồng các loại cây ăn quả như chuối, vải thiều, nhãn, cây màu và khoanh lưới để nuôi gà ta. Từ mô hình này, mỗi năm anh cũng thu lãi từ 70- 80 triệu đồng.

Ở Đạo Đầu, phong trào chăn nuôi lợn sinh sản rất phát triển với đàn lợn nái lên đến 500 con nên năm nào người dân nơi đây cũng xuất hàng vạn con lợn giống cho thị trường. Chính nghề nuôi lợn sinh sản đã tạo ra thu nhập chiếm khoảng gần 50% tỉ trọng sản xuất nông nghiệp của thôn. Ngoài nuôi cá, lợn thì trồng rau màu cũng là lĩnh vực mũi nhọn của thôn Đạo Đầu với khoảng 230 gia đình tham gia. Những loại ra màu canh tác chủ yếu ở nơi đây gồm: Su hào bắp trắng, su su, cải, hành, ngò, rau răm, diếp cá... Hàng năm từ ngôi làng này đã xuất bán ra thị trường hàng chục tấn rau màu các loại. Ông Ca nói thêm: “Chỉ riêng rau màu vào vụ thu hoạch đã cho thu nhập bình quân từ 300-350.000 đồng/ngày/hộ, có nhiều hộ thu được từ 400-450.000 đồng/ngày”.

Dù là vùng đất thuần nông nhưng nhờ biết tận dụng các lợi thế về điều kiện tự nhiên, nhạy bén với thị trường và cung cách làm ăn khoa học, cần cù mà đời sống của đại đa số hội viên nông dân ở Đạo Đầu đã trở nên khấm khá. Để có được những kết quả đáng mừng này, ngoài sự tự thân vươn lên làm giàu của người nông dân thì sự hỗ trợ của các cấp ngành, trong đó vai trò của các cấp Hội Nông dân là rất quan trọng. “Hàng năm chúng tôi đều đứng ra tín chấp với ngân hàng cho những hộ có nhu cầu vay vốn để đầu tư sản xuất. Bên cạnh đó chúng tôi còn phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức các lớp dạy nghề, tập huấn kiến thức về KHKT, kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, thú y cho hội viên nông dân. Thời gian tới chúng tôi sẽ tiếp tục tích cực làm khâu nối để tạo điều kiện hỗ trợ hội viên nông dân trong việc vay vốn, tìm đầu ra bền vững cho nông sản để người dân yên tâm sản xuất làm giàu”, ông Nguyễn Ca cho biết thêm.

Bên cạnh việc quan tâm hỗ trợ hội viên trong làm ăn, thời gian qua Chi hội Nông dân thôn Đạo Đầu còn tích cực trong việc vận động hội viên tham gia các phong trào, hoạt động ý nghĩa do chi hội phát động như: Quy tập được 1.200 mồ mả vô chủ đưa về nghĩa trang mới do nhân dân thôn đóng góp xây dựng; san ủi, cải tạo được 22,5ha đất đất hoang hóa để làm đất sản xuất; quy hoạch đồng ruộng theo tiêu chí cánh đồng mẫu lớn; mở mang các tuyến đường nội đồng…

Baoquangtri.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Liên kết Website
Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
Chính phủ Nước CHXHCNVN
https://quochoi.vn/
Báo Nhân dân
Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật
Cổng Thông tin điện tử Tỉnh ủy Quảng Trị
Báo Quảng Trị
Đài PT-TH tỉnh
Trang Thông tin điện tử UBND tỉnh
Trang tin điện tử Bộ Nông nghiệp&PTNT
Hội Nông dân Việt Nam
Báo điện tử Dân việt
Sở Nông nghiệp &PTNT
Sở khoa học công nghệ tỉnh Quảng Trị
Sở lao động TB&XH tỉnh Quảng Trị
Cổng thông tin điện tử pháp điển
Thăm dò ý kiến

Bạn nghĩ sao về sự thay đổi giao diện mới của trang web Hội Nông dân Quảng Trị so với phiên bản cũ?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập63
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm57
  • Hôm nay16,642
  • Tháng hiện tại331,037
  • Tổng lượt truy cập2,209,415
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây