Cán bộ Hội năng động và làm kinh tế giỏi

Thứ ba - 04/11/2014 19:47 97 0
Men theo con đường nhỏ cách khu dân cư thôn Thủy Tú 2, xã Vĩnh Tú khoảng 1km, nơi có Bàu Thủy Ứ - một trong những ưu đãi tuyệt vời mà thiên nhiên ban tặng cho người dân Vĩnh Tú. Phát huy tiềm năng và lợi thế sẵn có của địa phương, người dân nơi đây đầu tư, xây dựng mô hình phát triển kinh tế đa dạng mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Mô hình chăn nuôi tổng hợp lợn-ngan-gà-cá của anh Lê Văn Sơn được xem như một điển hình trong hướng đầu tư phát triển kinh tế ấy.

Men theo con đường nhỏ cách khu dân cư thôn Thủy Tú 2, xã Vĩnh Tú khoảng 1km, nơi có Bàu Thủy Ứ - một trong những ưu đãi tuyệt vời mà thiên nhiên ban tặng cho người dân Vĩnh Tú. Phát huy tiềm năng và lợi thế sẵn có của địa phương, người dân nơi đây đầu tư, xây dựng mô hình phát triển kinh tế đa dạng mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Mô hình chăn nuôi tổng hợp lợn-ngan-gà-cá của anh Lê Văn Sơn được xem như một điển hình trong hướng đầu tư phát triển kinh tế ấy.

Đến xã Vĩnh Tú, khi hỏi về anh Sơn, người dân nơi đây không những biết mà còn hiểu rất rõ về anh với những lời kể, lời khen thật mộc mạc và gần gũi. Anh vừa là một Chủ tịch Hội Nông dân xã năng động, nhiệt tình trong công việc vừa là một điển hình làm kinh tế giỏi.

Chủ tịch Hội Nông dân xã năng động, nhiệt tình trong công việc...

Với thời gian 7 năm (2007- 2014) gắn bó với tổ chức Hội, từ Phó Chủ tịch Hội, rồi đến Chủ tịch Hội Nông dân xã, anh luôn là người năng động, nhiệt tình trong công tác Hội, đóng góp không nhỏ vào thành tích chung của Hội Nông dân xã.

Không phụ sự tin tưởng của cán bộ, hội viên, anh luôn phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ. Với phương châm làm việc: gần gũi, gắn bó tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của hội viên và bà con nông dân; tích cực chăm lo, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho hội viên; chú trọng duy trì và không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, nội dung sinh hoạt Hội, trong đó, điều làm anh quan tâm nhất là tìm mọi giải pháp để giúp hội viên nông dân phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, từng bước vươn lên làm giàu chính đáng. Hội đã tổ chức hội nghị Chi Hội nhiệm kỳ 2014 – 2016 ở 10 Chi Hội đảm bảo chất lượng và tiến độ. Toàn xã hiện có 719 hội viên, tăng 15 hội viên so với năm 2013. Công tác tuyên truyền vận động, khuyến khích hội viên nông dân tích cực hưởng ứng phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững được quan tâm thường xuyên. Đến nay, xã Vĩnh Tú có 305 hội viên nông dân đạt hộ sản xuất giỏi các cấp, tăng 55 hộ so với năm trước, đạt 120% so với kế hoạch. Số hộ hội viên nghèo còn 14 hộ, giảm 5 hộ so với năm 2013.

Hội Nông dân xã đã phối hợp với cơ quan liên quan như Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh đào tạo nghề cho hội viên nông dân, Trạm Bảo vệ thực vật huyện Vĩnh Linh tập huấn về kỹ thuật trồng hoa, trồng tiêu, chăn nuôi lợn nái, nuôi gà-vịt, cách sử dụng chế phẩm sinh học có 150 lượt người tham gia. Tổ chức cho Chi Hội Trưởng của 10 Chi Hội đi tham quan các mô hình sản xuất, chăn nuôi tổng hợp ở quận Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Bình...Hội Nông dân xã Vĩnh Tú nhiều năm liên tục đạt đơn vị vững mạnh.

... vừa là một điển hình làm kinh tế giỏi

Xuất thân từ vùng quê chủ yếu làm nghề nông, anh thấu hiểu những khó khăn vất vả của người nông dân khi phải thường xuyên “Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” nhưng cuộc sống vẫn chậm được cải thiện. Là một cán bộ Hội, anh luôn trăn trở, lo nghĩ phải làm thế nào để thoát nghèo, xóa đi cái khó lâu nay. Anh đã mạnh dạn tìm cho mình một hướng đi riêng với việc đầu tư xây dựng mô hình chăn nuôi tổng hợp lợn-ngan-gà-cá bên Bàu Thủy Ứ.

Trang trại chăn nuôi của gia đình anh Lê Văn Sơn, thôn Thủy Tú 2, xã Vĩnh Tú, huyện Vĩnh Linh

Năm 2010, bắt tay vào xây dựng trang trại, ban đầu gia đình anh gặp nhiều khó khăn như thiếu vốn xây dựng trang trại, kinh nghiệm và kỹ thuật chăn nuôi, thời gian quản lý, chăm sóc khi trang trại ở xa chốn định cư, thị trường hàng hóa nông sản bấp bênh... nhưng với đức tính cần cù, chịu khó học hỏi anh dần tháo gỡ những khó khăn và thực hiện quyết tâm của mình.

Đến đây vừa thấy quy mô trang trại vừa được nghe những lời tâm sự chân tình từ anh, tôi mạnh dạn hỏi: vì sao gia đình anh lại chọn nơi xa dân cư để xây dựng trang trại? anh Sơn vui vẻ trao đổi: "Ở vị trí này mới huy động và tận dụng được những lợi thế của điều kiện tự nhiên như nguồn nước dồi dào, đất đai phì nhiêu, cây cối xanh tốt, khí hậu trong lành… rất thuận lợi cho việc chăn nuôi và trồng trọt". Có thể nói đây là những nếp nghĩ đầy sáng tạo trong đầu tư phát triển kinh tế của anh, số ít người nhận ra và tận dụng một cách tốt nhất những lợi thế sẵn có của địa phương.

Về chăn nuôi, anh xây dựng trang trại theo hướng đa con gồm lợn, ngan, gà và cá, những vật nuôi luôn bổ trợ cho nhau để phát triển. Đàn lợn của gia đình từ 100 - 120 con lợn, mỗi năm trừ chi phí cho lợi nhuận từ 100 - 120.000 triệu đồng/năm. Bên cạnh đó gia đình anh chăn nuôi ngan và gà, mỗi năm 03 lứa, mỗi lứa 500 - 800 con sau khi trừ chi phí cho thu nhập đạt từ 150 - 200 triệu đồng. Tận dụng nguồn thức ăn tại chổ và diện tích mặt nước tự nhiên gia đình anh nuôi cá trê phi, rô phi với sản lượng đạt từ 1-1,5 tấn cá/năm đã góp phần tăng thêm nguồn thu nhập từ 20 - 30 triệu đồng/năm.

Trước khi mở trang trại, gia đình anh đã đầu tư trồng rừng tràm. Với diện tích 17 ha rừng tràm, sau 7 năm thu hoạch 1 lần, đạt từ 100-200 triệu đồng/1lần. Gia đình còn có thêm nguồn thu từ một số cây trồng khác như tiêu với sản lượng từ 2-3 tạ/năm, cho thu 40 triệu đồng/năm; cây sắn với diện tích 01 ha đạt 25 tấn/năm cho thu từ 20 triệu đồng/năm và 02 ha cây cao su chưa thu hoạch. Với quyết tâm vượt qua khó khăn cùng những suy nghĩ đầy sáng tạo trong cách đầu tư phát triển chăn nuôi và trồng trọt đã mang lại thành công cho gia đình anh, tạo được nguồn thu nhập cao từ 300 - 400 triệu đồng mỗi năm, góp phần ổn định cuộc sống, có điều kiện chăm lo cho con cái học hành đến nơi đến chốn, mua sắm phương tiện đi lại, trang thiết bị phục vụ cho sản xuất và chủ động về vốn khi mở rộng quy mô trang trại theo hướng bền vững. Từ hiệu quả mang lại trong phát triển kinh tế, năm 2012 và 2013 gia đình anh đạt hộ nông dân sản xuất giỏi cấp huyện.

Với những kết quả đạt được trong công tác Hội, anh đã nhận được nhiều Bằng khen của Trung ương Hội, tỉnh Hội và Giấy khen UBND huyện về hoạt động công tác Hội. Người dân trong và ngoài tỉnh còn biết đến anh là một Lương y về khám và chữa trị những bệnh thông thường như chó dại, rắn độc và các côn trùng độc cắn. Vừa qua Anh được Tổng Hội Y học Cổ truyền Việt Nam trao Cúp “Lương y vì sức khỏe cộng đồng”.

Bài và ảnh: Ngọc Nhân

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Liên kết Website
Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
Chính phủ Nước CHXHCNVN
https://quochoi.vn/
Báo Nhân dân
Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật
Cổng Thông tin điện tử Tỉnh ủy Quảng Trị
Báo Quảng Trị
Đài PT-TH tỉnh
Trang Thông tin điện tử UBND tỉnh
Trang tin điện tử Bộ Nông nghiệp&PTNT
Hội Nông dân Việt Nam
Báo điện tử Dân việt
Sở Nông nghiệp &PTNT
Sở khoa học công nghệ tỉnh Quảng Trị
Sở lao động TB&XH tỉnh Quảng Trị
Cổng thông tin điện tử pháp điển
Thăm dò ý kiến

Bạn nghĩ sao về sự thay đổi giao diện mới của trang web Hội Nông dân Quảng Trị so với phiên bản cũ?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập77
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm74
  • Hôm nay16,642
  • Tháng hiện tại331,066
  • Tổng lượt truy cập2,209,444
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây