Bón phân hợp lý để nâng cao năng suất cây cà phê

Thứ tư - 09/11/2016 03:16 85 0
Ông Trần Cẩn, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị cho biết, từ năm 1996 đến nay diện tích trồng cà phê của huyện Hướng Hóa đã tăng đáng kể, từ 850 ha lên gần 4.700 ha. Với thời gian khá dài, việc chuyên canh cây cà phê trên một phạm vi nhất định đã làm cây cà phê giảm năng suất, sản lượng. Đặc biệt, qua khảo sát, lấy mẫu đất tại nhiều vùng đất trồng cà phê của xã Hướng Phùng cho thấy đã có sự suy thoái về chất lượng đất trồng cà phê, cùng với đó là quá trình mất cân bằng dinh dưỡng trong đất đối với nhu cầu dinh dưỡng của cây cà phê cũng diễn ra mạnh mẽ. Hậu quả là diện tích cà phê thoái hóa đang ngày một nhiều lên với các biểu hiện như cây cà phê bị sưng rễ, thối rễ, vàng lá, khô cành, rụng quả… diễn ra khá phổ biến. Không những thế, nhiều diện tích trồng cà phê mặc dù được đầu tư chăm sóc, bón phân khá cao song vẫn không cho hiệu quả.

Ông Trần Cẩn, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị cho biết, từ năm 1996 đến nay diện tích trồng cà phê của huyện Hướng Hóa đã tăng đáng kể, từ 850 ha lên gần 4.700 ha. Với thời gian khá dài, việc chuyên canh cây cà phê trên một phạm vi nhất định đã làm cây cà phê giảm năng suất, sản lượng. Đặc biệt, qua khảo sát, lấy mẫu đất tại nhiều vùng đất trồng cà phê của xã Hướng Phùng cho thấy đã có sự suy thoái về chất lượng đất trồng cà phê, cùng với đó là quá trình mất cân bằng dinh dưỡng trong đất đối với nhu cầu dinh dưỡng của cây cà phê cũng diễn ra mạnh mẽ. Hậu quả là diện tích cà phê thoái hóa đang ngày một nhiều lên với các biểu hiện như cây cà phê bị sưng rễ, thối rễ, vàng lá, khô cành, rụng quả… diễn ra khá phổ biến. Không những thế, nhiều diện tích trồng cà phê mặc dù được đầu tư chăm sóc, bón phân khá cao song vẫn không cho hiệu quả.


Tham quan mô hình ứng dụng phân bón Bình Điền trên cây cà phê chè

Trước thực tế đó, với mục tiêu giúp người trồng cà phê có sự lựa chọn và sử dụng phân bón phù hợp, hiệu quả để nâng cao năng suất, chất lượng, được sự hỗ trợ kinh phí, vật tư phân bón của Dự án RLED - EWEC (Viện Mê Kông) và Công ty Cổ phần Bình Điền Quảng Trị, bắt đầu từ năm 2015 Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã tiến hành xây dựng mô hình trình diễn sử dụng phân bón Bình Điền (NPK Đầu Trâu 16: 8: 16: 13S + TE) cho cây cà phê chè Catimor thời kỳ kinh doanh trên diện tích 1 ha tại thôn Xa Ry và Hướng Độ (xã Hướng Phùng) theo 2 công thức: Sử dụng 50% và 100% lượng phân bón theo khuyến cáo của nhà sản xuất, tương đương 0,3 và 0,6 kg/ cây/năm.

Ông Hồ Văn Phú, hộ thực hiện mô hình cho biết, gia đình ông có 2,5 ha cà phê chè 5 năm tuổi, trong đó có 0,5 ha tham gia thực hiện mô hình trình diễn sử dụng phân bón Bình Điền với 2 mức bón phân khác nhau, 0,25 ha bón 0,1 kg phân/cây/lần, còn 0,25 ha bón 0,2 kg phân/cây/lần. Một năm bón 3 lần vào các tháng 5, 8 và tháng 10. Trước khi bón phải đào rãnh sâu 10 - 15 cm quanh 1/2 tán cây, phân được rải trong rãnh, trộn đều, sau đó mới lấp đất lại. Tuyệt đối không được rải phân trên mặt đất quanh tán và gần gốc cây do phân sẽ bị rửa trôi và bay hơi nên cây không hấp thụ được nhiều. Theo ông Phú, vùng đất này trước đây cũng đã từng trồng cà phê nên đất chai cứng và nghèo dinh dưỡng. Mặc dù gia đình đã đầu tư rất nhiều phân chuồng và phân bón hóa học như đạm, lân, kali nhưng do nóng vội, lại bón không theo quy trình, thời gian nên hiệu quả mang lại không cao. Nhưng qua 2 năm thực hiện mô hình sử dụng phân bón Bình Điền, cây cà phê phát triển rất tốt, quả to và chắc hạt, tỷ lệ quả lép thấp.

“Bón phân theo quy trình này vất vả và tốn nhiều công hơn do phải có người đào rãnh, người bỏ phân, người lấp đất. Có 0,5 ha thôi mà mất hơn chục công mới xong. Nhưng thấy cách làm này hay mà có lợi cho cây cà phê, cho đất nên gia đình tôi quyết tâm làm”, ông Phú nói.

Tính đến thời điểm này mặc dù mới bắt đầu vào vụ hái cà phê nhưng ông Phú đã thu được hơn 1 tấn quả tươi. Theo tính toán thì với 0,5 ha thực hiện mô hình ông sẽ thu được hơn 8 tấn cà phê quả tươi trong niên vụ này, cao hơn gần gấp 2 lần so với trồng đại trà của người dân. Với giá bán hiện nay khoảng 8.000 đồng/kg thì sau khi trừ chi phí ông thu lãi từ 35 - 40 triệu đồng.

“Với người nông dân chủ yếu là lấy công làm lãi thì mức lãi mà mô hình mang lại không những giúp trang trải cuộc sống, đầu tư cho con cái ăn học mà còn để tái đầu tư cho các vụ tiếp theo. Trong thời gian tới tôi sẽ áp dụng quy trình này cho toàn bộ 2,5 ha cà phê của gia đình mình”, ông Phú cho biết.

Thạc sĩ Nguyễn Thanh Tùng, cán bộ kỹ thuật trực tiếp chỉ đạo mô hình cho biết, theo nghiên cứu của Trường Đại học Nông lâm Huế thì điều kiện đất đai và khí hậu ở xã Hướng Phùng thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của của giống cà phê chè Catimor. Tuy nhiên từ trước đến nay do người dân ở đây chủ yếu trồng theo kinh nghiệm, thường sử dụng phân đơn như đạm, lân, kaly hoặc phân NPK nên năng suất và chất lượng thu được chưa cao. Trong khi đó phân bón Bình Điền ngoài việc chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, lân, kali còn bổ sung thêm các nguyên tố trung và vi lượng đã giúp cho quả cà phê no tròn, chắc hạt, có chất lượng thơm ngon. Qua theo dõi, ở công thức bón 100% theo quy trình cây cà phê cho năng suất cao nhất, ước đạt 14,6 - 18 tấn quả tươi/ha, ở công thức bón 50% năng suất ước đạt từ 11,6 - 14,7 tấn quả tươi/ ha, trong khi ở mô hình đối chứng và trồng đại trà của người dân năng suất chỉ đạt từ 7,8 - 8,8 tấn quả tươi/ha. Với giá bán hiện nay khoảng 8.000 đồng/kg thì sau khi trừ chi phí lợi nhuận ước đạt từ 36 -71 triệu đồng/ha.

Xã Hướng Phùng có diện tích trồng cà phê lớn nhất huyện Hướng Hóa với 1.700 ha, chiếm hơn 35% tổng diện tích cà phê của toàn huyện trong đó có hơn 1.500 ha đã cho thu hoạch, tập trung vào các thôn như: Hướng Độ, Xa Ry, Hướng Hải, Hướng Đại… Vì vậy những kết quả bước đầu của mô hình sử dụng phân bón Bình Điền trên cây cà phê chè đã góp phần giúp cho người dân thay đổi tập quán bón phân cũ để dần chuyển sang bón phân theo nguyên tắc 4 đúng (đúng loại phân bón, đúng liều lượng, đúng thời điểm bón và đúng cách bón), góp phần nâng cao năng suất và chất lượng cà phê. Với chu kỳ kinh doanh của cây cà phê từ 12 - 15 năm thì tùy theo khả năng thâm canh, tình trạng vườn cây và điều kiện kinh tế của người dân mà có thể chọn bón phân theo công thức 100% hoặc 50% để giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt, chống chịu sâu bệnh hại và mang lại lợi nhuận cao nhất.

“Trong thời gian tới, Trung tâm Khuyến nông tỉnh sẽ tiếp tục phối hợp với Dự án RLED-EWEC (Viện Mê Kông) và Công ty Cổ phần Bình Điền Quảng Trị thực nghiệm thêm một vài vụ trên các chân đất khác nhau, với các độ tuổi cà phê khác nhau để có cơ sở đánh giá cuối cùng trước khi triển khai đại trà trên địa bàn huyện Hướng Hóa”, ông Trần Cẩn cho biết thêm.

baoquangtri.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Liên kết Website
Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
Chính phủ Nước CHXHCNVN
https://quochoi.vn/
Báo Nhân dân
Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật
Cổng Thông tin điện tử Tỉnh ủy Quảng Trị
Báo Quảng Trị
Đài PT-TH tỉnh
Trang Thông tin điện tử UBND tỉnh
Trang tin điện tử Bộ Nông nghiệp&PTNT
Hội Nông dân Việt Nam
Báo điện tử Dân việt
Sở Nông nghiệp &PTNT
Sở khoa học công nghệ tỉnh Quảng Trị
Sở lao động TB&XH tỉnh Quảng Trị
Cổng thông tin điện tử pháp điển
Thăm dò ý kiến

Bạn nghĩ sao về sự thay đổi giao diện mới của trang web Hội Nông dân Quảng Trị so với phiên bản cũ?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập181
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm176
  • Hôm nay18,311
  • Tháng hiện tại310,730
  • Tổng lượt truy cập2,189,108
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây